KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY QUẾ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

Nhằm giúp bà con canh tác cây khoai lang đạt năng suất và chất lượng vượt trội, QUỐC GIA XANH tổng hợp chia sẻ tới bà con kỹ thuật, kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây đạt năng suất

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY QUẾ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

 Để thu được vỏ quế chất lượng, cần chăm sóc quế đúng kỹ thuật

Quế là loại cây thân gỗ sống lâu năm và giàu tinh dầu, cây quế là cây có rất nhiều giá trị nên chúng ta cần biết kỹ thuật trồng cây quế để có hiệu quả tốt nhất. Các kỹ thuật trồng cây chùm quế Công ty TNHH TM XNK Quốc Gia chia sẻ ngay sau đây:

1. Kỹ thuật gieo trồng cây quế:

–    Quế trồng bằng phương pháp chiết cành theo kinh nghiệm cho thấy cây chiết  phát triển hay về tuổi thọ đều không bằng gieo hạt, vỏ rất mỏng, hàm lượng tinh dầu thấp.

  • Quế trồng bằng phương pháp gieo từ hạt cây phát triển và tính kháng bệnh khả năng chống chịu môi trường tự nhiên cao hơn, cho vỏ dày và tinh dầu nhiều hơn, nên phương pháp nhân giống từ hạt vẫn được áp dụng phổ biến hơn.- Thu hái hạt giống: Hạt giống quế được thu hái rải rác trong rừng tự nhiên hoặc trong rừng trồng nên cây lấy giống nên được đánh dấu, cây lấy giống không chặt nhánh, chăm sóc để lấy được hạt giống tốt nhất. Cây quế muốn lấy giống nên chọn cây từ 15 năm trở lên, sinh trưởng tốt, không bị bóc vỏ hoặc chặt cành lá, không bị sâu bệnh sẽ cho cây giống tốt nhất.

Cách chăm sóc cây quế để lấy hạt giống

Cuối tháng 12 sang đầu tháng giêng hằng năm, quả quế đã già và sắp chín và thường thu hái vào khoảng tháng 2 – 3 hàng năm. Khi chín, quả quế màu tím thẫm, thịt mềm. Hạt màu thẫm, nhân chắc và trắng nên đây cũng là món ăn bổ dưỡng của chim, chuột. Vậy nên bạn cần có biện pháp bảo vệ phù hợp.

Để thu được hạt giống, bạn cần thu hái bằng cách cột cây có túi hái quả trùm, trèo hái chùm, hoặc nhặt hạt rụng chim chuột ăn rơi xuống gốc cây.

Khi mang hạt về, rửa sạch lớp vỏ thịt ở ngoài, hong cho hạt ráo. Nếu muốn cất trữ thì phải đem phơi khô nhưng tránh nắng to, rồi trộn với cát hơi ẩm theo tỷ lệ 1 hạt/ 2 cát, chỉ nên cất tối đa 1 tháng. Trong thời gian bảo quản hạt phải đảo hạt 2 ngày/lần. Tốt nhất sau khi xử lý hạt đem gieo ngay.

2. Chuẩn bị đất gieo ươm:

Chuẩn bị đất gieo ươm cần chọn nơi đất xốp pha cát, tránh tối đa đất phù sa. Bạn lên luống dài 10m rộng 1m, cao 15 – 20 cm. Hướng luống Đông Tây để phát huy tác dụng của dàn che

Bón lót 7-10 kg Phân hữu cơ Chim Yến + 400gr humic max US (https://quocgiaxanh.com/) rải đều trên một luống.

3. Gieo và chăm sóc:

Chọn vị trí làm vườn ươm: phải là nơi đất tốt, thoát nước, không bị úng ngập, gần nguồn nước sạch và đường giao thông để thuận lợi cho việc bốc xếp, vận chuyển cây giống.

– Xử lý hạt: Hạt trước khi gieo cần được rửa sạch nước, ngâm hạt trong nước sạch trong 2 giờ. Điều quan trọng là ngâm hạt trong nước ở nhiệt độ phòng. Nếu bạn đang ngâm trong nước ấm, nhiệt độ nước nên duy trì ở mức 45 – 50 độ C và phải ngâm trong 10 phút, tiếp cho vào dung dịch Boocđô trong 3 – 5 phút sau đó sau đó chuyển sang ngâm nước thường trong 2 giờ. Rồi vớt ra để ráo nước rồi đem gieo.

– Gieo theo rạch: Rạch nọ cách rạch kia khoảng 20cm (nếu không cấy) cách 10cm (nếu qua cấy). Ở trên rạch, mỗi hạt cách nhau 3-4cm. Lấp đất sâu khoảng từ 12 – 15mm, sau đó bạn phủ mặt luống bằng rơm rạ đã khử trùng bằng nước vôi nhé
1kg hạt gieo được từ 10 – 12 m2 (qua cấy), hoặc 20 – 24 m2  (không qua cấy).

– Chăm sóc: Giữ ẩm cho đất, đặc biệt những ngày đầu, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm. Sau khoảng 15 ngày hạt đã nảy mầm và nếu chậm nhất thì thường sau 45 ngày thì sẽ mọc hết. Tiếp theo bạn gỡ bỏ rơm rạ, sau đó làm dàn che cao khoảng 60cm.

Duy trì độ ẩm cần thiết trong đất cho cây phát triển. Lượng nước và số lần tưới tuỳ theo từng độ tuổi của cây và khí hậu thời tiết. Khi tưới phải sử dụng nước sạch và dùng ô doa để tưới hoặc phun .
Khi cây được 2, 3 lá thì bạn xới đất và làm cỏ sạch sẽ. Khi này cây còn non chưa nên phá váng, các lần sau đó làm cỏ kết hợp phá váng, song phải thận trọng không làm đổ cây.

Bón thúc cho cây

– Phương pháp bón: hoà phân vào nước lã sau đó dùng ô doa tưới đều trên mặt luống.

Sau khi cấy 3 – 4 tuần mới bón thúc lần đầu với 20gr humic max us + 30gr siêu lân hữu cơ bón trên 5 m2 (https://quocgiaxanh.com/) + 30gr NPK (16-16-8+TE) pha trong 20 lít, bón thúc cho cây 1 – 3 lần. Định kỳ 7-15 ngày bón thúc 1 lần. Tuỳ thuộc vào cây nếu còi ta có thể tăng liều lên. Chú ý bón thúc lần thứ 3 trở lên không cần bón humic max us.

Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Sau khi tưới phân xong phải dùng nước lã để tưới rửa, không để phân bám nhiều gây cháy lá, lượng nước rửa 2 lít/m2 luống.

Theo dõi sâu bệnh, dùng Boocđô 1% liều lượng 0,5 lít/ m2 để phun phòng. Khi cây bị bệnh tốt nhất nên nhổ đem đốt.

Sau khoảng 4 đến 5 tháng cây gieo đã cao được 10 – 12cm thì bạn có thể tỉa đem cấy, nếu không cấy cũng cần tỉa bớt để giữ cự ly thích hợp khoảng từ 20 x 20cm hoặc 20 x 25cm, bạn cần chăm sóc tiếp đợi mùa đem trồng.

Trồng cây: Quế thường được trồng chủ yếu vào vụ xuân. Có thể trồng vào mùa thu trong những đợt mưa liên tục vài ngày. Đất trồng phải đủ ẩm. Kích thước hố trồng khoảng 40 x 40 x 40 cm.

Cây quế thẳng và được chăm sóc tốt

Cây đem trồng tuổi từ 1 đến 1,5 năm; cây nên cao từ 50 – 70 cm, đường kính cổ rễ 4 – 5 mm, cây khoẻ chưa ra đọt non. Bạn cần trồng cây với mật độ từ 4000 đến 5000 cây/ha để khúc thân dưới cành thẳng dài ít cành nhánh và tận thu sản phẩm trung gian tuỳ theo điều kiện ở từng nơi.

4. Chăm sóc, bảo vệ cây quế:

Chăm sóc và bảo vệ cây quế là một bước vô cùng quan trọng trong kỹ thuật chăm sóc cây quế. Bạn cần diệt cỏ quanh hố đường kính 1m để bảo vệ cây tốt nhất, dây leo, cây bụi xâm lấn, trên toàn diện tích, giữ đất ẩm, chống xói mòn, đặc biệt là sau khi trồng cây. Kết hợp chăm sóc cây nông nghiệp để chăm sóc quế tốt nhất. Nếu trời nắng hanh có điều kiện phải tưới cho cây.

Việc chăm sóc được kéo dài cho đến khi rừng quế khép tán thường là sau 4 – 5 năm. Khi quế được 3 – 4 tuổi, có nhiều cây đâm cành, vì vậy vào mùa đông hoặc đầu xuân cần tỉa bớt cành thấp, để cây cao thẳng sau này bóc dễ hơn và được nhiều vỏ hơn.

Cây quế sau khi được chăm sóc tốt

Cây quế dễ bị cháy, vì vậy, nếu trồng liền trên diện tích rộng thì khi thiết kế cần chú ý biện pháp phòng chống cháy rừng hiệu quả.

5.Phòng trừ sâu bệnh cho cây quế

5.1. Bệnh hại cây quế

Bệnh thối rễ ở cây quế

Cây quế con rất dễ bị thối rễ và bệnh này xảy ra trong thời kỳ mưa nhiều . Rễ cái bị thối trước, về sau cả cây bị chết.

Cách phòng trừ: làm rãnh tháo nước, trồng ở chỗ đất thấp và phải làm luống cao. Nếu phát hiện cây bị bệnh thì phải nhổ bỏ ngay. Dùng dung dịch focmalin 1% tiêu độc trên luống; cũng có thể dùng vôi bột hoặc bột lưu huỳnh tiêu độc lên luống trước khi trồng.

Bệnh úa vàng cháy lá

Lá bị bệnh có những đốm màu vàng. Bệnh lan rộng, mặt sau lá bị bệnh có màu tím, cuối cùng lá úa vàng và khô. Cách phòng trừ: cắt bỏ lá bị hại, rồi phun dung dịch Booc đô.

5.2. Sâu hại cây quế

Sâu xén tóc đỏ (haematicus paseoe)

Sâu xén tóc đỏ (haematicus paseoe): là một loại sâu thuộc bộ cánh cứng, cánh màu đỏ tối, râu to, thân dài khoảng 5mm; sâu non màu vàng nhạt, thân dài 9mm, hàng năm sinh vào tháng 5-7, con cái đẻ trứng trên ngọn cây, cành, sâu non sau khi nở, đục vào vỏ cây, xuyên vào gỗ thành lỗ xoắn ốc, dần dần đục xuống gốc cây, đến cuối thu đục tới lõi cây, trong đường đục trên cây đến mùa xuân năm sau, bịt kín hai đầu lỗ để hóa nhộng. Loài sâu này phần lớn phát sinh trong rừng râm tối, đục các cành cây có đường kính 2cm trở lên, cành cây bị sâu hại thường bị chết, khi có mưa bão, gió, rất dễ gãy. Sau khi phát sinh, cần phải chặt bỏ các cành bị sâu hại, chuyển ra ngoài rừng đốt, hoặc lấy sợi dây thép thọc vào lỗ để giết sâu non, hoặc dùng lưu huỳnh xông và giết sâu trưởng thành vào các tháng 5-7.

Sâu quế

Sâu quế: Sâu non phát sinh vào mùa hạ, sâu màu đỏ, có vòi châm cắm vào vỏ cây hút nhựa, cành bị sâu thường chết khô, cây bị nặng thì chết cả cây.

Cách phòng trừ: trước mùa sâu phát sinh dùng vôi quét lên cành cây, lúc sâu phát sinh dùng 1 kg bột cây duốc cá, 1kg xà phòng trung tính, 800kg nước sạch, pha thành thuốc dạng keo. Phun vào sáng sớm hay buổi chiều tối để trừ sâu.

Rệp hại quế

Rệp: Rệp quế phát sinh vào mùa hạ, phá hoại các cành lá non. Lá có rệp thường biến thành màu vàng hoặc cuộn cong rồi héo úa.

Cách phòng trừ: dùng thuốc 666 6% pha loãng 200 lần, hoặc dùng dung dịch thuốc lá- xà phòng, bột trừ trùng cúc phun vào những ngày nắng có thể diệt được rệp.

Bọ xít quế

Bọ xít quế: Sâu non phá hoại hạt (quả) quế. Sâu trưởng thành xuất hiện vào trước và sau tiết. Mang Chủng, đẻ trứng vào quả non trước và sau tiết Hạ Chí. Qủa bị sâu đẻ trứng thì phình to ra, không chín được, đến đầu tháng 6, sau khi sâu non nở, quả rụng xuống (cây đã tiêu phí mất nhiều dinh dưỡng vào quả), làm cho cây không đâm chồi mới và ra hoa được, gây thiệt hại rất lớn.

6.Thu hoạch và chế biến cây quế

6.1. Thu hoạch cây quế

Rừng cây quế cao sau khi trồng 15-20 năm mới có thể thu hoạch được (bóc vỏ). Thời vụ bóc vỏ chia làm 2 thời kỳ: bóc vỏ vào mùa thu: cuối tháng 7. Trước khi thu hoạch, khoanh cắt một đoạn vỏ ở gần gốc cây làm cho nước không dẫn lên trên được nữa, đến tháng 8 thì có thể bóc vỏ, nếu thân cây quá lớn, có thể để thêm nửa tháng để chờ cho vỏ tách ra, dễ bóc hơn.

Cách bóc: Lấy dao chuyên dùng để bóc vỏ quế, cắt một vòng vỏ ngang thân cây chỗ cao cách mặt đất 67cm, lại cắt một vòng bên trên cách vòng dưới 40cm, giữa 2 vòng cắt một đường thẳng dọc từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, làm cho vỏ tách ra. Lại tiếp tục cắt lên phía trên theo như cắt vòng vỏ dưới cho tới lúc hết thì thôi. Sau khi bóc vỏ lần thứ nhất, cần phải tăng cường chăm sóc, thân cây có thể nảy mầm sinh trưởng, sau 10 năm lại có thể bóc lần hai.

Thu hoạch rừng quế thấp: 3-5 năm sau khi trồng rừng quế thấp, thì có thể chặt cây gốc lấy vỏ, 3 năm sau có thể chặt lần thứ hai, mỗi mẫu có thể thu hoạch được 350-500kg vỏ tươi. Sau 3 năm nữa thì chặt lần thứ ba, chỉ chặt những cây to, số lượng cây thu hoạch mỗi lần chiếm độ 1/3 số cây. Về sau cứ hàng năm theo cách như vậy tiến hành chặt, mỗi mẫu có thể thu hoạch được 300-350kg vỏ tươi. Gốc cây mọc 16-20 năm có thể to 20-23cm, có khoảng 814 chồi, là bắt đầu bước vào thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất, giới hạn năm kinh doanh có thể tới 70-80 năm. Đến lúc sinh trưởng kém thì có thể đào bỏ gốc cũ già cỗi, trồng rừng quế mới.

7.Công dụng của cây quế

– Các bộ phận cây quế đều sử dụng được; vỏ, cành, nụ, hoa quả đều dùng làm thuốc; loại bỏ phẩm chất tương đối kém và những vỏ vụn nát trong quá trình chế biến dùng làm hương liệu; lá có thể cất lấy tinh dầu; cây chặt đã bóc vỏ có thể làm củi và gỗ dùng.

– Vỏ dùng làm thuốc có thể bổ gan, thận, trợ dương, thông huyết mạch, tán hàn chỉ thống. “Quế quan”: lợi phế khí, ôn cân thông mạch, tán hàn phát hãn. “Quế chi” (cành quế): lợi phế khí, trừ phong tà, điều hòa khí huyết, ôn kinh phát hãn.

– Tinh dầu quế: ngoài việc dùng để làm hương liệu, thuốc sát trùng, gia vị và thuốc trừ thối trong y dược ra, điều quan trọng nhất là qua phân tích sẽ được andehyt xinamic, dùng làm hương liệu quý và làm nhiều nguyên liệu hương liệu hữu cơ.

– Ngoài ra vỏ cây quế ( Tích lan, Quế tử, Âm hương, Xuyên quế, Thổ nhục quế, Quế bì) dùng làm hương liệu và làm thuốc; cây quế lá tù là loài cây hương liệu có tiếng; vỏ cây quế thiên trúc làm gia vị nổi tiếng.

#phanbon #cayque # kythuattrongcayque #cachchamsocque #cachbonphancayque #tinhdauque #thuhoachque #phanbonsieulanhuuco #phanbonhumicmaxus #quocgiaxanh

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA

Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.

Tel:   02573 506 678            Hotline: 0835.899.099

Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com

Website: http://phanbonquocgiaviet.com