QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CỦ ĐẬU (CỦ SẮN NƯỚC)

Nhằm giúp bà con canh tác cây củ đậu bền vững đạt năng suất và chất lượng vượt trội, QUỐC GIA XANH tổng hợp chia sẻ tới bà con kỹ thuật, kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây đạt năng suất

Củ đậu còn gọi là củ sắn là loại củ có thể sử dụng để chế biến thức ăn vừa có thể dùng tươi như trái cây rất mát, củ đậu có vị ngọt thanh mát rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là vào mùa hè nắng nóng. Củ đậu được trồng ở khá nhiều nơi cho hiệu quả kinh tế cao.

1.      Thời vụ

Củ đậu được trồng vào nhiều thời vụ quanh năm vào tháng 2 – 3, tháng 6 -7 hoặc tháng 7 – 8, trồng củ đậu hay củ sắn vào những tháng này sẽ cho năng suất cao, củ đậu nhiều nước, thanh ngọt.

  • Đất trồng đậu

Ruộng trồng cây củ đậu phải là ruộng không trũng, đầy đủ ánh sáng, tưới tiêu thuận lợi, không bị úng, hạn. Đất trồng có thành phần cơ giới nhẹ, xốp, độ thoáng cao. Đất thịt pha cát hay đất cát pha thịt là tốt nhất. Cây củ đậu là cây có bộ rễ ăn nông vì vậy yêu cầu đất phải tơi xốp, nhiều mùn thì năng suất mới cao. Chú ý phải cày sâu, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, Bốn lót phân cho cây vào trước lúc bừa lần cuối là tốt nhất. Theo kinh nghiệm của nông dân ở Xã Tràng An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh làm đất trồng củ đậu theo các bước sau: cày luống bừa – cày – rải phân NPK và phân chuồng sau cùng là lên luống. Luống cao 20cm, mặt luống 1,5m.

  • Bón lót (lượng cho 1 ha)
  • Phân chuồng hoai mục 20-30 tấn hoặc phân hữu cơ vi sinh 5-6 tấn
  • Vôi bột: 1-1,2 tấn
  • NPK 15-15-15 500kg

Bón lót đảo đều trước khi lên luống

Nếu trồng củ đậu, củ sắn trong xô chậu hoặc thùng xốp thì phải chọn loại chậu có độ sâu 30cm trở lên và rộng 30 x40 cm trở lên, đáy chậu phải thoát nước để đảm bảo củ đậu được phát triển tốt nhất.

Cách làm đất ươm hạt giống và trồng cây đã được hướng dẫn cụ thể tại bài viết này, bạn hãy tham khảo để làm đất trồng củ đậu nhé:

4.      Giống củ đậu

Cây củ đậu, củ sắn có thể trồng bằng hom giống, tuy nhiên thông thường thì nên trồng bằng hạt giống củ đậu thì cây cho năng suất cao hơn.

Trước khi gieo hạt giống củ đậu cần làm đất tơi xốp, cày bừa đất bón lót vôi trộn với phân chuồng ủ hoai, phơi ải ít nhất 1 tuần. Sau đó làm tơi đất và lên luống

Tiến hành lên luống, rạch hàng, bón lót lần 2 bằng phân chuồng ủ hoai xuống từng luống rồi lấp phân bằng đất nhỏ. Sau lên luống làm hàng thì tưới nước vừa đủ ẩm

Gieo hạt giống củ đậu lên mặt đất, ấn nhẹ hạt dính vào đất để khi tưới nước hạt không bị trôi, hạt giống củ đậu được đặt nằm ngang đều và so le nhau, hạt cách hạt từ 8 – 10cm. Sau đó rắc một lớp đất bột mỏng lên hạt rồi dùng rơm rạ băm nhỏ phủ đều luống và tưới ẩm.

Chú ý cần phải tưới đều đặn 1 – 2 lần/ngày, đảm bảo đất luôn ẩm để hạt có điều kiện tốt để nảy mầm. Khoảng 7 – 10 ngày sau gieo củ đậu sẽ nảy mầm và ra lá. Khi hạt mọc được 15 – 20 ngày thì tỉa bớt cây con nếu mọc quá dày.

  • Phân bón thúc

Phân bón làm tăng năng suất cây củ đậu. Bón phân hợp lý cho cây củ đậu cần phải dựa vào đặc điểm các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của từng loại giống, tính chất đất đai, điều kiện khí hậu của từng mùa vụ cụ thể và đặc điểm của từng loại phân bón,

Đất xấu cần bón nhiều phân, giống ngắn ngày, thâm canh cần tăng lượng phân bón. Đất cát pha thịt hay đất thịt nhẹ pha cát ở đồng bằng nên bón ít đạm nhất, thứ đến kali, bón phân lân cao nhất. Đất thịt nhẹ pha cát bạc màu ở vùng trung du nên bón phân lân nhiều hơn phân đạm, phân kali bón với lượng thấp nhất.

  • Lần 1: Sau khi gieo khoảng 20 ngày nên tưới thúc 1 gói 500 gam phân bón SIÊU LÂN HỮU CƠ pha với 300-400 lít nước để tưới cho cây con giúp cây nhanh phát triển thân lá 1 ha dùng 800-1000 lít. Cách 2 – 3 tuần tưới 1 lần, kết hợp nhổ cỏ dại.
  • Lần 2: sau trồng sau trồng khoảng 1 tháng thì tiến hành bấm ngọn lần đầu, cắt tỉa bớt thân lá để cây tập trung dinh dưỡng nuôi củ kết hợp bón thúc lần 2 lượng như sau: 2kg SIÊU LÂN HỮU CƠ +2 KG TO CỦ KHOAI MÌ- KHOAI LANG pha với 1000 lít nước tưới ướt cả cây lẫn gốc cho 1 ha. Sau đó cứ cách 7 – 15 ngày lại tiến hành bấm ngọn một lần cho đến lúc thu hoạch củ đậu và bón thúc lượng tương tự.
  • Lần 3: Thời điểm. Giai đoạn khi cây bắt đầu bói hoa thì dùng kéo cắt hết nụ hoa, lộc non nhằm giúp cây phát triển củ. Kết hợp bón thúc 2kg SIÊU LÂN HỮU CƠ + 4KG TO CỦ KHOAI MÌ- KHOAI LANG pha với 1000 lít nước tưới ướt cả cây lẫn gốc cho 1 ha. Cứ 10-15 ngày bón 1 lần
  • Tưới nước

Củ đậu không chịu được ngập úng vì vậy cần chú ý lượng nước tưới vừa đủ ẩm cho cây, tránh để đất quá khô hoặc quá ẩm.

Giới thiệu phân bón Siêu lân tại đây

Giới thiệu phân bón To củ khoai mì khoai lang tại đây

7.      Phòng trị sâu bệnh ở cây củ đậu

Củ đậu, củ sắn thường bị sâu cuốn lá, bệnh lở cổ rễ, đốn lá, cháy lá, rầy rệp,…gây hại. Áp dụng các biện pháp phòng quản lý sâu bệnh hại IPM để đảm bảo nopng sản và sức khỏe người dùng.

  • Thu hoạch củ đậu, củ sắnCây củ đậu sau khi trồng khoảng 4 – 5 tháng sẽ cho thu hoạch củ. Thời điểm thu hoạch củ đậu cây sẽ rụng gần hết lá và lá sẽ chuyển sang màu vàng nhạt. Áp dụng chăm sóc tốt năng xuất có thẻ đạt 50-60 tấn/ ha

Cây củ đậu nấu được rất nhiều món ăn ngon vừa ăn tươi như trái cây rất thanh mát cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SẮN DÂY ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CÀ RỐT ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CỦ KHOAI MỠ TRÊN ĐẤT PHÈN

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CỦ GỪNG TRÂU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CÁCH TRỒNG CÂY CỦ KIỆU NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CỦ SẢ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MÌ (SẮN) ĐẠT NĂNG SUẤT 35-50 TẤN/HA

PHÂN BÓN CHUYÊN CÂY KHOAI MÌ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CÂY KHOAI TÂY ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY KHOAI MÔN ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY KHOAI LANG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

Nguồn QUỐC GIA XANH tổng hợp

#nongnghiepbenvung #quocgiaxanh #kythuattrongcaycudau #cachgieotrongcaycudau #quytrinhkythuattrongcaycudau #cachtrongcaycudau #cachtrongcaycudaubangcu #cachtrongvachamsoccaycudau #kythuattrongvachamsoccaycudau