KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NA THÁI
Na thái là loại cây có tính thích ứng cao, dễ trồng và được người dân trồng phổ biến. Na thái có vị ngọt thanh, vị chua, thơm.
- Phân loại
Na Thái có 2 loại: Dai và bở.
– Na bở khi chín múi nọ rời múi kia, dễ vỡ. Và cũng có khi trái chưa chín hẳn nhưng có thể đã nứt khi còn trên cây.
– Na Thái dai thì các múi dính chặt vào nhau cả khi chín, dễ vận chuyển vì dù có chạm mạnh trái không bị vỡ ra, vỏ mỏng, có thể bóc ra từng mảng như vỏ quýt. Độ ngọt của Na Thái dai cao hơn Na bở.
- Cách trồng Na Thái
- Chọn giống Na:
- Chọn giống bằng cách gieo hạt:
-
Cần chọn những quả na có phẩm chất tốt, quả ở những cây nhiều quả, trái lớn. Chọn những quả ở ngoài tán và phải là quả chính vụ. Trước khi gieo có thể tiến hành đập nhẹ cho nứt vỏ hoặc lấy cát khô cho vào túi rồi chà xát cho thủng vỏ để hạt na nhanh nảy mầm.
- Đối với phương pháp ghép cây:
Cây na có thể được ghép mắt hoặc ghép cành. Gốc ghép được gieo từ hạt của cây đó. Khi đường kính cây đã đạt 8-10 mm có thể tiến hành ghép cây. Với mắt ghép thì nên lấy trên các cành đã rụng lá.
Chọn đất trồng Na:
Cây na (Mãng Cầu) thích hợp trồng ở nhiều loại đất khác nhau.
Na có thể được trồng ở đất cát sỏi, đất thịt, đất chua hay trung tính.
Tuy nhiên, để có được sản lượng cao thì nên trồng na Thái trên đất dễ thoát nước, giàu dinh dưỡng.
Có thể chú ý độ pH của đất : 5,5 – 6,5 (thích hợp trên đất phù sa hay đất rừng mới khai phá).
- Chuẩn bị đất trồng:
Hố trồng cây na cần được đào rộng và sâu khoảng 50cm. Trước khi trồng na Thái, bà con cần bón lót vào hố khoảng 15 – 20 kg phân hữu cơ Chim yến + 200gr humic max us, 400gr lân cộng thêm 200gr kali.
Khoảng cách trồng cây na: 3 x 3m hay 3 x 4m. Có thể tiến hành trồng xen vào chỗ trống trong vườn đã có các cây ăn quả lâu năm, giữ cho cây nguồn ánh sáng tiếp cận đủ để phát triển.
- Thời vụ: ở miền Bắc, nếu trồng vào mùa xuân thì khoảng tháng 2 và tháng 3.
Nếu vào mùa thu sẽ trồng vào tháng 8 và tháng 9. Còn ở miền Nam thường được trồng vào đầu mùa mưa là tháng 4 và tháng 5.
- Cách bón phân:
Tuỳ theo độ tuổi của cây na mà tiến hành lượng phân bón cho phù hợp, lượng phân bón cho cây na trong 01 năm là:
– Với cây từ 1- 4 năm tuổi: 15-20kg phân hữu cơ Chim yến + 200gr humic max us , 300gr siêu lân hữu cơ, 500gr phân đạm, 300gr phân lân và 200gr kali.
– Với cây từ 5- 8 năm tuổi: 20-25kg phân hữu cơ Chim yến, 400gr siêu lân hữu cơ, 700gr phân đạm, 400gr phân lân và 300gr kali.
– Với cây trên 8 năm tuổi: 30-40kg phân hữu cơ Chim yến, 500gr siêu lân hữu cơ, 800gr phân đạm, 500gr phân lân và 400gr kali.
Tiến hành bón phân vào các thời kỳ: khi cây đón hoa vào tháng 2-3, thời kỳ nuôi cành nuôi quả vào tháng 6-7, bón thúc và vun gốc vào tháng 10-11.
Chú ý : Khi cây có trái pha 2-3 kg Lớn trái nhanh trong 400-500 lít phun hoặc tưới trong diện tích 1 ha. Thời kỳ này bón NPK với hàm lượng % kali cao hơn và nhiều hơn đạm và lân để tập trung nuôi trái. Tuỳ vào cây lớn hay nhỏ, đất tốt hay xấu chúng ta có thể tăng hoặc giảm lượng phân bón sao cho phù hợp, tránh tình trạng bón dư đạm hoặc thừa các phân gây ảnh hưởng không tốt đến năng suất.
- Sâu bệnh:
Na Thái ít sâu bệnh. Chủ yếu phòng trị rệp sáp, rất phổ biến ở các vườn ít chăm sóc. Khi na chưa có trái rệp bám ở dưới mặt lá, dễ nhận ra ở màu trắng sáp và các tua trắng quanh mình, sinh sôi ở đó.
Khi có trái thì bám vào trái hút nhựa, từ khi trái còn non đến tận khi chín, thường ở kẽ giáp ranh giữa hai múi vì chỗ này vỏ mỏng và cũng là nơi cư trú được, không những làm mất mỹ quan, khó bán được, mà còn làm giảm chất lượng do vị nhạt do côn trùng rệp gây ra.
– Trị bằng thuốc: Supracid, Bi 58ND, Applaud, Mipcin,… Xịt vào cuối vụ, khi không còn trái. Khi có trái, xịt cả vào trái, vào lá. Khi trái sắp chín, không xịt nữa, tránh gây độc cho người tiêu thụ.
- Thu hoạch na
Thu hoạch Na theo nhiều đợt khi quả đã mở mắt và vỏ quả đã chuyển sang màu vàng xanh. Nên tiến hành hái quả, cắt quả để còn một đoạn cuống và đợi khoảng vài ngày khi quả đã chín mềm là ăn được.
Ở miền Bắc, mùa na thường chín vào khoảng tháng 6 đến tháng 9.
Còn ở miền Nam thì na được thu hoạch sớm hơn so với miền Bắc.
Nên lót lá tươi, lá chuối khô hoặc rơm, vỏ trấu để trái khỏi sát vào nhau, tránh vỏ nát thâm, mẫu mã xấu, dẫn đến người tiêu dùng kén chọn, khó bán. Thu hoạch xong nên vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ vì khi chín rồi, dù là na Thái, vẫn dễ nát.
Chúc bà con thành công!