QUY TRÌNH KỸ THUẬT CÁCH TRỒNG CÂY CỦ KIỆU NĂNG SUẤT CAO

Cây củ Kiệu là loại cây trồng ngắn ngày, dễ trồng, ít phải đầu tư, nhanh cho thu hoạch và đem lại giá trị kinh tế khá cao. Mỗi hécta nếu thâm canh tốt có thể cho 35-40 tấn củ nhu cầu cây kiệu trên thị

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CÁCH TRỒNG CÂY CỦ KIỆU NĂNG SUẤT CAO

 

Cây củ Kiệu là loại cây trồng ngắn ngày, dễ trồng, ít phải đầu tư, nhanh cho thu hoạch và đem lại giá trị kinh tế khá cao. Mỗi hécta nếu thâm canh tốt có thể cho 35-40 tấn củ nhu cầu cây kiệu trên thị trường nội địa cũng lớn nên dễ bán, giá lại cao nên nhiều bà con nông dân ở các tỉnh phía Bắc, Nam Bộ và nhiều nơi khác trên cả nước đã thoát được nghèo, trở nên khá giả nhờ trồng và thâm canh kiệu.

1. Đất trồng cây kiệu

Chọn loại đất nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, nhiều cát, dễ thoát nước, độ pH từ 5-6,5. Trồng nhiều trên đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa ven sông là tốt nhất. Đất trồng kiệu phải được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, bón đủ lượng phân lót và vôi bột (nếu đất chua) rồi lên luống rộng 0,8-1m, cao 25-30cm, rãnh rộng 30cm.

2. Thời vụ trồng kiệu

Cây kiệu có thể trồng quanh năm nhưng có hai vụ chính, trồng tháng 9-10, thu vào tháng 1-2. Vụ này cây sinh trưởng phát triển tốt nên cho năng suất cao, bán vào dịp Tết được giá. Vụ phụ có thể trồng tháng 4-5 để thu vào tháng 7-8.

3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc kiệu

– Bón phân lót cho cây kiệu: Lượng phân cần bón lót cho 1 ha trồng kiệu bao gồm: 25-27 tấn phân chuồng hoai mục ( trường hợp không có phân chuồng thì thay thế phân hữu cơ sinh học 3-5 tấn + 100kg lân supe + 50kg kali ). Toàn bộ lượng phân dùng để bón lót nói trên được rải đều trước khi lên luống để trồng.

– Chuẩn bị củ kiệu giống: Sau khi thu hoạch, chọn các củ to, đều, không có sâu bệnh đem phơi khô cho lá héo rồi bó lại thành từng bó treo trên giàn cất giữ cho đến khi trồng. Trước khi trồng mới tách các tép ra, mỗi hóc chỉ trồng một tép.

 

– Trồng kiệu: Dùng ngón tay trỏ hoặc một chiếc dầm gỗ có đường kính 2-3cm chọc lỗ rồi đặt củ kiệu giống xuống sâu 3-5cm. Có thể trồng thành các hàng dọc hoặc hàng ngang trên mặt luống với khoảng cách: hàng cách hàng 20-25cm, cây cách cây 10-12cm. Chú ý: không lấp đất vào lỗ mà chỉ rải một lớp đất mỏng trên mặt luống rồi dùng rạ phủ kín và tưới nước đủ ấm.

 – Chăm sóc cây kiệu: Thường xuyên làm sạch cỏ trên mặt luống, tưới đủ ẩm cho kiệu mọc nhanh và khỏe, cho củ to.

– Bón phân

 Ngoài lượng phân bón lót cần phải bón thúc cho kiệu 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 12-15 ngày

+ Thúc lần 1 sau trồng 10-15 ngày khi kiệu đã mọc qua lớp rạ phủ pha 2-3 kg SIÊU LÂN HỮU CƠ với 600-800 lít nước tưới đều cho 1ha

+ Thúc lần 2 sau trồng 25-30 ngày pha 3-5 kg SIÊU LÂN HỮU CƠ với 600-800 lít nước tưới đều cho 1ha

+ Thúc lần 3 sau trồng 40- 50 ngày pha 5-7 kg SIÊU LÂN HỮU CƠ với 800-1000 lít nước tưới đều cho 1ha

+ Thúc lần 4 sau trồng 60-70 ngày pha 5-7 kg SIÊU LÂN HỮU CƠ +5-7 kg TO CỦ KHOAI MÌ KHOAI LANG với 1000-1200 lít nước tưới đều cho 1ha

+ Thúc lần 5 sau trồng 90-100 ngày pha 5-7 kg SIÊU LÂN HỮU CƠ +5-7 kg TO CỦ KHOAI MÌ KHOAI LANG với 1000-1200 lít nước tưới đều cho 1ha

Giới thiệu phân bón Siêu lân tại đây
Giới thiệu phân bón To củ khoai mì khoai lang tại đây

– Phòng trừ sâu bệnh hại cây kiệu: Cũng như các cây hành và tỏi, kiệu thường bị một số đối tượng chính gây hại bà bà con lưu y áp dụng biện pháp quản lý sâu bệnh hại IPM. Trường hợp nguy hại nặng mới sử dụng thuốc BVTV khuyến cáo thuốc sinh học

+ Sâu ăn lá thường xuất hiện vào thời kỳ mới trồng, cây kiệu còn non.

+ Bệnh sương mai phát sinh và gây hại trong điều kiện nhiệt đô thấp dưới 250C, độ ẩm không khí cao trên 85%. Bệnh có thể gây chết hàng loạt dẫn đến thất thu. Chú ý phun phòng bằng thuốc Boóc-đô 1%, Oxyclorua Đồng 1-1,15%.

+ Bệnh thối củ do vi khuẩn Erwinia sp hoặc nấm Botrytis gây hại từ khi củ bắt đầu vào chắc cho đến khi thu hoạch và trong thời gian bảo quản. Bệnh thối củ thường phát sinh và gây hại trong điều kiện môi trường ẩm thấp, bón phân không cân đối, đặc biệt là bón quá nhiều đạm, thiếu lân và kali. Nên khuyên cáo bà con chỉ dùng phân bón qua lá như hướng dẫn để phòng tránh. Có thể xử lý củ giống trước khi trồng bằng thuốc trừ nấm Benomyl 50WP. Khi thấy có triệu chứng bệnh thì dùng Validacyl 50WP, Rovral 50WP, Ridomil 68WP hoặc Aliette 80WP, pha nồng độ 0,3% để phun đều trên mặt luống.

4. Thu hoạch kiệu

Cây kiệu trồng 3-5 tháng (tùy theo mùa vụ và yêu cầu sản phẩm ăn tươi hay lấy củ già) là có thể thu hoạch được. Trước khi thu hoạch nên tháo nước vào các rãnh cho thấm hết mặt luống để làm đất mềm dễ nhổ. Nhổ đến đâu rửa sạch đất tới đó, bó lại từng bó rồi đem đi tiêu thụ.

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SẮN DÂY ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CÀ RỐT ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CỦ KHOAI MỠ TRÊN ĐẤT PHÈN

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CỦ GỪNG TRÂU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CÁCH TRỒNG CÂY CỦ KIỆU NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CỦ ĐẬU (CỦ SẮN NƯỚC)

QUY TRÌNH CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CỦ SẢ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MÌ (SẮN) ĐẠT NĂNG SUẤT 35-50 TẤN/HA

PHÂN BÓN CHUYÊN CÂY KHOAI MÌ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CÂY KHOAI TÂY ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY KHOAI MÔN ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY KHOAI LANG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUỐC GIA XANH TỔNG HỢP THAM KHẢO NGUỒN Nông nghiệp

#nongnghiepbenvung, #quocgiaxanh, #phanbonquocgiaxanh, #phanbon, #phanbonla, #phanbonhuuco, #phanbonsieulan, #sieulan, #phanbontocu, #cachtrongcaycukieu, #caycukieu, #cukieu