CHĂM SÓC CÂY MAI SAU TẾT

CHĂM SÓC CÂY MAI SAU TẾT

Sau tết chúng ta nên bắt tay vào công việc chăm sóc Mai để năm tới có một cây mai đẹp chơi tết tiếp. Sau đây Quốc Gia Xanh xin gửi đến các bạn đọc cách chăm sóc Mai sau Tết:


Chăm sóc mai sau Tết
Nếu cây mai đang trưng trong nhà khi hoa tàn chúng ta nên mang ra phơi nắng cho cây, để cây có thể quang hợp phát triển cho cây.
Tưới nước: Cây mai tuy chịu nắng hạn, nhưng để cây mai phát triển tốt thì phải chăm nước cho cây  trong mùa nắng. Tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá lại tốt hơn, nên tưới vào lúc trời mát.

Nếu trồng mai trồng chậu phải chú ý đến độ rút nước của từng chậu, nếu thấy có tình trạng úng nước phải dùng que nhỏ thông ngay, nếu để lâu cây mai sẽ bị chết vì bộ rễ bị hư.

Bón phân: Trồng mai phải bón phân, nhất là đối với cây trồng trong chậu, sau khi tỉa cành tạo dáng cho chúng ta cần bón phân cho mai sinh trưởng tốt về cành lá.

Bón lót: Giai đoạn bón lót 500g/ gốc phân hữu cơ Chim yến +  20g humic max us + 30g NPK (20-20-15) với 1 gốc. Tuỳ theo đất màu mỡ hay đất xấu chúng ta có thể thêm hoặc giảm lượng phân bón lót.

Bón thúc: 10g siêu lân hữu cơ pha trong 7-12 lít nước phun hoặc tưới đẫm 1 gốc. Định kỳ khoảng 7-10 ngày phun lại. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải bón gốc 20g humic max us+ 100g NPK (20-20-15) bón gốc/ 1 lần. Đối với cây trồng ngoài đất lượng bón tương tự như trong chậu nhưng bón xa gốc cây khoảng 10cm, sau khi bón phân tưới nước vừa đủ để cây hấp thụ phân. Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá xum xuê là được tránh tình trạng thừa phân. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống.

Lưu ý bón phân: Tuỳ cây mai lớn hay nhỏ và tuỳ vào đất tốt hay xấu chúng ta có thể tăng hoặc giảm liều bón phân, sao cho phù hợp.

   Mai trồng trong chậu chúng ta nên thay đất hoặc sau 3-4 tháng kể từ khi thay đất có thể bón thêm phân chuồng: phân bò, heo, gà vịt đã ủ kỹ kết hợp với tro trấu cũng rất tốt.

Chú ý: Tuyệt đối không bón phân khi vừa thay đất vì bộ rễ không thể hấp thụ được phân, thậm chí phân có thể làm hỏng bộ rễ.

Với số phân bón lót hoặc phun phân bón lá hữu cơ một ít cũng đủ cho mai phát triển trong đầu mùa mưa, cộng với những cơn mưa đầu mùa, khí trời mát hẳn, sấm sét tổng hợp chất đạm tự nhiên trong không khí và đất làm cây phát triển mạnh hơn.

Sau khi mai chơi Tết xong, cây trồng ngoài đất không bị mất sức nhiều nên ta không cần hồi sức cho mai như mai chưng trong nhà, nhưng sau khi chưng Tết xong ta phải lặt bỏ các hoa dù đã nở hay chưa nở, vì mai quen nắng nên cây trồng chậu chưng ngoài nắng không cần phải đem vào mát.

Diệt cỏ dại, bắt sâu: thường xuyên kiểm tra nếu phát hiện cần phải tiêu diệt khi có cỏ dại và sâu ngay. Về sâu bệnh, cây mai có đặc tính kháng bệnh cao, nên ít bị sâu rầy phá hại, thế nhưng không phải là không có. Một số sâu, rầy chính hại cây mai: Sâu đục thân, rầy bông, sâu tơ, sâu nái.

Trẩy (lặt) lá mai chuẩn bị đón Tết

Muốn cây mai trổ hoa nhiều, người trồng mai cần trẩy hết là non, lá già, chú ý không làm gãy ngọn cành.

Có 2 cách trẩy lá mai:

Cách thứ nhất, ta cầm lá trẩy ngược ra sau. Cách này tốn ít sức, nhưng dễ kéo theo một đoạn dài vỏ, dễ làm hư hại đến cành hoa và nụ hoa.

Cách thứ hai, ta cầm lá kéo theo chiều của chiếc lá. Cách này không làm xước vỏ, nhưng tốn nhiều công sức. Hơn nữa, đối với những đọt non, cách này dễ gây ra đứt đoạn do kéo quá sức.

 Trên đây là, công việc chăm sóc mai chơi Tết coi như hoàn chỉnh. Chú ý: Giúp cho cây mai tích luỹ chất dinh dưỡng trong mùa mưa, tạo nụ hoa để cho những hoa thật đẹp vào Tết.

#phanbon #chamsoccaymaisautet #caymaivang #nhangiong #lamdat #lammuong #uommaivang #phongtrusaubenh #phanbonhumicmaxus #phanbonsieulanhuuco #latlamai #chuybonphan #quocgiaxanh

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA

Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.

Tel:   02573 506 678            Hotline: 0843 477 788

Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com        

Website: http://phanbonquocgiaviet.com