KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SỐNG ĐỜI

Nhằm giúp bà con canh tác đạt năng suất và chất lượng vượt trội, QUỐC GIA XANH tổng hợp chia sẻ tới bà con kỹ thuật, kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây đạt năng suất

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SỐNG ĐỜI

Ở Việt Nam, cây sống đời còn được gọi với nhiều tên khác nhau: cây bỏng, trường sinh, diệp sinh căn, đả bất tử.

Cây sống đời là loài cây hoang dã, dễ thích nghi, dễ trồng, dễ sinh sản, không tốn quá nhiều công sức để chăm sóc. Cây thường có vòng đời khá dài, trung bình từ vài năm. 

Sống đời có nhiều loại, một số loại hiện đang được thị trường rất ưa chuộng như: sống đời ta (bông lồng đèn), sống đời Đà Lạt (bông trổ lồng đèn nhưng lá lớn), sống đời đỏ (bông nhuyễn, đỏ thẫm trổ tập trung vào dịp Tết Nguyên đán), sống đời 5 màu (bông nhuyễn, 5 màu trổ tập trung vào dịp Tết Nguyên đán)…

Cách trồng cây sống đời

 Tùy vào từng loại cây sống đời mà có những phương pháp khác nhau. Nhưng có hai phương pháp trồng cơ bản đó là: nhân giống vô tính và nhân giống hữu tính.

Phương pháp gieo hạt (nhân giống hữu tính): Gieo hạt trực tiếp xuống đất, có thể mua tại các cửa hàng hạt giống. Là cách nhân giống cần nhiều thời gian, công sức, nên vì vậy không phổ biến.

Phương pháp nhân giống vô tính: giâm lá, giâm cành, tách cây con. Cách này nhanh, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian, vì thế phương pháp này được áp dụng phổ biến.

Lưu ý: 

  • Loài sống đời ta và sống đời Đà Lạt: giâm lá
  • Loài sống đời đỏ và sống đời 5 màu: giâm cành

Giâm lá

  • Cắt/ngắt lá già từ cây mẹ đã trưởng thành và ra hoa. Nên ngắt từ 2 – 3 lá trở lên để giâm.
  • Cắm lá trực tiếp xuống đất ẩm và thường xuyên tưới nước. Nuôi trong thời gian 1,5 tháng, khi cây cứng thì bấm đọt để tạo tán.

Giâm cành

  • Cách giâm cây sống đời bằng cành: Nên lựa chọn cây mẹ khỏe mạnh, tốt nhất là những nhánh có 5 cặp lá trở lên.
  • Sau đó cắt cành vào phần đất đã chuẩn bị và tưới nước mỗi ngày.

    Gieo hạt

Chuẩn bị đất trồng cày xới và làm nhuyễn đất, làm luống cao từ 25-30cm thì tiến hành gieo trồng.

  • Khi cây con lớn thì nhổ cây con ra trồng, nên trồng cây xen kẽ với cây có tán rộng để tận dụng bóng râm của cây.
  • Trồng theo chậu/bịch ni-lông: hỗn hợp cho vào chậu gồm đất + tro trấu + xơ dừa + vôi bột theo tỉ lệ 1:1:1:1. Sau khi trồng thì tưới cây và thoát nước cho cây phát triển.
  • Nhiệt độ lý tưởng để cây sinh trưởng và phát triển là từ 12,7 – 32 độ C.

Đất trồng cây

Cây sống đời là loài cây ưa đất ẩm nhưng phải thoát nước tốt, tránh ngập úng. Cây dễ trồng và phù hợp với mọi loại đất. Nên chọn đất tơi xốp, độ thoáng cao, nhiều mùn. Trộn đất trồng với hỗn hợp phân chuồng hoặc hoặc 5 kg phân hữu cơ Chim yến + 10g humic max us để lót cho 1 gốc. Cho thêm tro trấu, xơ dừa để cây phát triển tốt nhất.

Cách bón phân

 Bón phân tùy vào thời gian phát triển của cây:

Cây con, lá còn xanh mướt: không cần bón

Bón lần đầu sau 5 ngày kể từ khi trồng : 10g siêu lân hữu cơ  pha trong 6 – 7 lít nước phun hoặc tưới đẫm 01 gốc. Định kỳ khoảng 7-10 ngày phun lại. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải bón gốc 20g humic max us ( chỉ 1-2 lần) + 100g NPK (20-20-15)( có thể sử dụng hàm lượng phân NPK khác vẫn được) bón gốc /1 lần.

Khi bón cây trồng ngoài đất phải xa gốc cây khoảng 10cm, sau khi bón phân tưới nước vừa đủ để cây hấp thụ phân. Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá mập mạp là được tránh tình trạng thừa phân. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống.

Lưu ý bón phân: Tuỳ cây lớn hay nhỏ và tuỳ vào đất tốt hay xấu chúng ta có thể tăng hoặc giảm liều bón phân, sao cho phù hợp. Làm cỏ vun gốc rồi mới bón phân, tránh tình trạng phân bị cỏ hút chất dinh dưỡng.

Lưu ý: Không nên bón phân vào hoa vì sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình nở hoa.

Cách tưới nước

  • Lưu ý cây sống đời là cây ưa đất ẩm nhưng thoát nước tốt vì vậy khi tưới cần đảm bảo tưới vào gốc cây cho đến khi nước rút ra khỏi đáy chậu. Loại bỏ hết nước đọng lại trong khay hoặc đĩa trồng để tránh gây ngập và thối cây.
  • Tần suất tưới: cây con (1 – 2 lần vào sáng và chiều tối), cây trưởng thành (1 lần vào buổi chiều).

Cách bấm ngọn cây sống đời

Bấm ngọn cho cây: bấm ngọn giúp cây phát triển tốt hơn, ra nhiều cành, nhiều hoa. Bằng cách ngắt bỏ 2 – 3cm ngọn trên của cây mẹ. Bấm trung bình 2 lần/cây.

Phòng trừ sâu bệnh

Không chỉ với cây con được tạo ra bằng cách giâm cây sống đời bằng lá hay cành, mà cây thân mẹ cũng đều có thể bị bệnh sâu đe dọa như rầy mềm, bọ trĩ, sâu ăn lá, sâu vẽ bừa,…

Nếu thấy cây có biểu hiện nhiễm bệnh thì cần dùng Sherzol, Cyber, Ofunack hoặc Confidor phun lên cây.

Còn trong trường hợp bạn thấy phần lá bị úa màu, thối thân thì bạn hãy cắt bỏ tiêu huỷ đi phần lá cây bị hỏng.

Những tác dụng cây sống đời

Cây sóng đời có tác dụng rất hữu ích trong đời sống sức khỏe của con người.

  • Nước ép lá sống đời tươi có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh vàng da.
  • Thành phần lá sống đời có chứa chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh Gentamicin lên thận, ổn định hệ miễn dịch và ức chế phản ứng dị ứng đường hô hấp.
  • Dịch chiết và nước ép lá sống đời còn ức chế sự phát triển của bệnh Leishmanzheim hay chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư.
  • Bên cạnh đó, theo những nghiên cứu và thực hành y học cổ truyền, cây sống đời có tác dụng cầm máu, chống sưng viêm, sưng cơ, kích thích lưu thông máu, giảm đau và giúp đào thải độc tố.

 

#phanbon #caysongdoi #kythuattrongcaysongdoi #chamsocsongdoi #dabattu #caybong #truongsinh #diepsinhcan #gieohat #giamcanh #giamla #phongtrusaubenh #phanbonhumicmaxus #phanbonsieulanhuuco #chuybonphan #tacdungcaysongdoi #cachbamngon #quocgiaxanh