CÁCH TRỒNG CÂY VẢI – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY VẢI THIỀU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
Vải là cây có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, vải thiều được trồng nhiều ở Hải Dương và Bắc Giang cho năng suất cao suốt nhiều năm qua. Đây được xem là giải pháp tăng trưởng kinh tế của người dân ở nhiều khu vực. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây vải thiều và có quy trình chăm sóc vải thiều hợp lý, bà con nông dân có thể trồng vải thiều ở mọi nơi trên đất nước với mức năng suất cao nhất.
1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
Theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN – 2001, cụ thể: cây giống nhân bằng phương pháp ghép được trồng trong túi bầu nhựa hoặc giá thể có kích thước tối thiểu: đường kính x chiều cao là 10 x 20cm. Cây giống phải có sức tiếp hợp tốt, cành ghép và gốc ghép phát triển đều nhau, phần vết ghép đã được tháo bỏ hoàn toàn dây ghép, có bộ rễ phát triển tốt, sinh trưởng khoẻ, không mang theo những loại sâu bệnh nguy hiểm, có đường kính gốc ghép cách mặt đất 2 cm là 0,8 – 1 cm, đường kính cành ghép từ 0,5 – 0,7cm, chiều dài cành ghép từ 30 – 40 cm và có từ 2 – 3 cành cấp 1 trở lên.
2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
Vải thiều có thể trồng được quanh năm, nhưng có 2 thời điểm trồng thích hợp nhất là vụ xuân tháng 2 – 4 và vụ thu tháng 8 – 10 dương lịch. Tuỳ thuộc vào giống, độ màu mỡ của đất đai, điều kiện khí hậu cũng như khả năng thâm canh, mức độ đầu tư mà xác định mật độ trồng và khoảng cách trồng vải thiều Thanh Hà hợp lý. Khoảng cách trồng vải thích hợp là 7m x 7m hoặc 8m x 8m (mật độ 205 cây và 156 cây/ha). Trong điều kiện thâm canh cao, có thể trồng với khoảng cách 3m x 4m hay 4m x 6m (mật độ 832 cây và 416 cây/ha) hoặc trồng với mật độ trên nhưng đến khi giao tán cách 1 cây chặt bỏ 1 cây còn lại khoảng cách 4m x 6m hay 6m x 8m (mật độ 416 cây và 208 cây/ha) để khai thác tiềm năng cho sản lượng cao trong những năm đầu của chu kỳ kinh doanh do mật độ cao mang lại.
3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
Đất được lên luống hoặc đắp ụ để dễ thoát nước chống ngập úng. Khi cần thiết phải xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất (dư lượng kim loại nặng, nitrate, xói mòn, ngập úng… ảnh hưởng đến cây trồng và sức khỏe người tiêu dùng).
Trong vùng sản xuất vải thiều Thanh Hà hạn chế chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước. Nếu bắt buộc phải chăn nuôi thì phải có chuồng trại và có biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau thu hoạch. Đào hố trồng vải phải dựa trên nguyên tắc: đất xấu đào to, đất tốt đào nhỏ. Thông thường kích thước hố: dài x rộng x sâu là: 0,8cm x 0,80m x 0,6cm, vùng đồi đất xấu cần đào hố to hơn, kích thước tương ứng là: 1m x 1m x 0,8m.
4, Phân Bón Lót:
Bón lót: cho 1 hố: 30-50 kg phân chuồng; 0,7-1,0 kg super lân; 0,5 kg vôi bột. Trường hợp ko có phân chuồng hoai mục thì bón 3-5 kg phân hữu cơ sinh học hoặc vi sinh thay thế phân chuồng.
– Khi đào: để lớp đất mặt một bên, lớp đất dưới một bên. Lớp đất mặt trộn với toàn bộ lượng phân bón lót và lấp lên đến miệng hố, lớp đất dưới đáy xếp thành vồng xung quanh hố. Công việc chuẩn bị hố trồng, bón lót được tiến hành trước khi trồng 1 tháng.
5, Kỹ Thuật Trồng Cây Vải Thiều:
Khơi một hố nhỏ chính giữa hố đào, xé bỏ túi bầu và nhẹ nhàng đặt cây xuống hố, đặt bầu cây giống vào sao cho cổ rễ bằng hoặc thấp hơn mặt đất 1 – 2 cm, lấp đất và dùng tay nén chặt xung quanh gốc. Cắm cọc và dùng dây mềm buộc cố định cây để tránh gió lay đứt rễ. Cần tủ gốc giữ ẩm cho cây sau khi trồng bằng rơm rạ hoặc cỏ khô rộng 0,8 – 1,0m; dày 5 – 7cm, cách gốc 10 – 15 cm. Vào mùa nắng nên dùng rơm rạ, cỏ khô, thân cây đậu đỗ… để tủ gốc giữ ẩm cho cây. Ngoài việc giữ ẩm cho cây biện pháp này còn giúp hạn chế sự phát triển của cỏ dại.
6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Vải Thiều:
6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi quả đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Cắt tỉa tạo hình cho vườn cây kiến thiết cơ bản:
• Tạo cành cấp 1: Khi cây con đạt chiều cao 35 – 50 cm, cần bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ để lại 4 – 5 cành cấp 1 phân bổ tương đối đều về các hướng. Các cành cấp 1 này thường chọn cành khoẻ, ít cong quẹo, cách nhau 7 – 10cm trên thân chính và tạo với thân chính một góc xấp xỉ 450 – 600 để khung tán đều và thoáng.
• Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài 25 – 30 cm, ta bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Thông thường trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bổ hợp lý về góc độ và hướng.
• Tạo cành cấp 3: Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau. Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau để cây quang hợp được tốt.
* Cắt tỉa hàng năm cho vườn vải thiều kinh doanh:
– Cắt tỉa vụ xuân: được tiến hành vào giữa tháng 2 đến giữa tháng 3; cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành mang sâu bệnh và những cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, thưa, mọc sâu trong tán, chùm hoa bị sâu bệnh, cành vượt. Với cây khoẻ mạnh, chăm sóc tốt thì có thể tỉa bỏ 20 – 30% số chùm hoa, những cây yếu cần tỉa bỏ nhiều hơn.
– Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành giữa tháng 5 đến đầu tháng 6; cắt bỏ những cành hè mọc nhỏ, yếu, mọc quá xít nhau, chỉ để lại 1 – 2 cành khoẻ trên cành mẹ. Đồng thời với việc tỉa cành là cắt bỏ những chùm quả nhỏ, sâu bệnh.
– Cắt tỉa vụ thu: được tiến hành sau khi thu quả vào cuối tháng 6 đến đầu tháng 7; tỉa bỏ các cành khô, cành sâu bệnh và các cành hè mọc quá dài. Khi lộc thu hình thành mọc dài khoảng 10 cm, tỉa bỏ những mầm yếu, mọc không hợp lý và chọn để lại 1 – 2 cành thu trên mỗi cành mẹ.
6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Vải Thiều:
Giai đoạn kiến thiết cơ bản : Hàng năm cần bón thúc cho vải 4 – 5 đợt.
Đợt 1 vào tháng 2 để thúc đẩy ra cành mùa xuân.
Đợt 2 vào tháng 5 để thúc đẩy ra cành mùa hè.
Đợt 3 vào tháng 8 để thúc đẩy ra cành mùa thu.
Đợt 4 vào vụ đông (tháng 11) bón supelân và kaliclorua tăng cường khả năng chống rét cho cây.
Trong thời kỳ này cứ cách 1 năm lại bón cơ bản cho cây thêm 2 lần phân hữu cơ vào đầu mùa xuân và cuối mùa mưa và vôi bột vào tháng 7 và tháng 8. Để tăng hiệu quả giúp cây phát triển khỏe mạnh tạo tán nhanh ta giảm lần bón gốc còn 2 lần kết hợp với bón phân hữu cơ thay vào đó cứ 20-30 cô bác dùng 1 gói 500 gam Siêu lân hữu cơ pha với 200 lít nước tưới + phun ướt đẫm lượng nước cho 1 ha từ 600-1000 lít tùy theo mật độ
– Từ những năm sau lượng bón tăng 40 – 60% so với năm trước tuỳ thuộc vào tình hình sinh trưởng của cây.
• Phương pháp bón phân:
+ Cuốc 3 – 4 hố sâu 5 – 7 cm xung quanh tán, bón phân rồi lấp đất.
+ Rắc xung quanh hình chiếu tán cách gốc 15 – 20cm khi trời có mưa rào hoặc tưới nước.
+ Giai đoạn kinh doanh: Từ năm thứ 3 trở đi:
– Lần 1: Bón giai đoạn đậu quả (phân quả xong, quả bằng hạt ngô): Pha 2-3 kg Siêu lân hữu cơ + 1-2 kg Lớn trái nhanh + 1 lít Canxi bo để chống rụng quả nứt quả với 1000 lít nước phun cho 1 ha. Cách 7-15 ngày phun 1 lần
.
– Lần 2: Bón thúc quả giúp quả phát triển nhanh, chống rụng quả (quả tạo cùi được 1/3 hạt): Pha 1-2kg Siêu lân hữu cơ + 2-3 kg Lớn trái nhanh + 1 lít Canxi bo để chống rụng quả nứt quả với 1000 lít nước phun cho 1 ha. Cách 7-15 ngày phun 1 lần
– Lần 3: Bón sau khi thu hoạch quả xong cần tỉa tán tạo cành dọn sạch tàn dư cành sâu bệnh, thúc ra lộc thu Pha 2-3 kg Siêu lân hữu cơ với 1000 lít nước phun cho 1 ha. Cách 7-15 ngày phun 1 lần. (Đối với cây vải trên 10 năm tuổi bón: 200 kg NPK (16-16-8+13S) ha.
Bón làm 3 đợt:
Đợt 1 quả bằng hạt mây bón 100 kg NPK (16-16-8+13S) ha
Đợt 2 quả tạo cùi bón 100 kg NPK (16-16-16+13S) ha
Đợt 3 sau thu hoạch 100 kg NPK (16-16-8+13S) + 20-30 tấn phân chuồng hoai mục hoặc 4-5 tấn hữu cơ Vi sinh/ ha
• Cách bón: – Bón phân hữu cơ: đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 20 – 30 cm, sâu 30 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm.