CÁCH TRỒNG CÂY HOA ĐÀO NGÀY TẾT – BÓN PHÂN CHO CÂY ĐÀO NGÀY TẾT HIỆU QUẢ

Nhằm giúp bà con canh tác cây hoa đào bền vững đạt năng suất và chất lượng vượt trội, QUỐC GIA XANH tổng hợp chia sẻ tới bà con kỹ thuật, kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây đạt năng suất

CÁCH TRỒNG CÂY HOA ĐÀO NGÀY TẾT – BÓN PHÂN CHO CÂY ĐÀO NGÀY TẾT HIỆU QUẢ

Hoa đào không thể thiếu mọi dịp tết đến xuân về, mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng vị thế xu hướng trồng đào, nuôi đào, tạo thế ngày càng được nhiều hộ nông dân quan tâm. Đào trồng ngoài vườn hoặc lên chậu chủ yếu làm cảnh chơi tết, với diện tích nhỏ có thể trồng trong chậu, tuy nhiên kích thước chậu cần lớn hơn tán cây. Cây đào là cây không chịu úng nên cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, đất tơi xốp, quang đãng. Đào là cây chịu hạn tốt. Cây đào có yêu cầu cao về chất dinh dưỡng.

1. Kỹ thuật trồng

1.1 Nhân giống và bón phân giai đoạn từ vườn ươm ra trồng trong bầu:

+ Khi cây đào con ra lá non, chúng ta tiến hành nhổ cấy ngay vào bầu ny lông kích thước 15 x 20cm đục lỗ đáy và xung quanh hoặc giá thể làm sẵn

Tỷ lệ trộn đất làm bầu: Đất màu phơi ải 70% + 30% là mùn hữu cơ mục + 100 kg phân bón phân hữu cơ vi sinh cho 1 m3.

Giai đoạn này khi Cây con được 2-3 lá thật pha tỷ lệ 1 gói 500 gam Siêu lân hữu cơ với 1000 lít nước tưới ướt đều bầu ươm. 7 ngày 1 lần

1.2 Chăm sóc và bón phân giai đoạn ngoài ruộng nhân giống:

+ Khi cây con cao 50 – 60cm, đường kính thân 1 – 2cm (khoảng 3 – 4 tháng sau) thì ghép mắt hay ghép nêm đoạn cành dược. Trước khi trồng bón lót 0,2 kg phân bón hữu cơ vi sinh/1 gốc.

Trong quá trình cây đào sinh trưởng cần phun các loại phân bón lá Siêu lân hữu cơ hoặc Humich US max 7 – 10 ngày/lần (tùy tình hình sinh trưởng của cây).

+ Khi cành ghép mọc cao 20 – 30cm, trồng ra ruộng sản xuất.

1.3 Chăm sóc và bón phân giai đoạn chuyển đào ra ruộng sản xuất:

* Bón lót: Bón trước khi trồng 3 – 5kg phân chuồng hoai mục (nếu có) + 0,5 – 1kg phân bón hữu cơ vi sinh/gốc, trộn đều với đất trông hố trước khi trồng. Nếu không có phân chuồng hoai mục chúng ta có thể tăng lượng phân hữu cơ vi sinh từ 1,5 – 2,0kg/gốc.

* Bón thúc: Bón thúc vào khoảng 20 ngày/lần  Dùng Siêu lân hữu cơ tỷ lệ pha 1 gói 500 gam với 500 lít nước tưới + phun ướt hết lá và gốc. Bón bón gốc từ tháng thứ 3 phân NPK 20-20-15+TE, NPK 16.16.8+TE…,

– Cách bón: bón gốc 50 – 70 gam /gốc), bón cách gốc từ 20 – 50cm, sau đó phủ một lớp mỏng đất rơm rác hoặc lá cây mục lên trên. Tránh phủ đất quá dày, sát gốc sẽ gây bệnh thối gốc đào và phát sinh bệnh xì mủ đào.

– Kết hợp bón phân, thường xuyên xới đất, làm cỏ để tránh sâu bệnh và phun phân bón lá và phòng nấm bệnh nhằm giúp cây để cây phát nhiều cành, tán sum xuê. Từ trung tuần tháng 10 đến tháng 11 âm lịch, tùy theo năm nhuận hay thường và tình hình sinh trưởng của cây để quyết định ngừng bón phân gốc, chỉ phun phân bón lá Siêu lân hữu cơ nhằm hạn chế tăng trưởng thân lá, thúc đẩy phân hóa mầm hoa.

1.4 Chăm sóc và bón phân giai đoạn đào ra hoa

Kỹ thuật cho cây đào ra hoa đúng dịp Tết nguyên đán, chúng ta cần thực hiện tốt việc bón phân đúng quy trình từ đầu năm đến tháng 9 âm lịch, giai đoạn đầu cung cấp cân đối NPK cho cây phát triển toàn diện, gần thời điểm cuối năm chúng ta tăng cường phân bón Siêu lân theo tỷ lệ đậm đặc và thường xuyên hơn để nâng cáo hàm lượng lân giúp để thuận lợi cho quá trình cây phân hóa mầm hoa.

Bón phân đầy đủ cân đối cho đào thì đào nhiều hoa, bón ít và không cân đối thì cây chóng già cỗi, hiệu quả kinh tế thấp.

+ Bón vào đầu năm: Phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh.

+ Bón vào các tháng 2, 4,6,8,9: Bón 50 – 100gam/cây loại phân NPK 20.20.15

Cách bón: Hòa loãng phân ra tưới hoặc bón quanh gốc, cách gốc 20 – 50cm, định kỳ 15 – 20 phun phân bón lá Siêu lân hữu cơ tỷ lệ 1 gói 500 gam pha 300-500 lít nước đẻ thúc đẩy phát triển mạnh tạo tán nhanh.

2. Trồng đào từ chậu ra ngoài vườn, đào trồng lại sau tết nguyên đán

* Bón lót: Bón trước khi trồng 2 – 3kg phân chuồng hoai mục + 1 – 2kg (tùy theo gốc lớn hay nhỏ) phân bón hữu cơ vi sinh/gốc, lấp 1 lớp đất trước khi tiến hành trồng. Nếu không có phân chuồng hoai mục chúng ta có thể tăng lượng phân hữu cơ vi sinh.

* Bón thúc: 

 

Đào trồng lại, đào trồng từ chậu ra vườn được chăm bón và xới gốc cẩn thận

3. Đào trồng trong chậu

Với đào trồng trong chậu thì hàng năm nên thay đất kết hợp với bỏ bớt rễ. Sử dụng đất phù sa hay đất ven sông (70-75%) trộn thêm mùn mục (25 – 30%) hoặc 10-20% hữu cơ.

Bón lót: 0,4 – 0,5 kg hữu cơ vi sinh

* Tưới thúc: – Phun phân bón lá Siêu lân hữu cơ khoảng cách 10 – 15 ngày/lần

– Riêng đào thế, trồng cây vào chậu ngay từ trước khi tuốt lá 1 – 2 tháng. Trong thời gian trước khi tuốt lá phun 7 -10 ngày 1 lần phân bón lá Siêu lân hữu cơ tỷ lệ 200-300 lít 1 gói 500 gam  để dưỡng cây.

Giới thiệu phân bón Siêu lân tại đây

Một số lưu ý để có Cây hoa đào nở đẹp như sau:

Ngoài những biện pháp chăm sóc như tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, cắt tỉa tạo tán… để cho cây đào ra hoa đúng dịp Tết, chúng ta cần phải có thêm các biện pháp kỹ thuật như: khoanh vỏ hoặc đảo cây, tuốt lá… 

Vào tháng 10 -11 (tuỳ từng năm nhuận hay năm thường, phụ thuộc vào cây sinh trưởng tốt hay xấu để áp dụng) chúng ta có thể tiến hành các biện pháp sau:

1. Dừng bón phân, tưới nước cho đào

– Từ tháng 10 trở đi dừng bón phân, hạn chế tối đa tưới nước. Tùy điều kiện trời mưa rét hay nắng ấm, tiến hành phun nước ấm (hoặc nước lạnh) để kích thích đào nở sớm (hay hãm cho đào nở đúng dịp).

2. Đảo cây đào

– Thời gian đảo cây: Giống Đào Bích đảo cây khoảng 1/8 (âm lịch), đào Phai 20/7, đào Thất Thốn 1/7

– Cách đảo cây: Đào 1 bầu cách gốc 20- 25 cm, sâu 20 – 25 cm (tùy theo kích cỡ của cây), tránh làm vỡ bầu. Chọn ngày trời nắng để đảo vào buổi sáng. Khi đảo cây có thể bứng cây vào chậu luôn hoặc chuyển cây sang hố khác, lấp đất chặt gốc.

3. Tuốt lá đào

– Giữa tháng 11 âm lịch, Thời gian tuốt: Trước tết Nguyên đán 45-60 ngày (1/10 -15/11 âm lịch) tùy thuộc vào từng cây, tuốt hết lá bằng tay hoặc phun thuốc hoá học ướt đều tán sau 7-10 ngày lá rụng hết. Tác dụng của việc tuốt lá là để cây tập trung dinh dưỡng làm nụ, đảm bảo nụ hoa ra nhiều, đều, mập, hoa to, cánh dày, màu đẹp. Năm nào thời tiết nóng thì tuốt lá muộn hơn 2- 5 ngày, ngược lại thời tiết rét nhiều thì cần tuốt lá sớm hơn.

– Kỹ thuật tuốt: Dùng tay bứt từng lá, tuốt toàn bộ lá trên cành và cây Lưu ý: Không được làm mất phần chân lá dính vào cành, dễ mất mầm hoa. Những cây đào sinh trưởng mạnh tuốt trước, sinh trưởng yếu tuốt sau.

– Chăm sóc sau tuốt: Bón thúc nụ phát triển bằng phân Lớn trái nhanh + Canxi bo (5g K2SO4 pha với 1 lít nước, bón từ 3-5 g/cây, bón 20-30 ngày/lần)

– Khi tuốt lá xong, nếu trời nắng nóng kéo dài, phải làm giàn che và phun nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán cây, phun phân ure pha nồng độ 1% lên thân lá hoặc tưới để hãm cho đào không ra hoa sớm. Phun phân bón lá Siêu lân hữu cơ kích thích đào ra nụ, ra hoa, hoa to, cánh dày, màu đẹp.

– Đào thuộc loại cây rụng lá hàng năm về mùa đông. Sau khi lá rụng, nụ hoa phát triển và lớn nhanh. Nếu để tự nhiên thì đào rụng lá vào cuối tháng chạp và hoa nở vào cuối tháng giêng hoặc tháng hai năm tới. Cho nên muốn có hoa đẹp trong dịp Tết, đi đôi với việc hãm cây nói trên, phải tuốt lá trước một thời gian, dài hay ngắn tùy giống, tùy cây khỏe hay yếu, cây trẻ hay già.

– Thường tuốt lá đào bích từ 5 – 20/11 âm lịch, đào bạch từ 01- 15/10 âm lịch tùy vào thời tiết từng năm. Những cây già, yếu thời gian tuốt lá chậm hơn so với những cây to khỏe. Cần phải bảo vệ mắt hoa ở cuối nách lá. Nên bứt từng lá, không được một tay tuốt lá thẳng từ đọt xuống, sẽ làm tổn thương đến mầm hoa.

4. Khoanh vỏ cây đào

Khoanh vỏ là biện pháp hãm cây nhằm hạn chế sự sinh trưởng, bắt cây chuyển sang giai đoạn ra hoa.

– Thời gian khoanh vỏ: Các giống khác nhau sẽ có thời điểm khoanh vỏ khác nhau: Đào Bích là khoảng 15/8 (âm lịch), đào Phai là 5/8, đào Thất Thốn là 1/7. Hãm trước những cây khỏe, có toàn bộ lá xanh tốt. Hãm sau những cây yếu, một phần lá đã chuyển sang màu vàng. Không hãm những cây già.

 – Cách khoanh vỏ: Chọn vị trí thân cây cách gốc 20 – 40 cm, dùng dao sắc khoanh 1 vòng tròn 360o sâu tới phần gỗ của cây, day đi day lại 2 – 3 lần để tạo ra vết khoanh rõ rệt. Cần khoanh vỏ vào buổi sáng ngày không mưa. Động tác khoanh vỏ chỉ thành công khi sau 1 ngày thấy nhựa cây đùn ra vết khoanh, và sau 2 – 3 đến một tuần, lá đào hơi chuyển màu từ xanh đậm sang xanh nhạt và hơi rũ xuống là được. Nếu lá vẫn chưa chuyển là chưa được, cần phải hãm lại bằng cách khứa thêm một vòng khác ở trên vết cũ. Nếu vẫn chưa được lại phải hãm lần thứ 3.

5. Thắp điện sưởi ấm cho cây đào

– Nếu rét đậm kéo đài (nhiệt độ < 10oC) quá 7 ngày thì hầu hết nụ đài bích sẽ bị teo nên ta phải sưởi ấm bằng cách bọc cây đào bằng túi nylon, phun nước ấm 40 -500C vào quanh gốc bổ sung 5 – 6 lần/ngày, thắp bóng điện vào ban đêm và phun phân bón lá Đầu Trâu 701 kích thích cho đào ra hoa đúng tết.

 

Bọc túi nylon và thắp điện sưởi ấm cho cây đào

6. Thúc và hãm thời gian ra hoa cho đào

– Mặc dầu đã thực hiện những biện pháp chăm sóc và điều khiển như trên, nhưng thời gian ra hoa có năm vẫn không đúng Tết. Vì nếu gặp rét, hoa sẽ ra chậm. Ngược lại, gặp thời tiết ấm hoa sẽ ra sớm hơn. Do đó vấn đề thúc và hãm phải thực hiện trong những trường hợp cần thiết.

+ Thúc: Đầu tháng 12 âm lịch, nếu thấy các nụ hoa chưa nhú một cách rõ ràng, báo hiệu hoa sẽ nở chậm, cần phải thúc bằng cách: Tưới phân đạm Sunfat nitrat hay ure. Bới xung quanh gốc sâu độ 5cm, tưới phân vi sinh, nước tiểu, tưới nước nóng 35 – 40oC.

Do thời tiết bất thường sẽ ảnh hưởng đến thời gian nở hoa. Vì vậy, dự đoán nếu hoa nở muộn (sau Tết) thì phải thúc, hoặc hoa đào có khả năng nở sớm (trước Tết) thì phải hãm.

Thúc hoa:

– Điều kiện để thúc hoa: Khoảng cuối tháng 11 đầu tháng 12 âm lịch khi nụ hoa chưa có biểu hiện rõ rệt mà trời vẫn rét đậm kéo dài (nhiệt độ <10 độ C quá 7 ngày) thì ta phải thúc cho nụ nở hoa.

– Cách thúc:

+ Không tưới nhiều, chỉ cần tưới nước khi đất quá khô.

               + Phun cây bằng nước ấm 40-50 độ C + Thuốc B1 (2 viên/lít nước) đẫm thân, cành, phun 5-6 lần/ngày.

+ Phun các loại phân bón lá Siêu lân hữu cơ + Canxi bo để làm ấm cây kích thích nở hoa

+ Hãm: Vào cuối tháng 11 âm lịch nếu thấy nụ hoa nhú to, hoa sẽ nở sớm, cần áp dụng các biện pháp hãm là che ánh nắng, tạo bóng tối cho cây cả ngày trong thời gian 10 -15 ngày. Thường xuyên theo dõi thời tiết và sinh trưởng của cây. Làm giàn che bằng lưới đen, kết hợp với pha phân ure nồng độ 1% vào nước lạnh phun lên thân lá hoặc tưới vào gốc.

Dùng dao khứa quanh thân một vòng đứt vỏ như đã nói ở trên. Bới đất, chặt bớt rễ từ 10 – 20% rễ, cần xén rải rác đều xung quanh gốc; không tưới nước, xới xáo. Thúc, hãm chỉ làm trong trường hợp thật cần thiết, vì cả hai trường hợp đều ảnh hưởng đến phẩm chất.

CÁCH TRỒNG CÂY HOA ĐÀO NGÀY TẾT – BÓN PHÂN CHO CÂY ĐÀO NGÀY TẾT HIỆU QUẢ

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG HOA LAY ƠN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG HOA ĐỒNG TIỀN NỞ CỰC ĐẸP DỊP TẾT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG HOA CÚC CHẬU BAO ĐẸP

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC HOA CÁT TƯỜNG

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG HOA LI ĐẸP BỀN

KỸ THUẬT CƠ BẢN TRỒNG PHONG LAN

TRỒNG CÂY HOA ĐÀO NGÀY TẾT – BÓN PHÂN CHO CÂY ĐÀO NGÀY TẾT HOA NỞ NHIỀU TO BỀN VÀ ĐẸP

Nguồn: Quốc Gia xanh tổng hợp

#nongnghiepbenvung #quocgiaxanh #trongcayhoadaotrongchau #trongcayhoaanhdao #cachtronghoadaongaytet #trongcaydao #cachtrongcayhoadao #kythuattrongcayhoadao #cachtrongvachamsoccayhoadao #trongcaydaotrongchau