KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HOA HỒNG

Nhằm giúp bà con canh tác đạt năng suất và chất lượng vượt trội, QUỐC GIA XANH tổng hợp chia sẻ tới bà con kỹ thuật, kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây đạt năng suất

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HOA HỒNG

Chắc ai cũng biết hoa hồng, không xa lạ với một loài hoa đầy quyến rũ, nó thể hiện cho tình yêu đôi lứa,… Trong tất cả các buổi tiệc trang trí hầu hết chúng ta đều thấy có vài nhánh hoa hồng chen đâu đó giữa các cánh hoa. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, mỗi bạn học sinh đã được học thuộc lòng bài thơ Hoa Hồng Bun-ga-ri “Ôi loài hoa tuyệt đẹp”. Qua bài thơ này, đã có dấu ấn và sự khám phá tìm tòi để biết đến loài hoa Hồng tuyệt đẹp và có hương thơm ngát.

Loài hoa này hầu như ai cũng thích và chúng cũng rất dễ trồng, sau đây Quốc Gia Xanh sẽ hướng dẫn vài điểm cần chú ý khi trồng hoa hồng tại nhà.

Cách đơn giản trồng và chăm sóc hoa hồng tại nhà

Hoa Hồng có hơn 350 loài đ­ược phân bố ở khắp thế giới. Hiện nay ở Việt Nam đang trồng khoảng 50 chủng loại giống Hồng chính theo màu sắc có thể phân chúng thành các nhóm giống sau:

  • Nhóm giống đỏ: Đỏ thẫm, đỏ nhung, đỏ hồng ngọc, đỏ cờ
  • Nhóm giống Phấn Hồng: màu hoa đào, màu đỏ thẫm, màu đỏ quỳ
  • Nhóm giống  vàng: vàng nhạt, vàng đậu, vàng da cam
  • Nhóm giống hồng sen: cánh sen, hồng nhạt
  • Nhóm giống trắng:trắng trong, trắng sữa, trắng ngà
  • Nhóm  hệ nhiều màu pha trộn: là màu sắc cánh hoa không đều, màu hỗn hợp và rất nhiều màu trung gian.

Hoa hồng thuộc cây lâu năm, có thể trồng quanh năm và cho hoa thường xuyên nếu người trồng biết cách trồng và chăm sóc đúng yêu cầu sinh trưởng của cây.

Trồng hoa nên chọn hướng nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, đủ ánh sáng Mặt trời thì hoa hồng mới đủ sức sinh trưởng, phát triển.

 

Phương pháp Nhân giống vô tính trên cây hoa hồng:

Chiết cành: Chọn một cành của cây hoa hồng mẹ, cắt một khoanh vỏ có chiều dài khoảng 3-4 phân, cố tránh đừng để vết cắt phạm vào phần gỗ bên trong, bóc khoanh vỏ đó đi. Sau đó, dùng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai mục nhào lại cho dẻo rồi ốp chặt vào xung quanh vết cắt, bên ngoài dùng vải dày hay bao bố hoặc xơ dừa bó lại cho thật chặt. Giữ cho bầu đất đó được ẩm cho đến khi bầu đất có nhiều rễ con bắn ra ngoài là lúc cắt nhánh đó rời khỏi cây mẹ.

Ghép cành (tháp cành, tháp cây): là dùng cành của cây mẹ đem ghép vào cây hoa hồng khác để tạo cây hoa hồng mới mang những đặc tính của cây hoa hồng mẹ.
Có một cách ghép khác là ghép mắt, là lấy mắt lá, chồi non từ cây mẹ để ghép sang một cây khác làm gốc ghép.

Ghép tam giác: Lấy một cây mai làm gốc ghép, lựa một chỗ trên gốc cây để ghép cành hay ghép mắt, dùng mũi dao nhọn rạch một hình tam giác nhỏ tương đương hột bắp rồi bóc lớp vỏ đó ra.
Dùng dao bén và dao đã khử trùng, tách ra một chồi nhỏ hay một mắt lá của cây hoa hồng mẹ đem áp vào chỗ tam giác vừa được lột vỏ của gốc ghép. Sau đó, dùng dây vải hoặc băng keo băng mắt ghép lại. Sau vài tuần, thấy chồi ghép hay mắt ghép xanh tươi có nghĩa là thành công.
Một gốc ghép có thể ghép được nhiều chồi hay nhiều mắt ghép. Ta thấy một cây hoa hồng ghép có nhiều màu hoa khác nhau chính là do cách ghép này.

Cách trồng hoa hồng trong chậu hay xuống đất:

  • Làm đất trước khi trồng: Chọn đất hay mùn tơi xốp có độ thoát nước tốt không để nước tưới bị ứ đọng làm hư bộ rễ, ưu tiên sử dụng phân chuồng đã hoai mục hoặc 50g/ gốc phân hữu cơ Chim yến + 10g humic max us để lót dưới bầu cây trước khi trồng.
  • Khi trồng phải lấp đất nhẹ vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, trồng xong t­ưới thật đẫm nước.Tùy vào kích thước bồn hay chậu mà chọn khoảng cách giỏ phù hợp đảm bảo lá cây nhận đầy đủ ánh sáng,tránh trồng quá gần nhau cây sẽ mọc vống cao do phải cạnh tranh ánh sáng.
  • Tưới cây bằng vòi phun nhẹ tưới đều vào buổi sáng, nếu vào các ngày nắng gắt nên tưới thêm cho cây không bị héo, lưu ý tưới lúc chiều mát nhưng không quá trễ để nước không còn ướt lá và nụ hoa qua đêm dễ tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển. Nếu cây trồng chậu nên tưới ngày 2 lần.

Cây nảy mầm mọc chồi mới từ 4-10 ngày.

Bón thúc 10g siêu lân hữu cơ  pha trong 5-6 lít nước phun hoặc tưới đẫm 01 gốc. Định kỳ khoảng 7-10 ngày phun lại. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải bón gốc 20g humic max us+ 100g NPK (20-20-15) bón gốc/ 1 lần. Đối với cây trồng ngoài đất lượng bón tương tự như trong chậu nhưng bón xa gốc cây khoảng 10cm, sau khi bón phân tưới nước vừa đủ để cây hấp thụ phân. Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá mập mạp là được tránh tình trạng thừa phân. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống.

Lưu ý bón phân: Tuỳ cây hoa hồng lớn hay nhỏ và tuỳ vào đất tốt hay xấu chúng ta có thể tăng hoặc giảm liều bón phân, sao cho phù hợp. Làm cỏ vun gốc rồi mới bón phân, tránh tình trạng phân bị cỏ hút chất dinh dưỡng.

Khi cây còn quá bé, chỉ tưới thật đẫm lần đầu rồi chờ khoảng vài ba tuần, khi thấy đất thật khô mới tưới tiếp. Nếu đất quá ẩm, cây dễ bị úng và không ra rễ.

Cách cắt tỉa cành lá, tỉa nụ hoa hồng:

Bắt đầu tỉa bớt lá của cây để cho gốc cây thoáng hơn để tránh cho cây bị bệnh, Thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư, đối với hoa đã nở nên cắt bỏ, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa Hồng có sức đâm nhánh mới, Khi đó, từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới.

Cách trị sâu bệnh hại hoa hồng:

Cần tưới cho cây hoa Hồng đủ nước để lá quang hợp, nếu để cây quá khô dễ xuất hiện nhện đỏ hút chích làm cây bị suy yếu dần. Lá cây bị nhợt màu và vàng lá, quăn queo rồi rụng đi.

Trường hợp xuất hiện sâu bệnh ta cắt bỏ lá hoặc cành bị bệnh, tiêu huỷ lá cành bị sâu bệnh ngay . Đối với sâu chúng ta có thể bắt thủ công cho không khi môi trường sân vườn trong lành. Nên chọn loại thuốc BVTV phù hợp không độc hại cho môi trường và sức khỏe con người. Vì hoa hồng dùng trang trí và nằm ngay sân vườn nhà, nếu sử dụng loại thuốc BVTV độc hại, gây ô nhiễm không khí và sức khoẻ con người.

Các bệnh thường gặp cây hoa hồng:

  • Bệnh phấn trắng: Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, bệnh hại trên các lá non, các lá bánh tẻ và cổ bông, bệnh phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, nụ ít, hoa thường không nở thậm chí chết cây, có thể dùng thuốc.
  • Bệnh đốm đen: Vết bệnh hình tròn, bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thư­ờng phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt.
  • Bệnh gỉ sắt: Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, hình thành ở mặt d­ưới lá, bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ, cây còi cọc.

Chúc mọi người có thể trồng Hoa Hồng thật đẹp !

 

#phanbon #cayhoahong #hoahong #lamdat #phongtrusaubenh #phanbonhumicmaxus #phanbonsieulanhuuco #tiacatcanh #chuybonphan #quocgiaxanh