QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SƯƠNG SÂM CHO NĂNG SUẤT CAO
Cây sương sâm không chỉ đem lại lợi nhuận kinh tế mà còn có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Chỉ cần nắm vững kỹ thuật trồng người nông dân sẽ thu được năng suất cao
Sương sâm có hai loại: Một loại lá trơn láng và một loại lá hình quả tim có lông mịn, gọi là sương sâm lông, tức lá mối. Loại sương sâm lông, khi vò với nước nhanh đông hơn, làm thạch ăn. Lá sương sâm (mối) thường mọc tự nhiên trong rừng, trên núi hoặc các khu vườn hoang dại, nhưng gần đây nhiều người đã nhân giống bằng cách ươm hột trồng trong vườn nhà để lấy lá
Theo kinh nghiệm dân gian, thạch lá mối (sương sâm) rất mát, nhất là mùa nóng nực ăn vào giúp cơ thể thanh nhiệt. Theo y học cổ truyền, lá mối có tác dụng giải nhiệt, nhuận gan, không độc.
Trong các bài thuốc Việt Nam, rễ sương sâm có tác dụng chữa đau họng, đau lưng, đau bụng, đau dạ dày, tiêu chảy, kiết lỵ, bệnh về gan, trĩ, đau răng, tổn thương do té ngã. Dây Sương Sâm rất dễ trồng, sống lâu năm. Dùng nhiều sẽ tốt cho sức khoẻ, chữa được nhiều bệnh, nhất là những người có các bệnh về gan, dạ dày, huyết áp cao do tăng cholesterol….
Kỹ thuật trồng cây sương sâm
Ủ hạt giống: Ngâm hạt giống theo tỉ lệ: 2 sôi/3 lạnh trước một đêm, dùng khăn nhỏ (khăn dày như vẻ lao nhà) gói các hạt giống lại, làm ướt sau đó buộc lại và treo chổ nào có nắng vừa. từ 5-7 ngày khi nào hạt giống nứt ra rồi mang đi gieo.
Làm đất: Sương sâm thích hợp trên nhiều chân đất, nơi đất cao ráo thoát nước tốt, có độ mùn cao, được che mát 20 – 30%. Cây cần nhiều nước nhưng không chịu úng nên những vùng đất thấp phải lên liếp cao để thoát nước. Để cây phát triển tốt thì chọn chân đất nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng và có giàn leo.
Ươm cây giống: Chọn những cây lá tốt sinh trưởng mạnh (lá xanh bóng, mượt, kích thước lá to), tách ra đem trồng, sau đó tưới nước nhẹ cho cây đủ ẩm. Hàng ngày tưới nước 2 lần cho cây.
Làm Giàn cho dây leo: Khi cây ra ngọn nên làm giàn cho dây leo. Làm giàn từ cây tre, hay làm giàn như trồng khổ qua, dưa leo dây. Chú ý: Quấn ngọn định hướng để giúp dây leo dễ hơn.
Bón phân: Lượng phân bón cho 1.000m2 như sau:
Bón lót bằng phân chuồng hoai 1,5-2tấn, phân lân 35kg. phân NPK: 16-16-8 300 kg
- Bón thúc lần 1 khi cây được 7-10 ngày tuổi pha 3 lít Siêu lân hữu cơ với 400 lít nước sạch tưới phun cho 1ha.
- Bón thúc lần 2 khi cây được 20 -25 ngày tuổi pha 3 -5 lít Siêu lân hữu cơ với 500 lít nước sạch tưới phun cho 1ha
- Bón thúc lần 3 khi cây được 30-35 ngày tuổi pha 4 – 6 lít Siêu lân hữu cơ với 600 lít nước sạch tưới phun cho 1ha.
- Bón thúc lần 4 khi cây được 45-50 ngày tuổi pha 5 – 6 lít Siêu lân hữu cơ với 700 lít nước sạch tưới phun cho 1ha
- Sau khi thu hoạch tỉa lứa 1 thu hái những lá già gần gốc (khoảng 50-55 ngày) thì cứ sau khi thu hoạch lại phun phân bón qua lá như thúc lần 3. Cứ như vậy khoảng 10-15 ngày thu hoạch 1 lứa.
- Cứ 4 tháng bón thêm tro bếp hoặc rơm da, tro chấu đốt 20-30 m2, Phân hữu cơ Sinh học 2-3 tấn
Giới thiệu phân bón Siêu lân tại đây
Lưu ý nên phun phân bón lá vào buổi chiều và sáng hôm sau phun rửa lại bằng nước sạch
6. Phòng trừ sâu bệnh hại
Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM
1. Biện pháp canh tác kỹ thuật: Vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa các lá già vàng úa tiêu hủy, luân canh cây trồng khác họ. Chọn giống khỏe, sức đề kháng sâu bệnh tốt. giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây.
Thực hiện ghi chép nhật ký đồng ruộng.
Bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ.
Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh
2. Biện pháp sinh học: Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đuôi kìm… Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh
3. Biện pháp vật lý: Sử dụng bẫy màu vàng, bôi các chất bám dính: dùng nhựa thông (Colophan) nấu trộn với nhớt xe theo tỉ lệ 4/6, bẫy Pheromone dẫn dụ côn trùn ra xa vườn. Bên trong vườn dùng chất xua đuổi như long não để đuổi côn trùng
Có thể sử dụng lưới ruồi cao từ 1,5 -1,8 m che chắn xung quanh vườn hạn chế ruồi đẻ trứng lá, sâu, côn trùng gây hại bay từ vườn khác sang
4. Biện pháp hóa học: Khi sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc) và nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng, phun khi bệnh chớm xuất hiện
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau:
Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng
Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người
Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc)
Thu hoạch: Từ lúc dây bắt đầu bỏ ngọn và bắt đầu leo được khoảng 2-3 tháng sau thì có thể thu hoạch được, để lá càng xanh đậm càng tốt, khi vò sẽ cho ra sương sâm ngon hơn. Tùy theo mục đích sử dụng mà cắt nguyên đoạn thân hoặc hái lá làm Sương sâm.
Nguồn: Tổng hợp
#nongnghiepbenvung #quocgiaxanh #trongcaysuongsambanghat #cachtrongcaysuongsamtrongchau #cachtrongcaysuongsamlong #cachtrongcaysuongsamtuhat #mohinhtrongcaysuongsam #phuongphaptrongcaysuongsam #kythuattrongcaysuongsam #kythuattrongcaysuongsamlong #cachtrongcaysuongsambanghat #cachtrongcaysuongsamtainha #trongcaylasuongsam #quytrinhtrongcaysuongsam #cachtrongvachamsoccaysuongsam