HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SẮN DÂY ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
Khoảng những năm 1990 trở về trước ở Việt Nam, Hầu như gia đình nông dân nào cũng dành ra một khoảng sân nho nhỏ để trồng cho mình một vài gốc sắn dây. Cũng có vài gia đình sẽ trồng thành từng ruộng sắn dây để kinh doanh và mang lại thu nhập tương đối cao.
Sắn dây theo y học cổ truyền thì còn có tên gọi khác là cát căn, đây là thảo dược có tính mát lại ngọt. Chính vì thế mà người ta dùng nó để điều trị tình trạng cảm hoặc sốt, cơ thể đau đớn, hạ sốt, giảm tình trạng đau đầu, khô môi, giảm huyết áp tốt, tốt cho người bị tiểu đường, người hay khát hoặc đi đại tiện khó khăn, nhiệt lưỡi, miệng, táo bón, nóng trong người…
Hình 1 Lên mô ụ làm giàn trồng sắn dây
Bài biết này chia sẻ kinh nghiệm trồng sắn dây cũng như chăm sóc nó để cho năng suất, củ nhiều bột nhất.
1. Chuẩn bị đất và dụng cụ trước khi trồng
Dụng cụ trồng sắn dây không cần quá cầu kỳ. Bạn có thể tận dụng cọc tre, cây gỗ, cọc bê tông dài khoảng 2,2-3 mét tùy điều kiện, dây thép hoặc cành rào, tre, lứa để làm giàn cho sắn dây
Ngài ra nếu bạn trồng trang sân thì có thể bao xi măng, bao tải hoặc thùng xốp đều được cả.
Dụng cụ trồng sắn dây như chậu, bao tải, bao xi măng hay thùng xốp thì bạn nên chuẩn bị loại có độ sâu tối thiểu 1m trở lên.
Chuẩn bị đất trước khi trồng
Sắn dây có ưu điểm là trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, khá dễ tính. Nhưng nếu muốn sắn dây cho nhiều củ, củ nào cũng to thì nên chuẩn bị đất nhiều mùn, tơi xốp và có nhiều dưỡng chất để cây tha hồ hấp thu.
Hình 2 giàn sắn dây trụ tre
Bạn nên chuẩn bị bào tây, hay lục bình, rơm ra bở trấu, phân bòn , phân heo vỏ cà phê đuọc ủ hoai mục (tạm gọi là phân xanh)
Công thức trộn như sau:
100-200 kg phân xanh + 3 kg lân văn điển + 5-10 kg vôi bột trộn với khoảng 100 kg đất cho một ụ.
Các bạn cũng có thể mua phân hữu cơ sinh học hặc chất hữu cơ trộn sẵn về trồng cũng được.
Bạn lên ụ đất cao khoảng 30-40 cm đất đường kính rộng 2-2,5 m sau đó cho đất vừa trộn với phân vào giữa rồi phủ lại bằng đất bình thường bên ngoài để ủ phân trộn giữa ụ như hình 1 để ủ khoảng 10-15 ngày để cho phân được hoai mục và sát trùng nấm bệnh thì có thể trồng được
Nếu trồng trong chậu, thùng xốp hay bao xi mănng thì bạn chỉ cần cho phân đã trộn với đất vào bao để nới thoát nước là được. Sau
2. Cách trồng sắn dây cho năng xuất lượng bột cao
Có hai cách hay được dùng để nhân giống sắn dây được nhiều bà con áp dụng.
Cách 1 nhân giống bằng hom từ dây sắn đã thu hoạch.
Bạn chọn những dây sắn không quá già cũng không quá non, độ dài của dây rơi vào tầm 50 -70cm có khoảng 3 mắt là được. Trên đoạn này không có nhánh hoặc nếu có thì bỏ nhánh, bỏ lá và tránh làm cho đoạn dây sắn giống bị xây xát rồi cuộn thành 2 vòng đường kính khoảng 20cm rồi ngâm nước pha Siêu lân hữu cơ hoặc Humic khoảng 30 phút (nếu có ) đặt hom giống vào nơi thoáng mát đến khi khoảng 10 ngày. Khi hom giống đã nhú mầm bạn đặt hom lên đỉnh của ụ trồng đã chuẩn bị sẵn sau đó lấp đất mỏng khoảng 3-5 cm phủ kín khoanh giống.
Cách 2 nhân giống bằng củ:
Ngoài ra nếu các bạn trồng trên sân có lót gạch hoạc sân bê tông thì các bạn đổ đất sân bằng cát dày khoảng 1 mét cát. Sau đó bạn chia vị trí mỗi hố các nhau 2-2,5 m hành cách hàng 2-2,5 mét để đào hố vuông 80x sâu80 cm đổ phân xanh như đã nói ở trên đầy hố rồi đặt hom giống lên sau đó lấp cát lên dày 5-10 cm .Lớp trên cùng dùng rơm rạ hay lá cây hoai mục che đậy. Khi che cần tránh mầm cây ra. Tưới nước nhẹ với lượng vừa đủ để cây đủ độ ẩm phát triển.
3. Chăm sóc cây sắn dây
Sắn dây dễ tính, dễ trồng, đất nào trồng cũng được, đầu tư thấp mà thu lợi cao hơn, cách trồng và chăm sóc cũng đơn giản, hơn nữa lại ít khi bị bệnh. Nhưng cần lưu ý sắn dây là cây lấy củ nên nếu muốn nhiều củ, củ to và nhiều bột thì bắt buộc phải đắp ụ và làm giàn cho cây nữa.
Chăm sóc thường xuyên cho sắn dây
Bước này cực kỳ quan trọng vì nó quyết định đến sự phát triển trong giai đoạn quan trọng của sắn dây thời gian tới. Thường xuyên thăm nom cây, điều chỉnh lượng nước và tần suất tưới cho vừa đủ để giúp cây luôn duy trì được độ ẩm cần thiết.
Mầm cây khi đạt chiều cao tầm 10 đến 20 phân thì lúc này cần làm giàn cho sắn dây leo. Nếu không có thể chống các cọc hoặc vắt dây lên các thân cây gần đó cho leo lên.
Đến khi ước chừng thân sắn đã dài độ 1m thì tiến hành cuộn dây sắn lại thêm lần nữa. Tiếp theo dùng đất vụn trồng và mùn phủ lên trên. Cách làm này được bà con rỉ tai nhau là giúp cây có thêm 1 tầng củ thứ hai nữa.
Bón phân cho sắn dây để cung cấp dưỡng chất
Trong suốt thời gian trồng cần phân bón cho cây phát triển. Lưu ý nho nhỏ là chỉ cần bón vừa đủ phân theo khuyến cáo là được.
- Giai đoạn trồng sắn dây được 1 tháng. Lúc này chỉ cần hòa Siêu Lân Hữu với nước cho loãng ra rồi bón cho cây là được. Liều lượng cứ 1 gói Siêu Lân Hữu 500 gam pha với 100 lít nước mỗi gốc tưới 10 lít để kích thíc ra rễ và tạo tia củ ban đầu. Cứa 10-20 ngày tưới 1 lần.
- Giai đoạn 4 tháng kể từ khi trồng cây. Liều lượng cứ 1 gói Siêu Lân Hữu 500 gam + 1 gói 1 kg To củ khoai mì khoai lang pha với 100 lít nước mỗi gốc tưới 10 lít để nuôi củ và tích bột cứ 15-20 ngày tưới 1 lần hoặc kết hợp vừa tưới vừa phun qua lá thì hiệu quả càng cao. Ngưng tưới trước khi thu hoạch 1 tháng đến 2 tháng .
Trồng sắn dây cần làm giàn hoặc cắm chà cho cây. ắm các thanh chống theo hình chữ A giống như chống cây rau cho ăn quả vậy. Khi trồng sắn dây đặc biệt không được cho dây sắn chạm đất. Dây nào chạm đất thì đến 90% là sẽ mọc rễ và sinh ra cây con mới. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng của củ sắn. Hàm lượng tinh bột trong củ cũng sẽ không cao nữa.
Sắn dây không cần quá nhiều nước chỉ cần tưới khi thời tiết khô hạn đã lâu mà thôi. Còn bình thường không cần tưới cho cây làm gì. Chỉ cần tưới phân theo định kỳ là đủ.
Giới thiệu phân bón Siêu lân tại đây
Giới thiệu phân bón To củ khoai mì khoai lang tại đây
Thu hoạch khi củ đã đủ lớn
Thông thường từ lúc bắt đầu trồng cho đến khi có thể thu hoạch được kéo dài chừng 8 đến 9 hoặc nếu năm nào mưa nhiều có thể 10-12 tháng. Dấu hiệu nhận biết thời điểm có thể thu sắn là khi lá dần chuyển từ xanh sang vàng và rụng dần hay dân gian còn gọi là hiện tượng trút lá vàng. Đây là thời đểm thu hoạch và đi say bột.
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CÀ RỐT ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CỦ KHOAI MỠ TRÊN ĐẤT PHÈN
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CỦ GỪNG TRÂU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CÁCH TRỒNG CÂY CỦ KIỆU NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CỦ ĐẬU (CỦ SẮN NƯỚC)
QUY TRÌNH CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CỦ SẢ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MÌ (SẮN) ĐẠT NĂNG SUẤT 35-50 TẤN/HA
PHÂN BÓN CHUYÊN CÂY KHOAI MÌ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CÂY KHOAI TÂY ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY KHOAI MÔN ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY KHOAI LANG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
Thu hoạch sắn dây
Bột sắn dây
#nongnghiepbenvung #quocgiaxanh #cachtrongcaysanday #huongdantrongcaysanday #mohinhtrongcaysanday #trongvachamsoccaysanday #cachtrongcaybotsanday #kythuattrongcaysanday #trongcaysan #quytrinhkythuattrongsanday #cachtrongvachamsocsanday