QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG HOA LAY ƠN
– Thân: Cây hoa lay-ơn có dạng thân thảo, thân giả được kết bởi các bẹ lá xếp chồng lên nhau, bẹ lá trước xếp phủ lên bẹ lá sau.
– Lá cứng hình lưỡi kiếm, cuống lá phần gốc rộng và to thành hình như cái bao xếp chồng lên nhau tạo thành củ lay-ơn. Lá dài khoảng 30-80cm, rộng 4-5cm, có gân dọc.
– Hoa: Cánh hoa lớn, dạng hình lá bao vào nhau khi chưa nở. Khi nở hoa có dạng hình phễu, bao hoa dính nhau tạo thành một khối gồm 2 vòng hoa (2 lớp cánh), nhị và nhụy hoa ở vòng trong hoa, bao phấn hướng ra ngoài. Cánh hoa có loại bằng, lượn sóng… Trên cành hoa mang nhiều hoa (12-20 hoa), xếp dọc theo chiều dài của cành theo kiểu zíc zắc
– Quả và hạt: Có 3 ngăn chứa nhiều hạt phía trong, khi hạt trần có bao lớp màng màu nâu.
– Củ và rễ: (Giống hành tây) Củ chính là thân ngầm của cây hoa lay-ơn. Rễ dạng chùm ít ăn sâu mà phát triển theo bề ngang. Có 2 loại rễ: rễ mọc từ giống ban đầu (củ mẹ) gọi là rễ sơ cấp và rễ mọc từ củ con do củ mẹ đẻ ra gọi là rễ thứ cấp.
2. Yêu cầu điều kiên
– Nhiệt độ: Lay-ơn ưa khí hậu mát mẻ, không chịu được nắng nóng. Nhiệt độ thích hợp là 15-280C.
– Ánh sáng: Lay-ơn là cây ưa ánh sáng, cần 100% ánh sáng trực tiếp. Nếu thiếu ánh sáng cây sinh trưởng yếu, bị vóng và dễ nhiễm bệnh, hoa nhỏ. Thời gian chiếu sáng mỗi ngày từ 12-14 giờ với cường độ chiếu sáng 6000lux là phù hợp nhất.
– Độ ẩm: Lay-ơn là loại hoa ưa ẩm nhưng không chịu được úng nước. Khi bị úng nước, bộ rễ sẽ bị tổn hại, củ thối, cây vàng úa và chết. Độ ẩm đất thích hợp đối với cây lay-ơn khoảng 70-75%.
– Đất: Đất trồng lay-ơn phải có độ tơi xốp cao, thoáng khí, giữ nước tốt và có độ phì nhiêu cao. Vì vậy, đất thịt là đất trồng lay-ơn lý tưởng nhất.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1.Chuẩn bị đất
– Chọn đất thịt nhẹ, tơi xốp, bằng phẳng, thoát nước tốt, pH = 5.5-7
– Đất được làm sạch cỏ dại và tàn dư thực vật của vụ trước;
– Đất được cày sâu 30-40cm phơi ải, tơi xốp, khử tuyến trùng bằng Ethoprophos 10% (20-30 kg Mocap hạt/ha), khử vi khuẩn bằng Calcium hypochlorite (30 kg/ha)
Lưu ý: Không được trồng 2 vụ lay-ơn liên tục trên một mảnh đất, tốt nhất nên luân canh cây trồng khác 2- 3 năm.
2. Lên luống
– Lên luống cao, bề mặt luống 1,1-1,3m, bề mặt luống bằng phẳng, tưới ẩm và phun thuốc diệt mầm cỏ dại; Trước khi lên luống bón lót phân chuồng, phân hữu cơ và vô cơ theo khuyến cáo
– Xẻ rạch: Xẻ rạch theo chiều ngang của luống, độ sâu của rạch khoảng 10-15cm, các rạch cách nhau 25-30cm.
3.Chọn củ giống và trồng
– Chọn củ giống đồng đều về kích thước và màu sắc, mầm và rễ đều, khỏe mạnh, sạch bệnh và virus và không bị sứt sẹo.
– Ngâm củ khoảng 10-15 phút trong Iprodione (Rovral), mancozed (Mancozed, Dithane) 2%, hong khô trước khi trồng.
* Cách trồng
– Đặt củ trong các rãnh đã xẻ trước, trồng với mật độ 250.000 -300.000 củ/ha, tùy thuộc vào kích cỡ củ và loại giống;
– Lấp một lớp đất mặt mỏng khoảng 1-2cm , tưới ẩm đều ngay sau khi trồng
4. Phân bón và cách bón phân
4. Phân bón và cách bón phân
– Lượng phân bón sử dụng cho 1ha
+ Phân chuồng : 40 – 50m3 Nếu không có phân chuồng thì thay thế 4-5 tấn Hữu cơ sinh học
+ Vôi : 1000kg
+ Lượng phân vô cơ NPK: 20-20-15 600 kg
+ Vi sinh: 300kg
– Cách bón
– Bón lót: toàn bộ lượng phân trên rải đều ra đát trước khi lên luống
– Bón thúc:
+ Lần 1 Sau khi trồng 7-10 ngày Pha 2-3 lít Siêu lân hữu cơ với 400-500 lít nước sạch tưới dạng phun mưa cho 1 ha. Khi cây bắt đầu lên khỏi mặt đất.
+ Lần 2 Sau khi trồng 18-20 ngày Pha 3-5 lít Siêu lân hữu cơ với 500-600 lít nước sạch tưới dạng phun mưa cho 1 ha.
+ Lần 3 Sau khi trồng 25-30 ngày Pha 5-6 lít Siêu lân hữu cơ với 600-700 lít nước sạch tưới dạng phun mưa cho 1 ha. Làm cỏ xới nhẹ mặt luống.
+ Lần 4 Sau khi trồng 35-40 ngày Pha 6-7 lít Siêu lân hữu cơ với 700-800 lít nước sạch tưới dạng phun mưa cho 1 ha.
+ Lần 5 Sau khi trồng 35-40 ngày Pha 6-7 lít Siêu lân hữu cơ + 1 -2 lít Canxi bo + 3-5 kg Lớn trái nhanh hoặc lớn trái hưuux cơ với 800-1000 lít nước sạch tưới dạng phun mưa cho 1 ha. Phân hóa mầm hoa
+ Lần 6 Sau khi trồng 50-55 ngày Pha 8-10 lít Siêu lân hữu cơ + 2 lít Canxi bo + 5-7 kg Lớn trái nhanh hoặc lớn trái hưu cơ với 800-1000 lít nước sạch tưới dạng phun mưa cho 1 ha. Bắt đầu trổ đòng
Lưu ý: phun vào lúc mát trời và tưới vào sáng sớm hôm sau để hạn chế sự phát triển của nấm bệnh. Trồng phân bón Siêu lân hữu cơ và lớn trái nhanh đã bổ sung đủ phân bón đa, trung và lượng giúp cây hoa phát triển và tạo đòng hoa, bông hoa lớn, cách hoa dày, cứng, màu sắc đậm nét đặc trung và hoa tươi bền lâu.
Giới thiệu phân bón Siêu lân tại đây
Giới thiệu phân bón Lớn trái nhanh tại đây
5.Tưới nước
– Mỗi thời kỳ sống cây lay-ơn cần nhu cầu về nước khác nhau. Đặc biệt trong giai đoạn cây mới trồng và bắt đầu ra lá thứ 5 đến lá thứ 8, cần nhu cầu rất lớn về nước, nếu thiếu nước cây mọc không đều và ảnh hưởng đến sự phân hóa hoa dẫn đến cành hoa ngắn, ít hoa.
– Tưới nước thường xuyên tưới nước đảm bảo độ ẩm cho cây, thiếu nước làm cho hoa ngắn và nhỏ, củ nhỏ.
6. Chăm sóc
– Sau khi trồng 7-10 ngày, mầm cây mọc lên khỏi mặt đất, tiến hành loại bỏ các chồi phụ chỉ để lại 1 chồi chính cây để phát triển khỏe mạnh.
– Lên luống lần 1: Khi cây được 2-3 lá tiến hành xăm xới, vun nhẹ một lớp đất mỏng vào cạnh gốc. Khoảng 2 tuần sau đó tiến hành vun gốc đợt 2, đợt này cần vun cao để chống đổ cho cây và tạo điều kiện cho cây sinh củ con. Sau đợt vun này tiến hành giăng lưới giúp cho cây không đổ và cành hoa không bị cong.
III. SÂU BỆNH HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Áp dụng biện pháp quản lý sâu bệnh hại tổng hợp IPM
1. Vệ sinh vườn: Luôn vệ sinh vườn dọn sạch cỏ rác và tàn dư thực vật khác, cắt tỉa lá già và xử lý cách xa vườn trồng.
2. Cây giống: Chọn cây giống sạch bệnh, sử dụng cây giống đạt tiêu chuẩn tốt, độ đồng đều cao, phát huy ưu điểm của giống, sức sống khỏe, năng suất cao, sạch sâu bệnh.
3. Mật độ trồng và kỹ thuật trồng: Trồng với mật độ thích hợp, tránh trồng dầy sẽ tạo ẩm độ cao tạo điều kiện nấm bệnh phát triển. Sử dụng phân bón hợp lý, tránh bón thừa phân đạm để tăng khả năng chống chịu bệnh.
4. Đặt bẫy dính: Đa số giai đoạn trưởng thành của côn trùng bị hấp dẫn bởi màu vàng. Đây là biện pháp thích hợp, giảm được chi phí phòng trừ sâu hại, an toàn cho sản phẩm và môi trường. Các bẫy dính này treo ngay phía trên của vòm lá hoặc treo xung vườn , với mật độ 1 bẫy/2m2.
5. Biện pháp sinh học: Bảo vệ và phát triển quần thể thiên địch tự nhiên sẵn có trên vườn như bọ rùa, ruồi ăn thịt, nhện ăn thịt…
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải theo nguyên tắc “4 đúng”.
Trước khi sử dụng thuốc trên diện rộng, cần phun thử trên diện tích hẹp để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
IV. THU HOẠCH XỬ LÝ VÀ BẢO QUẢN
1. Thu hoạch hoa
– Thời điểm thu hoạch: Thích hợp nhất là lúc trên gốc hoa tự có 1-2 hoa nhú thể hiện được màu, nhưng chưa nở trong một ngày là tốt nhất, nên thu hoạch trước 10 giờ sáng.
– Vị trí cắt: chừa lại ít nhất 2-3 lá hoàn chỉnh trên cây để cho cây tiếp tục nuôi củ.
– Không đặt hoa lên đất bẩn, tránh làm dập hoa. Hoa lay-ơn vừa thu hoạch nên cắm ngay vào nước khử ion hoặc tốt nhất là cắm vào dung dịch bảo quản. Vận chuyển ngay về nơi thoáng mát để không làm ảnh hưởng đến chất lượng cành hoa.
– Đóng gói: Cần loại bỏ những bông hoa bị bệnh, bị héo và bị dập do cơ học, bộ lá không đẹp, sâu bệnh… Những bông đủ tiêu chuẩn nên được sắp xếp theo từng độ tuổi khác nhau, bó theo từng giống, độ dài cành và cấp hoa, bó bằng gốc. Đóng vào thùng carton khi vận chuyển đi xa. Thùng carton cần có đủ lỗ thông hơi được bố trí hợp lý.
Kết hợp thu hoạch và đưa đi tiêu thụ hoặc bảo quảng ngay.
2. Thu hoạch củ
Sau khi thu hoạch hoa khoảng 6-8 tuần thì tiến hành thu họach thu hoạch củ. Trước khi thu hoạch, ngừng tưới nước 2 tuần để củ được khô ráo, thu vào những ngày nắng ráo. Thu cẩn thận tránh làm xây xát củ, thu kỹ cả củ lớn và hạt. Loại bỏ các củ bị bệnh ngay trên đồng ruộng để tránh lây lan mầm bệnh sang các củ khỏe mạnh.
* Xử lý củ
– Củ thu xong được rửa sạch và xử lý ngay để tránh nguồn bệnh lây lan.
– Dùng Iprodione, Mancozeb 0,2%, ngâm củ trong 20-30 phút. Sau đó đem phơi ở nơi thoáng mát.
3. Bảo quản củ giống
– Sau khi xử lý phơi củ ở nơi thoáng mát, có nắng nhẹ, sau 7-10 ngày củ sẽ mất bớt nước dư thừa giúp cho lưu trữ củ giống được tốt.
– Tách hạt nhỏ ra khỏi củ lớn, phân loại để tiện theo dõi và thuận lợi cho việc trồng vụ sau. Kho bảo quản củ giống phải thoáng, đủ sáng và có biện pháp tránh sâu, chuột thâm nhập. Kiểm tra kho thường xuyên để kịp xử lý khắc phục tình trạng sâu bệnh, chuột bọ. Có thể bảo quản ở nhiệt độ thường 18-25oC hoặc bảo quản ở trong kho lạnh 7-10oC.
CÁCH TRỒNG CÂY HOA ĐÀO NGÀY TẾT – BÓN PHÂN CHO CÂY ĐÀO NGÀY TẾT HIỆU QUẢ
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG HOA ĐỒNG TIỀN NỞ CỰC ĐẸP DỊP TẾT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG HOA CÚC CHẬU BAO ĐẸP
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC HOA CÁT TƯỜNG
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG HOA LI ĐẸP BỀN
KỸ THUẬT CƠ BẢN TRỒNG PHONG LAN
TRỒNG CÂY HOA ĐÀO NGÀY TẾT – BÓN PHÂN CHO CÂY ĐÀO NGÀY TẾT HOA NỞ NHIỀU TO BỀN VÀ ĐẸP
Nguồn: Tổng hợp
Chi tiết hơn xem tại websize phanbonquocgiaviet.com
#nongnghiepbenvung #quocgiaxanh #cachtrongcayhoalayon #cachtrongvachamsoccayhoalayon #tronghoalayon #cachtrongvachamsochoalayon #tronghoalayontet #kythuattronghoalayon #cayhoalayon