TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY THẠCH ĐEN – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY THẠCH ĐEN ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

Thạch đen được chế biến từ cây thạch đen. Đây là loại cây thảo, phân nhánh nhiều, toả ra trên mặt đất giống như cây bạc hà. Lá màu xanh nhạt, hình trứng, mép có răng. Hoa mọc thành cụm dày đặc.

TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY THẠCH ĐEN – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY THẠCH ĐEN ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

I.                  YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CỦA CÂY THẠCH ĐEN

1        Đặc tính

Cây thạch đen có thể trồng ở nhiệt độ từ 16 – 350C, trong đó nhiệt độ thích hợp nhất là từ 20 – 250C. Nhiệt độ thấp hơn 150C và cao hơn 350C cây chậm đến ngừng sinh trưởng. Thạch đen là cây không cần nhiều ánh sáng trực diện, vì vậy có thể trồng thạch đen dưới tán cây to hoặc xen trong ruộng ngô.

Thạch đen là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng vì rễ của cây thuộc loại rễ chùm. Lượng mưa bình quân từ 1.500 – 2.000 mm/năm, độ ẩm không khí 80 – 85%, độ ẩm đất 70 – 80%. 

2. Yêu cầu về đất đai

Cây thạch đen có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Đất tốt cho trồng cây thạch đen phải là đất có tầng dày từ 0,5m trở lên, giàu mùn ( đất mỏng ngheo mùn cần cải tạo trước khi trồng) Đặc biệt là phải thoát nước tốt thành phần cơ giới: đất thịt nhẹ.  

II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY THẠCH ĐEN  

1.     Giống

Thạch đen chỉ nhân giống bằng con đường vô tính, nguồn giống chủ yếu bằng gốc thân của vụ trước. Cây ưa đất ẩm thuộc loại đất thịt pha cát có tầng sâu dày, không lẫn đá. Không trồng thạch đen trên đất thịt nặng hay đất do đá vôi phong hoá. Đồng bào thường trồng trên đất nương rẫy đã bỏ hoá 2 – 3 năm. Trồng gần nhà để có điều kiện chăm sóc tốt, năng suất có thể cao gấp đôi so với trồng ngoài đồi.

Trong sản xuất hiện nay đang sử dụng 2 loại giống, đó là giống cây thân đỏ và giống cây thân trắng.  

  • Giống cây thạch đen thân đỏ có thân màu đỏ hoặc nâu thẫm. Thân cây mập, lá cây xanh thẫm, viền lá răng cưa. Có thể khối nặng hơn giống cây thân trắng.
  • Giống cây thạch đen thân trắng: có thân màu xanh nhạt, cây nhỏ, lá cây mỏng hơn, có thể khối nhẹ hơn so với cây thân đỏ.
  • Lượng giống dùng cho 1 ha từ 1,1 – 1,4 tấn. Cây con giống đạt tiêu chuẩn phải mập, phân nhiều nhánh, nhiều rễ, không bị dập nát, không có sâu bệnh.

2. Thời vụ trồng

Tùy theo tính chất và mục đích sử dụng có thể bố trí các thời vụ trồng khác nhau:

  • Vụ Đông: trồng từ 15/11 đến 15/12, chủ yếu để làm giống.
  • Vụ Xuân: trồng từ 10/2 đến 25/3, vừa dùng để làm giống vừa để thu hái sản phẩm.
  • Vụ Hè Thu: từ 10/7 đến 20/8, chủ yếu để thu hái sản phẩm. 

3. Làm đất trồng

Thạch đen có thể trồng trên đất ruộng và đất nương rẫy thích hợp với điều kiện ẩm, đất tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước tốt. Đất trồng thạch đen cần cày bừa kỹ, tạo mặt phẳng để thoát nước tốt, làm sạch cỏ dại, nếu trồng ở đất đồi dốc nhẹ cần trồng theo băng, trồng ở ruộng cần lên luống:

  • Đất ruộng: Làm rãnh thoát nước xung quanh khu đất, lên luống rộng 1,0 – 1,5 m, cao 15 – 20cm, rãnh rộng 20cm hoặc luống đôi rộng 2,5 – 3,0 m, rãnh rộng 20cm, cao 20cm (tùy thuộc vào ruộng ở vị trí thoát nước);
  • Đất nương: Rạch hàng, bổ hốc từ trên xuống dưới theo đường đồng mức (đường hình vành nón) và so le nhau. 

3. Mật độ, khoảng cách trồng

  • Đối với đất ruộng:

+ Hàng cách hàng: 50 x 50 cm

+ Hốc cách hốc: 25 x 25cm

  • Đối với đất nương:

+ Hàng cách hàng: 40 x 40 cm

+ Hốc cách hốc: 20 x 20 cm

  • Kỹ thuật trồng: Mỗi hốc trồng 2-3 dảnh, đặt đối xứng nhau trong hốc sau đó lấp 1 lớp đất mỏng.
  • Tưới nước: Ngay sau khi trồng tiến hành nưới nhẹ cho cây để đảm bảo độ ẩm, tỷ lệ sống cũng như khả năng bén rễ hồi xanh. Trong quá trình chăm sóc tiến hành tưới nước cho Thạch đen không để khô hạn nhằm thúc đẩy sinh trưởng và phát triển cho năng suất, chất lượng tốt.

6. Phân bón

  • Phân NPK 16-16-8 hoặc 20-20-15: 300-500 kg /ha;
  • Phân chuồng hoai: 15-20 tấn/ha nếu ko có phân chuồng hoai mục thì thay thế bằng phân hữu cơ vi sinh hoặc hữu cơ sinh học lượng 3-5 tấn/ ha;

Cách bón: 

+ Bón lót toàn bộ phân chuồng + 1/2 lượng phân bón NPK

+ Bón thúc lần 1: sau trồng 10 – 15 ngày khi cây Thạch đen hồi xanh  Pha 1,5-2 kg  Siêu lân hữu cơ  với 500-600 lít nước phun cho 1 ha/ định kỳ 7-15 ngày 1 lần.

+ Bón thúc lần 2: Sau trồng  khoảng 30 – 40 ngày, bón 1/2 lượng phân NPK còn lại, Kết hợp Pha 2-3kg Siêu lân hữu cơ với 600-700 lít nước phun cho 1 ha/ định kỳ 7-15 ngày 1 lần.

+ Các giai đoạn bón thúc ảnh hưởng đến sản lượng sau này vì thế cần tăng cường phun định kỳ Siêu lân hữu cơ giúp cây đẻ nhiều nhánh, ra nhiều lá to dày giúp năng xuất cao.

Để chất lượng Thạch đên thơm hơn tỷ lệ phơi khô ít hao hụt giai đoạn tháng 5-6 và tháng 9-10 là giai đoạn tích tụ dinh dưỡng cho phân hóa mầm hoa cần Pha 3-5 kg Siêu lân hữu cơ  + 3-5 Kg Lớn trái nhanh với 800-1000 lít nước phun cho 1 ha/ định kỳ 7-15 ngày 1 lần. Sau này tỷ lệ phơi sẽ giảm 6-8kg tươi được 1 kg khô.

Giới thiệu phân bón Siêu lân tại đây

Lưu ý:

  • Để Thạch đen có năng xuất cao chất lượng tốt cần tăng Định kỳ phun phân bón Siêu lân hữu cơ để thạch đẻ nhiều nhánh, nhiều lá sau này mang lại năng xuất cao.
  • Để chất lượng thạch cao thơm và tỷ lệ phơi ít hao hụt thì trong tháng cuối cây chuẩn bị ra hoa càn phun 2-3 lần Siêu lân hữu cơ kết hợp với To củ khoai lang, khoai mì đẻ dưỡng gốc tốt mà chất lượng Thạch cao
  • Tuyệt đối không được sử dụng phân hữu cơ chưa hoai mục, nước phân chuồng tươi để bón hoặc tưới cho cây.
  • Phân bón vào buổi sáng sớm hoặc ngày râm mát. Khi bón phân bón lá nếu trời mua phải bón lại nếu trời nắng nóng thì nên bón chiều mát

Ngoài ra có thể sử dụng phân vi sinh bón cho Thạch đen, liều lượng cách bón theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.

6.                  Chăm sóc thạch đen

Công việc làm cỏ, xới xáo thường kết hợp cùng với bón phân cho cây. Ngoài ra, khi trên vườn cỏ mọc nhanh cần tiến hành xới cỏ bổ sung. Với một số loại đất có kết cấu kém, sau mưa phải tiến hành xới phá váng.  

Cây thạch đen cần ẩm nhưng không chịu ngập úng, vì vậy khi tưới nước chỉ nên tưới vừa đủ, không để nước đọng thành vũng trên vườn. Với các chân ruộng thấp cần làm mương tiêu thoát nước.

8. Phòng trừ sâu bệnh

8.1. Sâu hại Thạch đen

Có nhiều loại sâu gây hại trên thạch đen, phổ biến là sâu xám, sâu xanh, bọ cánh cứng, ban miêu, …..

Khuyến cáo áp dụng biện pháp quản lý sâu bệnh hại IPM hoặc sinh học

  • Sâu xám gây hại nặng cho thạch đen giai đoạn mới trồng, chúng có thể cắn cụt cây, gây mất khoảng, giảm năng suất. Cả sâu xám và sâu xanh đều có thể ăn khuyết lá, ăn trụi lá, trơ lại gân lá. Gây hại nặng nhất vào tháng 3-4, thời điểm cây đang sinh trưởng mạnh về thân lá, đặc biệt khi trời đang nắng to và có mưa rào.  
  • Bọ cánh cứng và ban miêu thường gây hại trên lá non, lá bánh tẻ, chúng ăn phần thịt lá, để trơ lại gân lá, làm cây sinh trưởng chậm và giảm năng suất.  
  • Phòng trừ: 

+ Biện pháp thủ công: Thăm đồng thường xuyên, nếu mật độ thấp diệt sâu non, bọ cánh cứng, ban miêu bằng tay.

+ Biện pháp canh tác: Làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại, trồng đúng thời vụ, bố trí mật độ trồng hợp lý. Dùng bẫy bả chua ngọt để diệt ngài sâu xám.

+ Biện pháp hóa học: Khi mật độ, tỷ lệ dịch hại ở mức từ 5 con/m2, 5% cây trở lên, sử dụng một trong các loại thuốc BVTV sau để phun: Sherpa 25 EC,

Decis 2.5 EC, Kumulus 80 WG, Regent 68 WG…. và các loại thuốc có nguồn gốc sinh học. Nếu sau phun 3-5 ngày thấy sâu xuất hiện trở lại với mật độ, tỉ lệ hại ở mức như trên cần tiến hành phun nhắc lại lần 2, lưu ý thay đổi thuốc phun tránh tình trạng kháng thuốc của sâu.

8.2. Bệnh hại thạch đen

a) Bệnh thối cổ rễ

  • Nguyên nhân: Do nấm Rhizoctonia solani. – Triệu chứng: Bệnh chủ yếu gây hại ở phần cổ rễ, phần gốc sát mặt đất. Vết bệnh thối cổ rễ có màu nâu sẫm hoặc đen, hiện tượng thường thấy là vết bệnh ăn lan vòng khắp quanh thân, làm cho một phần thân teo và quắt lại. Dần dần phần vỏ này khi gặp trời mưa hoặc độ ẩm cao sẽ bị thối nhũn, bong ra, cây có màu thâm đen, cây sẽ héo dần và chết. Rễ bị thối hoàn toàn, rất dễ rút cây lên, khi đó vỏ bị tróc ra, lầy nhầy và dễ lộ phần lõi. Lúc mới bị nhiễm bệnh, lá trên các cây này còn giữ được màu xanh tươi trong vài ngày (nếu trời râm mát), sau đó toàn bộ cây sẽ bị héo rũ gục xuống, chết lụi từng đám rải rác trên ruộng hoặc từng vạt lớn nếu bị nhiễm bệnh nặng. Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ 25-300C.
  • Phòng trừ: 

+ Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây trồng vụ trước. Nhổ bỏ và tiêu hủy cây bị bệnh để diệt nguồn nấm bệnh. Sử dụng cây giống khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, bón phân cân đối, không bón nhiều đạm. Luân canh với các cây trồng khác họ.

+ Biện pháp hóa học: Phun khi bệnh phát sinh (nhất là trong điều kiện thời tiết thích hợp cho nấm bệnh phát triển mạnh) bằng các loại thuốc CopperZinc85WP, Validan 5DD….

b) Bệnh sương mai, Bệnh phấn trắng – Nguyên nhân: 

+ Bệnh sương mai: Do nấm Pseudoperonospora sp. 

+ Bệnh phấn trắng: Do nấm Oidium sp.

  • Triệu trứng bệnh:

+ Bệnh sương mai chủ yếu hại trên mặt lá, đốm bệnh lúc đầu nhỏ có màu xanh nhạt, sau chuyển dần sang mầu vàng nhạt rồi nâu nhạt. Ở mặt dưới lá nơi vết bệnh có nấm tạo ra lớp phấn màu xám đậm hoặc tím đỏ. Phát sinh mạnh trong điều kiện ẩm độ cao >80%, nhiệt độ từ 24-300C.

+ Bệnh phấn trắng thường xảy ra ở trên lá. Mặt trên lá có lớp bột màu trắng xám phủ đầy, sau đó có những hạt nhỏ màu đen xuất hiện. Phát sinh mạnh trong điều kiện ánh sáng yếu, mưa nhiều, ẩm độ cao, nhiệt độ từ 22 -250C.

  • Phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác: Sử dụng cây giống khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, bón phân cân đối, luân canh các loại cây trồng thích hợp; nhổ bỏ đem tiêu hủy đối với cây bị nhiễm bệnh nặng hạn chế lây lan và hốc cây phải được sát trùng bằng vôi bột.

+ Biện pháp hóa học: Phun khi bệnh phát sinh (nhất là trong điều kiện thời tiết thích hợp cho nấm bệnh phát triển mạnh) bằng các loại thuốc Anvil 5SC, Zineb Bull 80WP, Ridomil MZ 72WP (0,2%) hoặc Score 250EC (0,1%),

Starner, … 

8.3. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc BVTV 

  • Không trộn phân bón lá cùng thuốc trừ bệnh, tránh làm cho bệnh phát triển mạnh.
  • Phải tuân thủ 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV: đúng thuốc, đúng nồng độ – liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp.
  • Phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động khi phun thuốc (mũ bảo hộ, kính bảo hộ, găng tay cao su, khẩu trang, ủng, quần áo bảo hộ).
  • Tuyệt đối không ăn, uống, hút thuốc trong quá trình phun thuốc.
  • Đảm bảo thời gian cách ly lần phun cuối trước thu hoạch theo hướng dẫn của thuốc sử dụng.

9. Thu hoạch và bảo quản

9.1. Thu hoạch

Khi cây thạch đen vươn dài thân, bắt đầu xuất hiện nụ hoa ở ngọn là thời điểm thu hoạch thạch có chất lượng tốt nhất. Sử dụng dao, liềm sắc cắt sát gốc, thân và lá rải đều phơi nắng 1 ngày sau đó phủ bạt ủ thành đống từ 1-2 ngày, trong quá trình ủ lá thạch sẽ chuyển dần sang màu đen. Sau đó tiếp tục phơi thêm 1-2 ngày nắng cho đến khi khô (cắt bỏ toàn bộ rễ cây thạch đen).

+ Trồng nương đạt: 8-15 tấn/ha

+ Trồng ruộng: 12,5 – 20 tấn/ha

Nếu được chăm sóc và bón phân tốt, một năm có thể thu hoạch 2 lần (vào tháng 6 và tháng 10-11). Thu hoạch khi cây xuất hiện nụ hoa ở ngọn là năng suất cao nhất. Cần cắt sát gốc, thân và lá thu về rải đều, phơi nắng nhẹ một ngày sau đó đánh đống lại 1-2 ngày mới đem ra phơi tiếp. Khoảng 2-3 ngày phơi là khô. Nếu ruộng không bón phân để phát triển tự nhiên, thì mỗi năm chỉ thu một lần vào tháng 10 – 11. Thường 6-8 kg thân lá thạch tươi thì được 1 kg khô.

9.2. Bảo quản

Cây thạch đen sau khi phơi khô loại bỏ các tạp chất, buộc thành bó từ 20 – 30 kg bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Nhà kho, chỗ bảo quản Thạch đen phải được kê cao cách mặt đất khoảng 50 cm để tránh ẩm mốc.

 Chế biến.

Muốn chế biến Thạch ăn, phải rửa cành lá thạch khô hết đất cát rồi cho vào nồi nấu nhừ, bắc ra để nguội, nắm vắt bỏ bã, đổ nước vào túi vải sạch, vắt lọc lấy nước, rồi đổ bột gạo vào quấy đều trên bếp lửa. Khi nào dung dịch đặc quánh lại, bắc ra đổ vào chậu, để nguội là có thạch ăn. Khi chế biến thường theo công thức: 0,3 kg cành, lá thạch khô + 2 bò bột gạo tẻ sẽ nấu được 6 – 7 kg thạch ăn. Dùng ít bột hoà thì thạch sẽ đen và ngon hơn.

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY THẠCH ĐEN – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY THẠCH ĐEN ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY TRÀ HOA VÀNG ĐẸP

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NHÀU

KỸ THUẬT TRỒNG HƯƠNG THẢO AN TOÀN ĐUỔI CÔN TRÙNG, TẠO PHONG THỦY CHO CĂN NHÀ

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY THUỐC CÁT CÁNH ĐẠT TIÊU CHUẨN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY TRÀ HOA VÀNG ĐẸP

TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY THẠCH ĐEN – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY THẠCH ĐEN ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

#trồng_cây_thạch_đen #cách_trồng_cây_thạch_đen #quy_trình_trồng_cây_thạch_đen #mô_hình_trồng_cây_thạch_đen #cách_trồng_và_chăm_sóc_cây_thạch_đen #cách_bón_phân_cho_cây_thạch_đen #cây_thạch_đen_là_cây_gì #cây_thạch_đen_cao_bằng #cây_thạch_đen_khô #cây_thạch_đen_lạng_sơn #cây_thạch_đen_để_làm_gì #kỹ_thuật_trồng_cây_thạch_đen_cao_bằng #kỹ_trồng_cây_thạch_đen #trồng_cây_thạch_đen