PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY THUỐC LÁ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
1. Chọn đất trồng: đất trồng thuốc lá vàng sấy phải đạt các chỉ tiêu sau:
– Đất thích hợp: thịt nhẹ, thịt trung bình, cát pha, đất bãi bồi phù sa ven sông suối. Có độ dốc tương đối bằng phẳng, không nhiễm phèn, độ dày tầng canh tác > 25cm.
– Đất phải cao ráo, thoáng, đầy đủ ánh sáng, thoát nước tốt, không ngập úng khi mưa lớn, đủ nước tưới khi nắng hạn.
– Đất vụ trước không trồng cây họ cà, ớt, khoai tây… là những cây ký chủ gây bệnh nguy hiểm trong vùng.
– Loại bỏ những cây ký chủ gây bệnh nguy hiểm như: cây thù lù, cây vòi voi, rau dền.
2. Chuẩn bị đất trồng:
2.1 Cày-bừa:
– Cày lần 1 (sâu 25 – 30cm), đối với đất có pH thấp nên kết hợp với bón vôi từ 500-1.000 kg/ha trước khi trồng khoảng 3 – 4 tuần. Tận dụng nguồn phân hữu cơ (phân xanh, phân chuồng…) tại địa phương bón bổ sung nhằm cải tạo và nâng cao độ phì cho đất.
– Cày lần 2 (sâu 20 – 25cm) trước khi trồng 1 tuần, hướng cày vuông góc với lần 1, sau đó phay bừa lại và san phẳng ruộng.
Đất đai được làm tươi xốp, bằng phẳng là yếu tố quyết định đến tăng năng suất.
2.2 Thiết kế ruộng: Tùy theo địa hình, độ dốc từng chân ruộng mà phân lô ruộng cho thuận lợi tưới tiêu nước.
– Dùng máy lên luống cao 20 – 25 cm theo hướng vuông góc với độ dốc ruộng. Khoảng cách giữa 2 đỉnh luống 0,9 – 1 m. Mặt luống tơi xốp, bằng phẳng.
– Phân thành lô 10 m bằng những mương rộng 40 cm sâu 30 cm vuông góc với luống, đối với ruộng có độ dốc thì phân lô 5 m. Hệ thống mương này là mương dẫn nước và tiêu nước khi cần thiết.
– Thiết kế mương tưới chính ở nơi cao nhất của đám ruộng, mương tiêu chung quanh ruộng. Các mương có độ sâu 30 – 40cm, rộng 40 – 50cm.
3. Cách trồng và dặm cây: Chọn cây giống mập khỏe, sạch sâu bệnh.
– Nếu trời mưa nhẹ, đất đủ ẩm trồng thẳng giữa sườn luống.
– Nếu đất khô, dẫn nước vào rãnh cho ngập khoảng 1/3 – 1/2 luống, trồng ngay mép nước.
– Mật độ trồng: Đất tốt trồng thưa (22.000- 25.000 cây/ha) khoảng cách trồng 0,5 m cây, đất xấu trồng dầy (27.000-30.000 cây/ha) khoảng cách trồng 0,4 m cây, hàng cách hàng 0,8m.
– Cách trồng: Cây giống nhổ lên phải ngắt bỏ các lá vàng, lá nhiễm bệnh để nơi mát và trồng xong trong ngày. Trồng bằng cách cuốc lổ, dùng cây chọc lổ hoặc cấy bằng tay. Trồng sâu 4-5cm, dùng tay bóp nhẹ.
– Sau 5-7 ngày trồng dặm những cây chết.
4. Bón phân kết hợp với xới xáo – làm cỏ – vun luống:
Lượng phân bón dùng cho 1ha: 400kg NPK 16-16-8; 500kg Lân; 100 kg DAP; 100kg K2SO4; 100kg Siêu lân hữu cơ + 100 kg siêu kali. Và chia ra bón như sau:
– Bón lót: 500 kg lân + 100 kg DAP + 4 kg Siêu lân hữu cơ trộn đều các loại với nhau). Cuốc hốc, cho phân vào hốc trộn đều với đất trước khi trồng.
– Bón thúc 1: Sau trồng 7 – 10 ngày, 200 kg NPK1-6-17. Cuốc lỗ về phía mép luống cách gốc 10-15cm (ngay đuôi lá), sâu 10cm, bón xong lấp đất lại, kết hợp pha 2kg Siêu lân hữu cơ với 400 lít nước tưới và hoặc phun ướt đẫm cây.
– Bón thúc 2: Sau trồng 20 – 25 ngày, 200 kg NPK 15-6-17 kết hợp pha 3-5kg Siêu lân hữu cơ với 400- 600 lít nước tưới và hoặc phun ướt đẫm cây. Dùng cuốc xả 1 bên luống dọc theo rãnh, ngay đuôi lá, bón phân theo rãnh cho từng gốc, rồi dùng cuốc lấp phân lại, vun luống định hình.
– Bón thúc 3: Sau trồng 30 – 35 ngày, 200kg NPK 15-6-17. kết hợp pha 3-5kg Siêu lân hữu cơ + 2-5kg Siêu Ka li với 400 -600lít nước tưới và hoặc phun ướt đẫm cây xới xáo lấp phân lại, vun luống hoàn chỉnh.
Giới thiệu phân bón Siêu lân tại đây
Giới thiệu phân bón Lớn trái nhanh tại đây
* Quy trình sử dụng Phân bón lá Quốc gia xanh cho cây thuốc Lá
Bổ sung dinh dưỡng khoáng thiết yếu cho cây qua lá, giúp cây sinh trưởng phát triển mạnh, tăng sức đề kháng cho cây, hạn chế phát sinh phát triển sâu bệnh gây hại, giúp cây có bộ lá xanh, dày, nhanh cho thu hoạch đồng thời kéo dài thời gian thu hoạch lá, tăng năng suất 15-20%. Giảm chi phí sử dụng phân bón hóa học 12- 40% (điều chỉnh giảm dần theo tỷ lệ thích hợp).
+Thời kỳ cây con (sau trồng 10-15 ngày): Dùng 2-3kg Siêu lân hữu cơ pha với 200-300 lít nước phun đều hai mặt lá. Phun 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
+Thời kỳ phát triển thân lá (sau trồng 30-35 ngày): Dùng 3-4kg Siêu lân hữu cơ pha với 200-300 lít nước nước phun đều hai mặt lá, định kỳ 7-10 ngày phun một lần, phun 3 lần liên tiếp.
+Thời kỳ ngắt ngọn: Ngắt ngọn ngay sau khi cây vừa mới chớm phân hóa mầm hoa (chưa nhú đỉnh ra hoa). Sau khi ngắt ngọn dùng Dùng 4-5kg Siêu lân hữu cơ + 3-4Kg Siêu kali pha với 400-500 nước phun đều một lượt lên 2 mặt lá.
+Thời kỳ thu hoạch: Sau mỗi lần bẻ lá, dùng 4-5kg Siêu lân hữu cơ + 3-4Kg Siêu kali pha với 400-500 nước phun đều một lượt lên 2 mặt lá.Lưu ý:
+ Trước khi sử dụng Phân bón cần chủ động quản lý sâu bệnh đặc biệt là bệnh do nấm khuẩn gây hại.
+ Lượng phân DAP bón tập trung vào lần thúc 1 hoặc lần bón lót.
+ Để đạt năng suất cao cần tăng cường chăm sóc, xới xáo tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tối đa, cây khỏe giai đoạn đầu, tăng cường sức đề kháng, phòng trừ các loại bệnh do virut và các điều kiện bất lợi do thời tiết (lạnh, rét…).
+ Nếu có mưa, cần xới phá váng bề mặt, tăng độ thoáng khí cho bộ rễ.
+ Thu dọn 4 lá chân giai đoạn 42 – 45 ngày trồng.
5. Tưới nước :
Số lần tưới và lượng nước tưới tuỳ thuộc độ ẩm đất và thời tiết.
– Từ sau trồng đến 7 – 10 ngày, đất cần đủ ẩm để cây nhanh hồi phục.
– Từ 10- 30 ngày, tưới giữ ẩm vừa phải để thuận lợi cho rễ phát triển.
– Từ 30 – 60 ngày, cây cần nước để phát triển thân lá, cần tưới đủ ẩm cho cây. Thiếu nước trong thời kỳ này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây thuốc lá.
– Từ sau 60 ngày đến thu hoạch xong: cây cần độ ẩm vừa phải. Giảm dần lượng nước tưới chỉ tưới 1/3 rãnh sau mỗi lần thu hoạch.
*Chú ý: trong quá trình tưới không để nước tràn lên mặt luống.
6. Ngắt ngọn, diệt chồi: mục đích bấm ngọn, diệt chồi là nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi lá làm tăng năng suất 20% so với không xử lý.
– Tiến hành ngắt ngọn khi trên ruộng có 50% số cây chớm nở hoa. Ngắt nụ hoa và 2 – 3 lá liền kề. Ngắt đến đâu nhỏ thuốc diệt chồi đến đó.
– Thuốc diệt chồi được pha theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Dụng cụ nhỏ thuốc là chai nhựa 1 – 2 lít, nắp chai được lắp 1 van xe đạp để làm vòi. Tiến hành nhỏ thuốc từ đỉnh đã ngắt ngọn cho nước thuốc chảy xuống đến ½ thân cây thì ngưng. Thuốc đã pha thì phải dùng hết trong ngày. Dùng tay vặt bỏ những chồi dài hơn 2 cm.
*Chú ý :
– Ngắt ngọn tỉa chồi và xử lý thuốc diệt chồi khi cây khô ráo.
– Tránh để thuốc diệt chồi rơi dính vào lá (thuốc làm cháy lá).
7. Phòng trừ sâu, bệnh hại
– Khi sâu bệnh xuất hiện cây đã bị ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng, việc xử lý càng tốn kém và ít hiệu quả khi cây càng lớn.Vì vậy việc phun thuốc đúng lúc là biện pháp hữu hiệu, kinh tế, an toàn nhất để phòng trừ sâu bệnh.
– Sâu: Các loại sâu hay cắn phá gây hại cho cây thuốc là sâu xanh, sâu khoang, sâu chùm, bọ trĩ, rệp, rầy mền… Để xử dụng thuốc hoá học có hiệu quả cần nhất là phải phát hiện sớm, phun thuốc khi sâu rầy tuổi còn non.
– Bệnh: Các loại bệnh thường hay gặp và gây ảnh hưởng lớn là: Lở cổ rễ, Thối đen rễ, Đốm mắt cua, Đốm nâu,…Triệu chứng bệnh thường khi tiềm ẩn trong cây mắt thường không phát hiện được, khi biểu hiện ra thì đã nặng gây hậu quả không khắc phục được.
Việc phun thuốc định kỳ phòng trừ bệnh rất tốt, và có tác dụng phòng trừ sâu, rầy. Việc kết hợp giữa thuốc sâu + bệnh nhằm giảm bớt công lao động. Chú ý chỉ phối hợp thuốc với những loại thuốc có thể kết hợp (theo hướng dẫn được ghi ở nhãn thuốc hoặc của cán bộ kỹ thuật ) Khuyến cáo bà con nên dùng thuốc BVTV sinh học để đảm bảo sức khoẻ người dùng
* Việc phun thuốc chỉ có hiệu quả cao nếu phun thuốc đúng nồng độ, đúng liều lượng và khi sâu, rầy còn non. Vì vậy cần thường xuyên thăm ruộng để phát hiện sâu, rầy sớm và phun thuốc ngay khi tới ngưỡng xử lý. Xử dụng thuốc khi sâu, rầy đã trưởng thành, già tuổi hiệu quả rất kém và ruộng thuốc lá đã bị phá hoại.
* Tuỳ thuộc tình hình thực tế các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh có thể thay đổi chủng loại.
* Sản phẩm thuốc lá được con người xử dụng trực tiếp vì vậy để an toàn cho bản thân và người tiêu thụ bà con nông dân chỉ nên sử dụng những loại thuốc được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, tuyệt đối không sử dụng tùy tiện.
8. Thu hoạch:
1. Đúng độ chín:
– Lá hái đúng độ chín khi phơi mới đạt chất lượng cao. Lá bắt đầu chín từ dưới chân lên ngọn vì vậy phải hái theo định kỳ.
– Lá đúng độ chín là lá ngã màu vàng nhạt, lá ngã so với thân góc 900.
– Cuộng lá có màu trắng sữa, mặt lá bóng mịn, lông rụng.
2. Hái lá:
– Thường 8 tuần sau khi trồng có thể hái. Mỗi lần hái từ 2-4 lá.
– Hái lá bắt đầu từ 7 -8 giờ sáng, khi lá đã khô. Không hái lá lúc trời mưa.
– Lá hái xong không để trên đất hoặc ngoài nắng.
– Các lá có hiện tượng thối nhẹ ở cuống lá hay cuống giữa, phải để riêng và treo phơi riêng.
– Lá hái xong phải ghim phơi trong ngày, không chất đống qua đêm.
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY TIÊU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CÀ PHÊ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
#nongnghiepbenvung #quocgiaxanh #cachtrongcaythuocla #kythuattrongcaythuocla #quytrinhtrongcaythuocla #caythuocladuoctrongnhieuotinhnao #caythuocladuoctrongnhieuodau