QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NHÀU

Nhằm giúp bà con canh tác cây nhầu bền vững đạt năng suất và chất lượng vượt trội, QUỐC GIA XANH tổng hợp chia sẻ tới bà con kỹ thuật, kinh nghiệm trồng và chăm sóc đạt năng suất

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NHÀU

I. Kỹ thuật gieo ươm cây Nhàu

1. Chọn cây mẹ lấy giống

a) Lấy hạt giống: Chọn những cây ở độ tuổi trung niên, cây đã ra quả, hình thái thân và tán lá đẹp, cân đối, sinh trưởng trên mức trung bình, sai quả, hạt tốt. Không lấy giống trên những cây già, cây sinh trưởng yếu kém, cong queo, sâu bệnh, bị chèn ép, lệch tán, cụt ngọn.

b) Lấy hom giống: Cây được tuyển chọn đang sung sức, chọn nhánh trẻ hóa, nhiều cành làm vật liệu giâm hom.

2. Thu hái giống

Thu hạt giống: khi quả hạt đã chín hình (vỏ, quả/hạt đổi màu sắc, hạt chắc cứng, phôi và mầm hạt phát triển đầy đủ…), một số quả/hạt bắt đầu phát tán (khoảng 10 – 15 %).

Thu hom giống:

+ Hom cành: nên chọn những cành bánh tẻ, chưa hóa gỗ hoàn toàn; mỗi hom giâm có ít nhất 2 chồi nách lá. Lấy hom vào thời tiết râm mát, bảo quản trong môi trường ẩm, thời gian bảo quản càng ngắn càng tốt, tối đa không nên quá 24h.

+ Hom thân: nên chọn những thân không quá non, không quá già, hình thái đẹp, không cụt ngọn, lá phát triển bình thường.

+ Hom rễ, hom củ: Chọn những củ không bị sâu bệnh, không tổn thương cơ giới, có khả năng cho ra mầm…

3. Sơ chế hạt giống

– Quả khô: Đánh đống ủ 2-3 ngày cho chín đều. Phơi dưới nắng nhẹ 2-3 ngày, thu lấy hạt tách ra ở 2-3 nắng đầu. Hạt có dầu không phơi dưới nắng to trên nền xi măng.

– Quả thịt: Đánh đống ủ 2-3 ngày cho chín đều. Sau khi ủ có thể ngâm nước một vài ngày rồi chà xát, đãi lấy hạt tốt rồi hong phơi cho khô ráo.

– Không nên bảo quản: Hạt giống mất sức nảy mầm, sơ chế xong cần khẩn trương xử lý và gieo ươm ngay, không nên bảo quản lâu.

4. Xử lý hạt giống

– Ngâm nước ấm 35 – 40°C (2 sôi + 3 lạnh) trong 6-8 giờ: Cho các loại hạt có dầu, vỏ mỏng rồi đem ủ.

– Khử trùng hạt giống: Ngâm hạt trong dung dịch thuốc tím 0,1% trong 1-3 giờ, rửa lại hạt bằng nước sạch rồi đem xử lý nhiệt độ như trên. Có thể dùng Benlat, Formon, hay PCNB… nhưng phải theo chỉ dẫn. Để phòng ngừa nấm bệnh

5. Gieo hạt

– Gieo thẳng vào bầu: Đem hạt đã nứt nanh gieo vào bầu ở các luống ươm, số lượng từ 1-3 hạt/bầu tùy theo đặc điểm và tình trạng hạt giống. Áp dụng cho loại hạt lớn, nảy mầm nhanh, nứt nanh đồng loạt.

– Đặc biệt: Có thể gieo thẳng hạt đã xử lý vào hố trống mà không qua khâu gieo ươm.

– Chăm sóc luống gieo:

Che tủ: Tủ mặt luống bằng rơm rạ đã khử trùng.

Bảo vệ: Chống kiến, chuột, gia cầm hại hạt và mầm.

Tưới nước giữ ẩm thường xuyên.

Làm cỏ phá váng, tỉa dặm cây và phòng trừ sâu bệnh theo định kỳ

6. Chọn cây con

– Cây con có bầu kích thước trung bình (Đường kính 8-10 cm, cao 12-15 cm): Cây con không có biểu hiện dị dạng, sinh trưởng tốt, chồi non mạnh, rễ đều nhàu thì đưa ra trồng.

Sinh lực tốt, phát triển cân đối, khỏe mạnh, không sâu bệnh và cụt ngọn, nhất là đối với nảy chồi kém.

– Bộ rễ không bị tổn thương, phát triển nhiều rễ phụ, không bị xây xát, ngập nát, long rễ, vỡ bầu, khô ngọn.

7. Trồng đất làm bầu ươm

– Công thức: 40% đất tầng mặt + 15% phân chuồng hoai + 1% supe lân 1% bôi bột 10 % sơ dừa hoặc vỏ chấu + 30% đất thịt + 3% hữu cơ sinh học.

– Che nắng: Khi cấy xong, dùng vật liệu che đã được chuẩn bị để che cho cây, tạo bóng râm che chắn được khoảng 70-75% ánh nắng cho tới khi cây phát triển bình thường

Tưới nước:

* Lượng nước và số lần tưới: Một tháng đầu khi mới cấy, tưới mỗi ngày 1 lần, lượng nước tưới 2-3 lít/m2.

* Cách tưới: Luống nền mềm tưới phun bằng thùng nước có hoa sen hay thiết bị tưới phun mưa.

– Làm cỏ xới đất: Tùy theo tình hình cỏ dại và đất đai mà từ 20-30 ngày (thường là từ 2-3 tuần) làm cỏ 1 lần, kết hợp xới đất phá váng bề mặt và cấy dặm những cây bị chết. Kết hợp nhổ bỏ những cây bị sâu, bệnh để đốt, tỉa bớt và tận dụng cây ở chỗ dày dặm vào chỗ thưa hay không có cây.

– Bón phân:

  • Bón thúc lần 1: Sau trồng 7-10 ngày pha 3-5kg Siêu lân hữu cơ với 500-600 lít nước tưới dạng phun mưa ướt đều cây cho 1 ha. Hoặc đổ gốc 1 lít 1 gốc
  • Bón thúc lần 2: Sau trồng 15-20 ngày pha 5-7 kg Siêu lân hữu cơ với 700-800 lít nước tưới dạng phun mưa ướt đều cây cho 1 ha. Hoặc đổ gốc 1-2 lít 1 gốc

Cách bón: Dùng thùng có hoa sen tưới vào buổi chiều râm mát, tưới rửa lại vào sáng hôm sau.

  1. Đào hố làm đất

– Đào hố trồng cây: Kích thước hố trồng 40 cm x 40 cm x 40 cm. Để riêng lớp đất mặt và lớp đất đáy

– Bón lót:

10-15 kg phân chuồng hoai mục hoặc+ 2-3 kg phân hữu cơ sinh học + 0,5 – 1,0 kg lân + 1kg vôi bột

Toàn bộ hỗn hợp bón lót được trộn đều với phần đất mặt và được lấp đầy trở lại hố, định vị lại vị trí trồng cây (tâm hố). Công việc này phải được hoàn thiện trước khi trồng cây 10– 15 ngày

2. Cách trồng

– Trồng cây: Xé túi bầu cây giống, lưu ý tránh làm vỡ bầu, xới đất đặt cây giống vào vị trí đã xác định (tâm hố), cắm cọc buộc cây để tránh gió lay gốc.

– Tưới nước, giữ ẩm che chắn gốc cho cây mới trồng

Lưu ý: Sau trồng thường xuyên thăm vườn, duy trì độ ẩm trong khoảng 1 tháng, kịp thời trồng dặm cây chết, cây có biểu hiện sinh trưởng phát triển kém, đảm bảo mật độ trồng

3. Chọn mật độ trồng

– Mật độ thấp: Dưới 1.000 cây/ha; Đây là một độ trồng chủ yếu của

– Hàng cách hàng 3 m, cây cách cây 3 m

6. Thời vụ trồng

– Miền Bắc: Có thể trồng 2 vụ chính – vụ Xuân tháng 2-4, vụ Thu tháng 7-9.

– Miền Trung: Vụ Thu Đông (tháng 9 đến tháng 12); vùng núi và nơi có lập địa thích hợp có thể trồng thêm vụ Xuân (từ tháng 1-3).

– Miền Nam: Trồng vào đầu mùa mưa (tháng 6 đến tháng 10).

7. Chăm sóc cây trồng

– Năm thứ 1: Chăm sóc 2-3 lần. Nội dung chăm sóc: Trồng dặm lại những cây bị chết, phát dọn thực bì cạnh tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 40-45cm, vun gốc, sửa thế cây, bón thúc, phòng chống gia súc và sâu bệnh gây hại.

– Năm thứ 2: Chăm sóc 3-4 lần. Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì, làm cỏ, xăm xới đất quanh gốc 50-70cm, vun gốc, sửa thế cây, tạo tán, bón thúc, diệt trừ sâu hại.

– Năm thứ 3: Chăm sóc 3-4 lần. Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì cạnh tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 70-100cm, vun gốc, diệt trừ sâu hại.

– Các năm tiếp theo: Tiếp tục chăm sóc, nhất là giai đoạn từ năm thứ 3 trẻo đi cây nhàu chia thành cách giai đoạn chăm sóc như sau:

+ Giai đoạn phục hồi cây sau thu hoạch: cần cắt tỉa cành già, cành cỗi, bón phân gốc, phân lá để phục hồi và trẻ hóa cây. (giai đoạn này tập trung phan gốc gồm phân hữu cơ 3-5 kg + NPK 16-16-8 0,5-1kg tùy giai đoạn của cây + Phân bón lá Siêu lân hữu cơ pha 10-15 kg cho 1200 lít nươc / 1ha)

+ Giai đoạn phân hóa mầm hoa: Cần tăng cường dinh dưỡng để tạo mầm hoa giúp ra hoa hàng loạt, đậu trái tối đa, chống rụng trái non, rụng trái sinh lý và lớn trái nhanh. Lượng phân bón gốc gồm hữu cơ sinh học 3-5 kg + NPK 20-10-10 0.5-1 kg + Phân bón lá Siêu lân hữu cơ giúp kích thích mầm hoa 10-15 kg + Canxi bo 2-3 lít)

+ Giai đoạn nuôi trái non : cần tập trung dinh dưỡng để nuôi trái lớn tối đa. Sau khi đậu trái cần bổ xung Siêu lân hữu cơ 10-15 kg + 1-3 lít canxi bo + 5-7 kg Lớn trái hữu cơ hoặc lớn trái nhanh pha với 1500-2000 lít tưới dạng phun mưa qua lá cho 1 ha

+ Giai đoạn nuôi trái già chuẩn bị bước vào thu hoạch bảo đảm dinh dưỡng để sau thu hoạch trái có hương vị đặc trưng, đậm màu đẹp mã, nặng ký và nâng cao chất lượng. Để năng cao chất lượng trái bón qua lá trước khi thu hoạch 20-30 ngày phân bón Lớn trái nhanh 10-15 kg +3-5 lít canxi bo pha bới 1500-2000 lít / ha

Giới thiệu phân bón Siêu lân tại đây

Giới thiệu phân bón Lớn trái nhanh tại đây

8. Bảo vệ cây trồng

– Phòng chống gia súc: Cần quản lý việc chăn thả ở giai đoạn cây còn non.

– Phòng chống sâu bệnh hại:

Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM

a. Biện pháp canh tác kỹ thuật: Vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa các lá già vàng úa tiêu hủy, luân canh cây trồng khác họ. Chọn giống khỏe, sức đề kháng sâu bệnh tốt. giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây.

Thực hiện ghi chép nhật ký đồng ruộng.

Bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ.

Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh

b. Biện pháp sinh học: Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đuôi kìm… Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh

c. Biện pháp vật lý: Sử dụng bẫy màu vàng, bôi các chất bám dính: dùng nhựa thông (Colophan) nấu trộn với nhớt xe theo tỉ lệ 4/6,  bẫy Pheromone dẫn dụ côn trùn ra xa vườn. Bên trong vườn dùng chất xua đuổi như long não để đuổi côn trùng

Có thể sử dụng lưới ruồi cao từ 1,5 -1,8 m che chắn xung quanh vườn hạn chế ruồi đục lá, sâu, côn trùng gây hại bay từ vườn khác sang

d. Biện pháp hóa học: Khi sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc) và nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng, phun khi bệnh chớm xuất hiện

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau:

Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng

Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người

Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc)

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY THẠCH ĐEN – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY THẠCH ĐEN ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY TRÀ HOA VÀNG ĐẸP

KỸ THUẬT TRỒNG HƯƠNG THẢO AN TOÀN ĐUỔI CÔN TRÙNG, TẠO PHONG THỦY CHO CĂN NHÀ

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY THUỐC CÁT CÁNH ĐẠT TIÊU CHUẨN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY TRÀ HOA VÀNG ĐẸP

TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY THẠCH ĐEN – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY THẠCH ĐEN ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

Nguồn: Tổng hợp

#nongnghiepbenvung #quocgiaxanh #trongcaynhau #cachtrongcaynhautrongchau #cachtrongcaynhaubanghat #cachtrongcayquanhau #trongcaytrainhau #kythuattrongcaynhau