PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CHÔM CHÔM ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
Bài 1 :Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chôm chôm cho Năng xuất cao
Chôm chôm là loại trái cây được nhiều người ưa thích nhờ hương vị thơm ngon. Thịt chôm chôm chứa rất nhiều chất xơ giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ chất thải, tiêu diệt ký sinh trùng, loại bỏ độc tố trong thận, bổ máu, giảm đau đầu, chữa lỵ, làm đẹp, giảm cân…
1 Đất trồng và hạt GIỐNG
Đất trồng
Cây chôm chôm ưa phát triển trên đất không bị nhiễm mặn, đất thịt pha cát hay sét, tầng canh tác dày, thoát nước tốt và có độ pH từ 4,5 – 6,5.
Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ v.v. Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 – 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Đào hố có kích thước 50cm x 50cm x 50cm, khi đào hố để riêng đất trên mặt ra một bên. Mỗi hố bón từ 20 – 30kg phân chuồng đã ủ hoai hoặc 3-5 kg phân bón hữu cơ tùy theo đất, 200 – 300g lân, trộn đều với đất ĐÀO HỐ LÊN RỒI LẤP LẠI HỐ.
2. Chọn giống và trồng cây
Hiện nay trên thị trường có nhiều giống chôm chôm như chôm chôm tróc, chôm chôm thái, chôm chôm nhãn… Để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể mua sẵn cây giống ghép ở vựa giống uy tín.
Đào một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao BẦUđựng cây giống khoảng 2 – 3cm. Lấy dao sắc rạch một đường xung quanh BẦU ƯƠM, cách đáy 2 – 3cm, bóc lấy đáy BẦU ra. Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó mới đem cây đặt vào hố trồng.
Dùng tay lấp và ém chặt lớp đất xung quanh cắm 3 cây cọc ở 3 góc để cố định gốc cây GIỐNG không bị gió lay, chú ý đặt cây vào hố trồng sao cho sau khi trồng cổ rể ngang với mặt đất xung quanh, không trồng âm hay lấp phần thân cây. Sau khi trồng làm bồn đường kính 1 – 1,2 m, để khi tưới nước không chảy ra ngoài.
Trồng xong nhất thiết phải lấy cọc cắm, buộc cành vào cọc tránh gió lay gốc. Tưới nước giữ ẩm cho cây.
3. Chăm sóc
Tưới nước ngay sau khi trồng (trồng vào đầu hay giữa mùa mưa sẽ đỡ công tưới nước). Nếu trồng trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên cho chôm chôm ít nhất 1 tháng đầu.
Trong năm đầu, việc cắt tỉa cành nhằm mục đích là tạo cho cây có hình dáng khoẻ mạnh, đầy đặn, cành lá tỏa đều quanh cây. Sau khi trồng nên cắt ngọn ở độ cao 70 – 80cm. Sau khi ngọn bị cắt sẽ có những cành mọc ra từ gốc và thân cây, nên chọn để lại những cành khỏe mập mọc cách xa nhau vừa phải, khoảng từ 4 – 5 cành mọc đều quanh thân, cành thấp nhất phải cao hơn mặt đất ít nhất là 80cm. Khi các cành này mọc dài ra thì cắt ngọn chỉ chừa lại chiều dài khoảng 30 – 50 cm tính từ đầu cành.
Việc cắt tỉa được tiến hành đều đặn trong suốt 18 tháng đầu. Sau đó không cắt tỉa nữa mà để cây mọc tự nhiên và chỉ cắt tỉa những cành vô ích như: Cành cong queo, cành mọc chồng chéo nhau, cành sâu bệnh…
Bón phân:
Năm thứ 1: Sau khi trồng cứ 1 – 2 tháng bón phân 1 lần, bón cho mỗi gốc 50 – 100g NPK (15:15:15) kết hợp tưới/ phun phân bón NPK Siêu lân hữu cơ để bổ xung hữu cơ cho cây, cải tạo đất và phát triển bộ rễ..
Lượng tù 3-5 kg PHA VỚI 600-800 lít nước
Năm thứ 2: Lượng bón cho một gốc là 100g NPK 16-16-8 Chia làm 2 lần để bón vào đầu và cuối mùa mưa. Kết hợp tưới/ phun phân bón NPK Siêu lân hữu cơ để phát triển Chuẩn bị cho thời kì kinh doanh
1-2 tháng tưới, phun 1 lần Lượng từ 3-5 kg cho 600-800 lít nước
Năm thứ 3: Cây bắt đầu cho TRÁI, lượng bón cho một cây là 1- 1,5 kg phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2. Chia ra bón 3 lần vào trước ra hoa và sau đậu trái và sau khi thu hoạch.
Năm thứ 4: Lượng phân tăng so với năm trước . Chia thành 4 lần để bón:
+ Lần 1: sau khi thu hoạch TRÁI tiến hành tỉa cành, bón toàn BỘ LƯỢNG PHÂN BÓN HỮU CƠ, LÂN, 1/3 lượng phân bón Kêt hợp tưới/ phun phân bón NPK Siêu lân hữu cơ để bổ xung hữu cơ cho cây, cải tạo đất và Phục hồi cây..
Lượng tù 3-5 kg cho 600-800 lít nước phun ướt đều đẫm thân, cành, lá
+ Lần 2:Giai đoạn phân hOá mầm hoa trước khi LÀM NỤnở hoa: bón 1/3 NPK. Kêt hợp tưới/ phun phân bón NPK Siêu lân hữu cơ để phân hóa mầm hoa tăng tỷ lệ ra hoa đậu trái, hạn chế rụng trái non, rụng trái sinh lý
Lượng từ 5-7 kg cho 800-1000 lít nước phun ướt đều đẫm thân, cành, lá
+ Lần 3: Sau khi quả có đường kính 1-2cm. Bón 1/3 NPK Kêt hợp tưới/ phun phân bón qua lá thúc đẩy quá trình nuôi trái lớn nhanh tăng phâm chất cho trái, hạn chế rụng trái non, rụng trái sinh lý, Hạn ché nứt trái, thối trái
Lượng từ 3-5 kg Siêu lân hữu cơ + 3-5 kg Lớn trái nhanh -1 lít canxi bo cho 800-1000 lít nước phun ướt đều đẫm thân, cành, lá
+ Lần 4: trước khi thu hoạch 1- 1,5 tháng: tưới/ phun phân bón qua lá thúc đẩy quá trình nuôi trái lớn nhanh tăng phẩm chất cho trái, bùn đòn, sán bóng đẹp màu đặc trưng, hạn chế rụng trái non, rụng trái sinh lý, Hạn ché nứt trái, thối trái
Lượng từ 3-5 kg Siêu lân hữu cơ + 5-7 kg Lớn trái nhanh -2 lít canxi bo cho 800-1000 lít nước phun ướt đều đẫm thân, cành, lá
Những năm sau để đảm bảo cây cho quả ổn định, lượng phân bón được tăng dần lên
Giới thiệu phân bón Siêu lân tại đây
Giới thiệu phân bón Lớn trái nhanh tại đây
4. Thu hoạch
Tùy giống mà thời gian thu hoạch chôm chôm sẽ khác nhau. Thông thường khoảng 2-3 năm sau khi trồng là chôm chôm bắt đầu cho trái bói.
Lưu ý: Khi thu hoạch kết hợp mang đi tiêu thụ ngay trong ngày. Có thể thu hoạc từ độ chín 80% trở lên.
Sau thu hoạch đợt trước tỉa bỏ hoàn toàn các ĐẦU CÀNH đã cho trái ĐỂ CÂY ĐÂM LỘC LỘC, cắt bỏ cành khô, chồi vượt, bón phân hóa học, phân hữu cơ để cây nhanh phục hồi.
Bài 2 các loại sâu bệnh thường gặp trên cây Chôm Chôm:
1. Bệnh bồ hóng
– Bệnh phát sinh trên lá và trái, bệnh thể hiện những đốm với sợi nấm màu đen như lớp bồ hóng bám ở mặt lá, nấm không gây hại phần phiến lá hay thịt trái, nấm phát triển làm giảm khả năng quang hợp, làm trái xấu đi, giảm giá trị thương phẩm, vết bệnh có thể bị tróc khi nắng làm khô nấm.
– Biện pháp phòng trừ:
Nên phòng trừ tốt rệp sáp bằng nấm xanh nấm trắng kết hợp với đồng sunfat, tạo vườn cây thông thoáng bằng cắt tỉa sau thu hoạch.
2. Bệnh đốm rong
– Triệu chứng
Tảo tấn công mặt trên của lá già, tạo thành những đốm hình tròn, đường kính trung bình 3-5 mm, làm thành một lớp như nhung mịn có màu xanh – vàng nhạt, lâu ngày làm cho mặt dưới đốm bệnh có màu nâu nhạt, và mặt trên có màu nâu đen.
– Biện pháp phòng trừ
+ Tỉa cành, tạo tán, tạo vườn cây thông thoáng.
+Sử dụng RYDOMIN GOLD phun ướt đẫm thân, cành, lá của cây.
3. Bệnh thối trái
– Triệu chứng:
Bệnh thường xuất hiện trên những trái đã già, sắp chín xuất hiện những đốm nâu đen, sau đó lớn dần và ăn sâu vào trong thịt trái làm thối nhũn có mùi chua. Quả thối có thể vẫn treo trên cây, nếu bị nặng, vết bệnh gần cuống trái dễ bị rụng.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Cắt tỉa, loại bỏ trái nhiễm bệnh trên vườn, tỉa cành tạo sự thông thoáng cho vườn cây.
+ Khoảng 1 tháng trước khi thu hoạch nên phun phòng bệnh bằng nấm đối kháng hoặc đồng sunfat kết hợp amino acid để dưỡng trái.
4. Bệnh cháy lá (do nhiều loại nấm)
– Triệu chứng:
Bệnh xảy ra trên các lá đã trưởng thành, phần đầu chóp lá thường bị cháy khô có màu nâu đến nâu xám, vết bệnh lan nhanh từ chóp lá trở vào. Giữa vùng bệnh và vùng khoẻ trên lá thường có 1 đường viền màu nâu đỏ nổi rõ lên. Ở mặt dưới của vết bệnh có thể thấy những ổ nấm màu đen. Bệnh thường xảy ra trong mùa nắng, bệnh nặng ở những cây có mức sinh trưởng kém, không sử dụng phân chuồng hoai mục.
– Biện pháp phòng trừ:
Bệnh do nhiều loại nấm tấn công, để phòng ngừa bệnh cho cây cần bón phân cân đối, chú trọng phân kali, hoặc cung cấp thêm phân hữu cơ hoai mục cho cây. Đặc biệt cần giữ ẩm cho cây trong điều kiện mùa khô.
Sử dụng phòng bệnh định kỳ bằng BIO Sun kết hợp với nấm đối kháng trichoderma.
5. Bệnh phấn trắng :
– Triệu chứng:
+ Trên lá non: Trên bề mặt lá bị bao phủ một lớp nấm màu trắng xám, nấm phát triển trên cả hai mặt lá, làm cho lá bị xoăn, còi cọc và cuối cùng là chết khô.
+ Trên hoa: tương tự như trên lá, cả hoa phát hoa bị bao phủ bởi một lớp nấm màu trắng xám, làm cho hoa bị khô, đen và rụng đi.
+ Trên trái non: Trái non cũng bị một lớp phấn màu trắng xám bao phủ, trái bị khô đen và rụng đi. Nấm cũng tấn công ở giai đoạn trái hơi lớn, làm cho trái khô có thể rụng đi hoặc treo trên cây. Nếu nấm tấn công vào giai đoạn trái lớn sẽ làm cho râu trái bị khô, đổi màu đen, gây hiện tượng râu kẽm trên trái chôm chôm, trái bị nhiễm sẽ kém phát triển, cơm mỏng.
+ Biện pháp cơ học:
Sau khi thu hoạch trái thì tiến hành cắt tỉa những cành già cỗi, cành mang mầm bệnh, phát hoa, trái khô đen bị nhiễm bệnh còn sót lại của vụ trước, tỉa cành giúp vườn cây thông thoáng. Cô bác nhớ mang ra khỏi vườn và tiêu hủy
Sâu hại trên cây chôm chôm:
* Sâu ăn bông
Triệu chứng nhận biết sự xuất hiện và gây hại của sâu là thấy những chùm bông chôm chôm bị nâu đen và dính lại do những sợi tơ của sâu. Khi bị động, ấu trùng thường bám sát trên các nhánh bông. Sâu thường tấn công các nụ bông khi chưa nở nhuỵ.
* Sâu đục trái
Trái non bị sâu đục biến dạng và rụng sớm. Sâu gây hại lúc trái lớn làm trái bị giảm phẩm chất..
Phòng trừ sâu bệnh đục trái hiệu quả là thu gom những trái bị nhiễm bệnh chôn xuống đất. Xử lý cây ra hoa sớm sẽ hạn chế được thiệt hại do sâu đục trái. Những vùng thường bị hại nặng có thể phun trừ thuốc phòng trừ 1-2 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 7-10 ngày.
Biện pháp quản lý tổng hợp sâu ăn bông và sâu đục trái
– Thường xuyên vệ sinh vườn, Sau thu hoạch cắt tỉa các cành già, cành sâu bệnh để tạo cho vườn thông thoáng.
– Thu gom và tiêu huỷ những chùm bông hoặc những chùm trái bị sâu
– Ở những vùng thường xuyên bị sâu ăn bông và sâu đục trái gây hại, thường xuyên thăm vườn khi cây trổ bông, mang trái để phát hiện sớm sự xuất hiện và gây hại của sâu. Sử dụng thuốc trừ sâu gốc Polytrin hoặc Regent, Voliam, Sairiphost….
* Ruồi đục trái
Trái chôm chôm bị dòi gây hại thường bị bệnh thối trái tấn công mạnh do vết chích của ruồi tạo vết thương cho nấm, vi khuẩn xâm nhập. Ruồi đục trái phá hại từ khi trái già gần chín đến chín. Trái để chín lâu trên cây càng bị hại nhiều hơn. Ruồi phát sinh gây hại quanh năm khi có trái chín.
* Biện pháp phòng trị:
– Thu hoạch kịp thời không để trái chín quá lâu trên cây;
– Thường xuyên thu gom những trái bị rụng đem tiêu hủy (chôn sâu dưới đất có rải vôi bột để tiêu diệt hết trứng và dòi non) nhằm tránh lây lan, đây là biện pháp rất quan trọng để hạn chế sự phát triển và lây lan của ruồi.
– Khi ruồi trưởng thành phát sinh dùng thuốc dẫn dụ có chất Methyl Eugennol (Vizubon-D) để dẫn dụ và diệt ruồi đực hoặc sử dụng chế phẩm Sofri-Protein 10DD, phun mỗi cây khoảng 20-50ml bả mồi (tùy theo cây lớn hay cây nhỏ), chỉ phun thành đốm nhỏ dưới tán cây (không nên phun trực tiếp trên trái). Thời gian phun tốt nhất là từ 8-10 giờ sáng, tránh phun vào những ngày mưa chế phẩm sẽ không có tác dụng hấp dẫn và diệt ruồi.
– Không nên xịt thuốc hóa học trực tiếp lên trái để diệt dòi vì thường hiệu quả không cao và không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
– Bà con có thể tự làm bẫy ruồi như sau: Trong vườn bà con treo hạt long não để xua đuổi ruồi và côn trùng, ngoài vườn cách 50-70 m bà con treo bẫy dẫn dụ ruồi và côn trùng như vạy trong thì xua đuổi, ngoài thì dẫn dụ để kéo ruồi, ong và côn trùng khác ra khỏi vườn.
CÁCH TRỒNG CÂY VẢI – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY VẢI THIỀU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CÁCH CHĂM SÓC CÂY PHẬT THỦ – BÓN PHÂN CHO CÂY PHẬT THỦ TỪ QUẢ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NA THÁI – BÓN PHÂN CHO CÂY NA THÁI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
TRỒNG CÂY HỒNG XIÊM – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY HỒNG XIÊM ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
CÁCH TRỒNG CÂY ĐU ĐỦ – BÓN PHÂN CHO CÂY ĐU ĐỦ ĐẠT NĂNG SUẤT
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÓC THÁI – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY CÓC THÁI ĐẠT NĂNG SUẤT
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DỨA TẠI NHÀ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHÃN ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DƯA HẤU NĂNG SUẤT TỶ LỆ XUẤT KHẨU CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG LỰU SAI TRĨU QUẢ
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG DƯA LƯỚI NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ỔI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ROI ĐỎ THÁI LAN
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÓC THÁI NĂNG SUẤT AN TOÀN
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH TRÁI HỒNG GIÒN – KHÔNG HẠT ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY VẢI THIỀU THANH HÀ
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY MÍT THÁI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CHANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CHO CÂY BƯỞI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CHO CÂY NA ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CHANH TRÁI VỤ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY XOÀI THÁI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY ROI ĐỎ THÁI LAN ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY VÚ SỮA ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY MẮC CA ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY BƠ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CAM SÀNH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY NHÃN, VẢI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY NHO ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY SẦU RIÊNG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY XOÀI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY THANH LONG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CHANH DÂY
KỸ THUẬT CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHÃN ĐẠT NĂNG SUẤT CAO BỀN VỮNG
QUY TRÌNH CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DỨA ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÓC THÁI – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY CÓC THÁI ĐẠT NĂNG SUẤT
TRỒNG CÂY ĐU ĐỦ – BÓN PHÂN CHO CÂY ĐU ĐỦ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO BỀN VỮNG
TRỒNG CÂY HỒNG XIÊM – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY HỒNG XIÊM ĐẠT NĂNG SUẤT CAO BỀN VỮNG
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NA THÁI – BÓN PHÂN CHO CÂY NA THÁI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CÁCH CHĂM SÓC CÂY PHẬT THỦ – BÓN PHÂN CHO CÂY PHẬT THỦ TỪ QUẢ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
TRỒNG CÂY VẢI – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY VẢI THIỀU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
#nongnghiepbenvung #quocgiaxanh #trongcaychomchomtrongchau #trongcaychomchomthai #trongcaychomchomtuhat #cachtrongcaychomchom #cachtrongcaychomchomtuhat #caychomchomgiong #kythuattrongcaychomchom #cachtrongcaychomchombanghat #cahtrongcaychomchomthai #chamsoccaychomchom #kythutatrongcaychomchomthai #trongvachamsoccaychomchomthai #cachtrongvachamsoccaychomchom