KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NGẢI CỨU

Nhằm giúp bà con canh tác đạt năng suất và chất lượng vượt trội, QUỐC GIA XANH tổng hợp chia sẻ tới bà con kỹ thuật, kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây đạt năng suất. .

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NGẢI CỨU

Ngải cứu là một loại cây dược liệu thường mọc hoang dại trong tự nhiên, ngoài công dụng để làm thuốc ra thì còn được dùng để chế biến các món ăn, có lợi cho sức khỏe. Trồng ngải cứu trong vườn còn có công dụng xua đuổi côn trùng như xua đuổi bọ nhảy và chuột.

Vì ngải cứu có nhiều công dụng, nên được bà con đem về trồng với số lượng lớn thu được hiệu quả kinh tế cao. Sau đây Công ty Quốc Gia Xanh sẽ lưu ý một vài kỹ thuật và chăm sóc cây ngải cứu.

  1. Làm đất

    Đất được dọn sạch cỏ, cày phơi ải 15-20 ngày cho tơi xốp và lên luống, tạo rãnh giữa các luống để di chuyển và thoát nước.
     Luống rộng từ 1 – 1,2 m, chiều dài từ 2,5 – 3 m có thể tùy ý thiết kế luống trồng sao cho phù hợp với khuôn viên đất trồng, sao cho tiện việc chăm sóc cũng như thu hoạch, chiều cao luống từ 15 – 20 cm.
     Luống trồng có thể làm theo kiểu máng để có thể giữ nước khi tưới, giúp tiết kiệm nước và giúp giữ ẩm đất, tránh rửa trôi phân bón. Trước khi trồng nên tưới cho đất thật ẩm.

  1. Chọn giống

Ngải cứu cần mua hạt giống nơi bán giống chất lượng uy tín.

Trồng ngải cứu bằng cách gieo hạt hoặc cắm cành. Tuy nhiên thông thường thì việc trồng bằng cách cắm cành sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và tiết kiệm chi phí, thời gian thu hoạch sẽ nhanh hơn. Cây được chọn làm giống phải khỏe, sạch bệnh, cành cây già có ít nhất 3-5 mắt để mọc chồi mới, cành không quá non vì sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống rất thấp.

 

  1. Trồng và chăm sóc

     Khi đã chọn được giống thì cắt thành từng đoạn dài từ 7 – 10 cm. Cắm xuống đất sâu từ 3 – 5 cm. Cần cắt tỉa bớt phần lá để giảm thoát hơi nước và kích cho cây nhanh ra lá mới, nhưng không được cắt hết tất cả các lá vì như vậy cây không thể quang hợp được và sẽ chết.
     Mật độ trồng: khoảng cách hàng là 25 cm và khoảng cách cây là 10 cm sẽ phù hợp hơn, không nên trồng dày hơn vì sẽ dễ tạo môi trường cho sâu bệnh phát sinh, hoặc nếu trồng thưa hơn thì sẽ không tận dụng được tối đa diện tích và cỏ dại phát triển.
          Sau khi trồng thì nên phủ một lớp cỏ khô hay rơm và tưới nước ngay để cây được giữ ẩm, nên trồng vào buổi chiều để cây không bị mất nước nhiều.

* Bón phân:

Tùy vào từng loại đất mà chúng ta điều chỉnh lượng phân bón.

          - Bón lót: Trộn đất trồng với hỗn hợp phân chuồng hoai ủ hoặc 10 kg phân hữu cơ Chim yến + 20g humic max us, 0,5 - 1kg NPK (20-20-15) để lót /50m2, rải đều phân và cào bằng mặt luống, tưới nước để phân bón nhanh tan vào đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp.

          - Bón thúc: Sau khi trồng từ 10 – 15 ngày, bón phân tùy vào thời gian phát triển của cây:

Bón : 40g siêu lân hữu cơ  pha trong 16 -20 lít nước phun hoặc tưới đẫm. Định kỳ khoảng 7-10 ngày phun lại. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải bón gốc 40g humic max us ( chỉ 1-2 lần) + 1-1,5kg NPK (20-20-15)( có thể sử dụng hàm lượng phân NPK khác vẫn được) bón gốc 1 lần/50m2.

Khi bón cây phải cách gốc cây khoảng 10cm, sau khi bón phân tưới nước vừa đủ để cây hấp thụ phân. Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá mập mạp là được tránh tình trạng thừa phân. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống.

Lưu ý bón phân: Tuỳ cây lớn hay nhỏ và tuỳ vào đất tốt hay xấu chúng ta có thể tăng hoặc giảm liều bón phân, sao cho phù hợp. Làm cỏ vun gốc rồi mới bón phân, tránh tình trạng phân bị cỏ hút chất dinh dưỡng.

* Tưới nước:

     Cây ngải cứu ưa ẩm nên cần đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cây để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Nhất là giai đoạn cây con, vừa mới trồng nếu thiếu nước cây sẽ chậm lớn và yếu ớt. Tưới đẫm 1 – 2 lần/ngày, nên tưới cây vào buổi sáng hoặc chiều lúc trời mát, không nên tưới cây vào buổi tối tránh nấm phát triển.

* Phòng trừ sâu bệnh hại:

Cây ngải cứu có công dụng xua đuổi côn trùng như bọ nhảy, chuột và cây ngải cứu là cây dược liệu mọc hoang dại nên rất ít bị các loài côn trùng hay sâu hại tấn công và cũng rất ít bệnh hại.

Nếu phát hiện có một số loài gây hại như rệp mềm, sâu khoang, châu chấu… nên dùng các biện pháp thủ công như bắt bằng tay, dùng bẫy côn trùng để phòng ngừa và tiêu diệt nếu có.
     4. Thu hoạch

     Cây ngải cứu có thể trồng quanh năm và thu nhiều lần, nhưng trong canh tác để kinh doanh thì nên thu từ 2 – 3 đợt, sau đó trồng mới lại để có thể đảm bảo năng suất và chất lượng luôn đạt cao nhất.

Khi thu hoạch thì dùng dao hoặc kéo cắt ngang cây, chừa gốc khoảng từ 10 – 15 cm.         
     Nếu trồng với mục đích để làm rau, chế biến món ăn thì có thể thu hoạch sau 30 – 40 ngày, lúc cây chưa ra hoa. Nếu trồng để làm cây dược liệu thì thời gian thu hoạch sẽ kéo dài hơn, khi cây đã ra hoa và bắt đầu nở một ít, có thể thu hoạch, vì lúc này cây mới tích luỹ đủ chất khô và có dược tính cao nhất.

     Sau khi thu hoạch lần thứ nhất, gốc cây vẫn có thể tiếp tục ra chồi và phát triển. Chúng ta vẫn tiếp tục chăm sóc và tưới nước đầy đủ cho cây để thu lần hai.
          Thời gian thu hoạch lần sau khoảng 30 – 35 ngày nếu thu để chế biến món ăn và nếu thu để làm dược liệu cũng sẽ dựa vào đặc điểm của hoa trước khi thu giống như lần trước.

Chúc bà con Thành Công khi trồng Ngải cứu !

#phanbon #cayngaicuu #chongiong #lamdat #trongvachamsocngaicuu #phongtrusaubenh #phanbonhumicmaxus #phanbonsieulanhuuco #thuhoach #chuybonphan #quocgiaxanh

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA

Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.

Tel:   02573 506 678            Hotline: 0843 477 788

Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com        

Website: http://phanbonquocgiaviet.com