CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HOA GIẤY LUÔN RA HOA
Hoa giấy là loài hoa mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, giản dị, nhiều màu sắc và mang nhiều ý nghĩa. Tên của loài hoa này được đặt dựa trên đặc điểm bên ngoài của nó, đó là nét đẹp mỏng manh nhưng kiên cường bởi sức chịu hạn khá tốt, cho hoa quanh năm. Hơn nữa cánh hoa của loài hoa này trông khá giống những tờ giấy mềm mại, mỏng manh.
Giới thiệu về cây hoa giấy
Cây hoa giấy là loại hoa có nét đẹp giản dị, ngoài ra nó còn có tên gọi khác là cây bông giấy (tên khoa học là Bougainvillea spectabilis, tên tiếng Anh là Bougainvillea, Paper Flower), loài hoa này thuộc họ thực vật Nyctaginaceae.
Theo nhiều nghiên cứu thì hoa giấy có nguồn gốc từ Brazil (Nam Châu Mỹ) và sau này du nhập đến các nước khác đặc biệt là những nước có khí hậu nhiệt đới (cây dễ thích nghi) và lai tạo ra nhiều loại khác (hoa giấy Thái Lan, hoa giấy Mỹ,…). Bởi nước ta cũng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên rất dễ dàng trồng và được trồng ở nhiều nơi trên cả nước để làm cảnh, lấy bóng mát (làm thành giàn cho cây leo),…
Đặc điểm hoa giấy
Cây hoa giấy thuộc dạng cây thân gỗ và có thể mọc leo, vươn dài và khả năng mọc khá nhanh với nhiều cành và có gai.
Hoa giấy mọc thành chùm ở đầu ngọn cành; tuy có nhiều màu nhưng thực chất đó là những lá bắc hình thành nên (lá bắc có dạng lá và nhiều màu tạo nên các màu sắc của hoa giấy), hoa hình ống dài bên trong (màu trắng hoặc hơi vàng) thường được lá bắc xếp 3 chiếc một bao bọc lấy. Quả của cây hoa giấy tuy hiếm thấy nhưng đặc điểm nhận dạng đó là quả bế tròn và có màu nâu.
Ý nghĩa về màu sắc hoa giấy
Cây hoa giấy có rất nhiều màu sắc, mỗi màu sắc sẽ mang một ý nghĩa đặc biệt của riêng nó, cụ thể:
- Hoa giấy màu đỏ:Thể hiện tính cách cương quyết, mạnh mẽ, khát vọng vươn lên.
- Hoa giấy màu hồng:Biểu tượng cho vẻ đẹp nhẹ nhàng, nữ tính và chút trữ tình.
- Hoa giấy màu tím:Vốn dĩ màu tím là màu đặc trưng của sự thủy chung nên hoa giấy màu này rõ ràng biểu tượng cho sự thủy chung và tạo nên một vẻ đẹp lãng mạn thu hút mọi ánh nhìn.
- Hoa giấy màu trắng:Là biểu tượng cho sự tinh khiết, thanh nhã.
Cách trồng và chăm sóc hoa giấy
Chuẩn bị trước khi trồng
- Đất trồng: Chọn những loại đất tơi xốp, có thể pha với ít đất cát và trấu để tạo độ tơi xốp, giàu dinh dưỡng nhưng không nên quá ẩm vì cây hoa giấy chịu hạn tốt và có thể bón lót thêm 10 kg phân chuồng hoai mục hoặc 10kg phân hữu cơ Chim yến + 10g humic max us để lót với diện tích 50 m2.
- Chuẩn bị cành giâm: Chọn cành đã ra 1-2 năm với chiều dài đoạn chọn để giâm là khoảng 20cm và mỗi đoạn có 2 mắt cây hoặc hơn. Cành giâm phần gốc xử lý bằng cách cắt và bôi vôi chống nấm bệnh; phần đầu ngọn buộc ni lông giúp giữ nước cho cành. Giâm cành trong đất sâu 6 -10 cm, nghiêng góc 15 độ, các cành cách nhau 20cm để cây có không gian phát triển. Chọn thời điểm trồng mát mẻ, thuận lợi cho cây phát triển.
Bạn nên 2-3 ngày một lần tưới nước, giữ cho cây được thoáng mát và có đủ ánh sáng mặt trời để quang hợp.
Kỹ thuật chăm sóc
Các vấn đề cần lưu ý với kỹ thuật chăm sóc cây hoa giấy và cũng là yếu tố quyết định cho cây phát triển tốt và nhanh trổ hoa.
Bón thúc: 20g siêu lân hữu cơ pha trong 6 – 8 lít nước phun hoặc tưới đẫm 01 gốc. Định kỳ khoảng 7-10 ngày phun lại. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải bón gốc 20g humic max us ( chỉ 1-2 lần)+ 100g NPK (20-20-15)( hàm lượng phân NPK khác vẫn được) bón gốc/ 1 lần.
Đối với cây trồng ngoài đất lượng bón tương tự như trong chậu nhưng bón xa gốc cây khoảng 10cm, sau khi bón phân tưới nước vừa đủ để cây hấp thụ phân. Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá mập mạp là được tránh tình trạng thừa phân. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống.
Lưu ý bón phân: Tuỳ cây lớn hay nhỏ và tuỳ vào đất tốt hay xấu chúng ta có thể tăng hoặc giảm liều bón phân, sao cho phù hợp. Làm cỏ vun gốc rồi mới bón phân, tránh tình trạng phân bị cỏ hút chất dinh dưỡng.
Tưới nước vừa đủ: Cây hoa giấy chịu hạn tốt nên bạn không cần tưới nước quá nhiều tránh ngập úng cây, chỉ nên tưới vừa đủ để giữ đất ẩm. Nếu trồng chậu thì phải thoát nước tốt.
Cắt tỉa, dọn những lá hay cành gần gốc, giữ cho gốc cây có độ thông thoáng nhận ánh nắng mặt trời để ngăn ngừa các ổ sâu bệnh phát triển. Tuy cây hoa giấy ít bị sâu bệnh nhưng cũng phải thường xuyên quan sát sự phát triển, cũng như tình hình mắc sâu bệnh của cây để xử lý kịp thời. Vì hoa giấy là cây cảnh nên tránh sử dụng thuốc BVTV độc hại, tránh gây ảnh hưởng sức khoẻ con người và tạo không khí khu vườn trong lành.
Cắt tỉa và tạo dáng cây hoa giấy
Mục đích của việc cắt tỉa cây hoa giấy là để kích thích nở hoa và giúp cây có dáng đẹp. Và sau khi hoa giấy hết mùa ra hoa, nên cắt tỉa để đón lứa hoa mới nhanh hơn.
Vì cây khá dẻo dai, có nhiều cành nên có thể dễ dàng trong việc tạo dáng cây theo ý của chủ sở hữu.
Cây hoa giấy ra hoa đẹp nhất là thời điểm mùa hè. Ngoài ra còn cách để ép cây nhanh ra hoa đó là ngừng tưới nước cho cây trong khoảng 4 ngày rồi sau đó tưới trở lại, để cây hoa giấy tập trung cho ra nhiều chồi nách, nên ngắt bỏ các chồi ngọn.
Chú ý: Nếu trồng cây hoa giấy ở chậu thì thỉnh thoảng nên đổi chậu cho cây bởi vì tốc độ sinh trưởng của cây hoa giấy khá nhanh.
Hy vọng bài viết, có thể giúp ích cho Bạn khi trồng hoa giấy ra hoa đẹp.
#phanbon #cayhoagiay #hoagiay #chuanbidat #phongtrusaubenh #phanbonhumicmaxus #phanbonsieulanhuuco #tiacatcanh #taodangcay #chuybonphan #quocgiaxanh