QUY TRÌNH KỸ THUẬT CÁCH CHĂM SÓC CÂY PHẬT THỦ – BÓN PHÂN CHO CÂY PHẬT THỦ TỪ QUẢ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
Quả phật thủ dùng ăn tươi, làm mứt. Loại quả này thường có mặt trong mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt. trong thời gian gần đây, giá bán phật thủ lên cao, đem lại giá trị kinh tế lớn cho những vùng trồng loài cây này.
* Đặc điểm giống: Cây phật thủ là loại cây thân gỗ nhỏ, cao từ 2 đến 2,5 m, ra hoa kết quả quanh năm.
Cây Phật thủ là cây dễ trồng nhưng khó tính, cần sự tỷ mỉ và dày công chăm sóc của người trồng (đặc biệt là lúc cây con). Từ khâu chọn đất, tưới nước, bón phân, cắt tỉa tạo tán và phòng trừ sâu bệnh cho cây Phật thủ. Cây Phật thủ khỏe mạnh, có năng suất cao là cây có nhiều lá, bộ lá xanh đậm, sáng bóng. Cây Phật thủ cho thể cho quả từ năm thứ 2 và cho quả quanh năm tùy theo cách chăm bón của người trồng.
Các loại cây giống Phật thủ
Cây giống Phật thủ thường có 2 loại: cây chiết và cây ghép. Cây ghép sống khỏe hơn, tuy nhiên cách chăm sóc cũng phức tạp, cầu kỳ hơn nếu không quả sẽ không được đẹp như từ cây chiết.
Nhân giống cây Phật thủ bằng phương pháp chiết cành
Thời vụ trồng cây phật thủ
Phật thủ có thể trồng quanh năm, đặc biệt là vụ đông xuân trồng vào tháng 2 – 3, vụ thu đông trồng từ tháng 9- 11.
Chọn đất trồng Phật thủ
– Phật thủ có bộ rễ chùm, rễ chỉ ăn sâu từ 40 – 50cm, vì vậy khi chọn đất trồng chú ý chọn loại đất cát pha giàu dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt. Nếu đất nghèo cần cải tạo đất trước khi trồng.
– Phật thủ không chịu được úng nhưng lại là cây ưa ẩm, nên có một hệ thống vòi phun nước đủ để cung cấp nước tưới cây, khi thời tiết nắng nóng kéo dài.
– Những nơi đất trước kia trồng bưởi trồng cam thì không nên trồng Phật thủ ngay vì những cây này và cây Phật thủ là cùng họ có múi, những nấm bệnh gây hại ở chu kỳ trước đã nhiễm vào đất rất dễ lây bệnh sang cây Phật thủ.
– Nên xử lý đất trước khi trồng Phật thủ bằng cách phun phòng một số loại nấm bệnh trong đất hoặc có thể luân canh trồng các cây ngắn ngày như lạc, đậu tương là những cây có tác dụng cải tạo đất từ 1 đến 2 vụ rồi mới trồng cây Phật thủ.
Cách trồng, mật độ trồng cây phật thủ
* Đối với cành chiết:
– Khi mua về nếu trồng sản xuất nên trồng giâm cành, hàng cách hàng 50cm, cây cách cây 40cm.
– Khi cây được 2 – 3 tháng tuổi, cây cao khoảng 6-8cm thì đánh ra ruộng trồng chính thức. Hàng cách hàng 4 – 5m, cây cách cây 3 – 4m.
– Kích thước hốc trồng 0,6×0,6×0,6m.
– Đào một hốc nhỏ giữa mô, đặt cây con vào hốc, tháo bao đựng bầu ra, lấp đất giữ chặt bầu cây, cắm cọc giữ cây cố định.
Đào hố trồng Phật thủ
– Vùng trồng phải có hệ thống thủy lợi tưới tiêu hoàn chỉnh, nếu đát thấp thì lên luống hoặc đắp mô cao 0,5 – 0,6m, rộng 0,8 – 1m.
– Nếu vùng đất cao, mặt đất bằng phẳng đắp mô cao 0,3 -0,8m, rộng 0,8-1m, mặt đất nghiêng <5% không vun mô.
* Đối với cành ghép.
– Mật độ trồng nên để cây cách cây 4m, hàng cách hàng 5m. Với Mật độ này cây có đủ ánh sang để quang hợp và phát triển tốt, cây và quả không bị cớm nắng.
Tỉa cành tạo tán cho cây Phật thủ
– Nên hạn chế cành vượt, loại bỏ những cành già cỗi sâu bệnh, giúp cây thông thoáng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và cây phát tri ển cân đối.
– Phật thủ thuộc giống họ cam, chanh thân mềm, cành cây thường bò lan trên mặt đất. Do đó, ngay từ lúc cây đạt chiều cao từ 1,3 – 1,7m, nên làm giàn để đỡ cho cây.
Làm giàn cho cây Phật thủ
– Khoảng cách cây cách cây 3 – 4m, hàng cách hàng là 4 – 5m, tương ứng làm giàn cho mỗi gốc phật thủ có kích thước chiều dài 4m, rộng 4m và khống chế chiều cao 2.2m để tiện chăm sóc về sau.
Tưới nước cho cây Phật thủ
Lượng nước tưới phải căn cứ vào mùa, khi nhiệt độ thấp 4 – 5 ngày tưới 1 lần. Mùa hè nhiệt độ cao, lượng nước được bốc hơi nhiều 2 ngày tưới 1 lần, không tưới nước vào buổi trưa, cần chú ý tưới mặt đất để giảm nhiệt độ, mùa mưa phùn cần chú ý thoát nước. Mùa đông phải khống chế lượng tưới nước, giữ cho chậu ẩm vừa, nếu phát hiện đất chậu khô nên chia ra nhiều lần tưới lượng tưới ít không nên tưới qua đẫm nước.
Kỹ thuật bón phân cho cây Phật thủ đạt năng suất và hiệu quả cao
* Bón lót khi giâm cành:
Phân Chuồng hoai mục 10 – 15kg + 10 – 15kg tro trấu hoai (hoặc bã dừa, bã đậu) + Super lân 1kg, lấp đất lên phân trước khi đặt cành chiết. Tưới cho cành giâm, khi cây ra một đợt lộc, đợi khi lộc cứng phun/ tưới thúc nhẹ bằng 1 gói 500 gam Siêu lân hữu cơ pha với 500 lít nước
* Bón lót khi trồng chính thức:
Khi cây được 3 – 4 tháng tuổi, trước khi đem trồng chính thức, bón lót phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục khoảng 20kg/hố trồng. Bón phía dưới hố, lấp ít đất và đặt cây con để trồng. Sau khi trồng, tưới nước giữ ẩm vừa phải cho cây. Sau đó khoảng 1 tuần – 10 ngày tưới 1 thúc nhẹ bằng 2-3kg Siêu lân hữu cơ pha với 500-600 lít nước/ ha định kỳ 7-15 ngày 1 lần
* Bón thúc năm đầu tiên:
Sau khi cây ra 1 đợt lộc (tức cây phát triển tốt có bộ rễ tốt), đợi khi cây cứng lộc thì bón phân thúc. Bón thúc bằng phân Chuồng hoai mục 20-30 kg hoặc phân hữu cơ 3-5kg + phân NPK 20-20-15 2 lần/ năm. Kết hợp phun phân bón lá bằng 2-3kg Siêu lân hữu cơ pha với 500-600 lít nước/ ha định kỳ 10-20 ngày 1 lần
* Bón thúc từ năm thứ hai:
Khi cây đã phát triển mạnh, Bón thúc bằng phân Chuồng hoai mục 20-30 kg hoặc phân hữu cơ 4-6kg + phân NPK 20-20-15 2 lần/ năm. Kết hợp phun phân bón lá bằng 3-5 kg Siêu lân hữu cơ pha với 600-800 lít nước/ ha định kỳ 10-30 ngày 1 lần.
Lưu ý khi bón thúc cho cây Phật thủ:
* Bón vào giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa (Phân hóa mầm hoa:
Vào giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa (tháng 3, tháng 4 âm lịch) mỗi gốc nên bón thêm phân DAP và Kali cho cây (lượng bón từ 100 – 200g/gốc) Kết hợp phun phân bón lá bằng 4-6kg Siêu lân hữu cơ + 1-2 lít Canxi bo pha với 800-1000 lít nước/ ha định kỳ 5-7ngày 1 lần. Để kích thích ra hoa.
* Bón vào giai đoạn Nuôi quả:
Vào giai đoạn cây nuôi quả tăng cường phun phân bón lá bằng 2-3 kg Siêu lân hữu cơ + 2-3 Kg Lớn trái nhanh 1-2 lít Canxi bo pha với 800-1000 lít nước/ ha định kỳ 5-7ngày 1 lần đẻ nuôi quả lớn đều đẹp tăng hương thơm và cứng quả nặng ký chống thối quả bảo quản được lâu hơn.
* Bón vào giai đoạn Nuôi quả:
Sau khi thu hoạch cần cắt cành già, cành sâu bệnh, cành vượt, cành còi cọc và tiến hành Bón thúc bằng phân Chuồng hoai mục 20-30 kg hoặc phân hữu cơ 4-6kg + phân NPK 20-20-15. Kết hợp phun phân bón lá bằng 4-6kg Siêu lân hữu cơ pha với 800-1000lít nước/ ha định kỳ 10-20 ngày 1 lần để phục hồi nhanh.
Quả Phật thủ đẹp là quả rắn chắc, vỏ tươi sáng với hương thơm, ngón tay nhiều, dài, móng nhọn
Lưu ý: Giai đoạn cho thu hoạch quả không nên tưới nước làm quả bị dư nước dẫn đến thối quả.
Xử lý cho cây Phật thủ ra hoa và đậu quả
Trồng cây sau 1 năm thì xử lý cho cây ra hoa (lưu ý: năm đầu tiên quả chưa được to; từ năm thứ 2 quả sẽ to và đều hơn)
– Từ tháng 3 âm lịch, dùng dao con tiện vào thân cây 1 vòng tròn như tiện mía. Sau 10 ngày tiện lại lần 2.
– Pha 3-5 kg Siêu lân hữu cơ + 2-3 kg Lớn trái nhanh + 1-2 lít Canxi bo với 800-1000 lít nước phun tưới cho 1 ha cách nhau 5-7 ngày 1 lần sau đó cắt hoàn toàn nước đẻ khô kiệt đến 20-30 ngày sau thì tưới Pha 3-5 kg Siêu lân hữu cơ + 1-2 lít Canxi bo với 800-1000 lít nước phun tưới cho 1 ha đẻ kích hoa nở đồng loạt đàu quả tối đa
– Đầu tháng 4 âm lịch, phun thuốc kích ra hoa từ 1 đến 2 lần thì sau 1 tháng cây sẽ ra hoa và đậu quả thì được quả chín vào thời điểm tết.
Từ năm sau trở đi không cần tiện thân cây, chỉ bón Lớn trái nhanh vào thời điểm tháng 3 âm và phun thuốc kích ra hoa là được.
Thu hoạch Phật thủ
Phật thủ là loại cây cho thu hoạch quanh năm. Tùy vào mức độ chăm sóc mà thời gian cây cho quả tính từ khi bắt đầu đặt cây trồng là khác nhau. Nếu chăm sóc tốt thì chỉ sau một năm trồng mới cây đã cho quả, và tiếp tục đậu quả trong 5 năm tiếp theo.
Giới thiệu phân bón Siêu lân tại đây
Giới thiệu phân bón Lớn trái nhanh tại đây
Thu hoạch Phật thủ
Khi quả chín vàng thì tiến hành thu hoạch, nên thu hoạch vào lúc trời mát, không nên thu quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ.
CÁCH TRỒNG CÂY VẢI – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY VẢI THIỀU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CÁCH CHĂM SÓC CÂY PHẬT THỦ – BÓN PHÂN CHO CÂY PHẬT THỦ TỪ QUẢ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NA THÁI – BÓN PHÂN CHO CÂY NA THÁI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
TRỒNG CÂY HỒNG XIÊM – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY HỒNG XIÊM ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
CÁCH TRỒNG CÂY ĐU ĐỦ – BÓN PHÂN CHO CÂY ĐU ĐỦ ĐẠT NĂNG SUẤT
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÓC THÁI – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY CÓC THÁI ĐẠT NĂNG SUẤT
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DỨA TẠI NHÀ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHÃN ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DƯA HẤU NĂNG SUẤT TỶ LỆ XUẤT KHẨU CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG LỰU SAI TRĨU QUẢ
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG DƯA LƯỚI NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ỔI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ROI ĐỎ THÁI LAN
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÓC THÁI NĂNG SUẤT AN TOÀN
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH TRÁI HỒNG GIÒN – KHÔNG HẠT ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY VẢI THIỀU THANH HÀ
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CHÔM CHÔM ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY MÍT THÁI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CHANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CHO CÂY BƯỞI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CHO CÂY NA ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CHANH TRÁI VỤ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY XOÀI THÁI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY ROI ĐỎ THÁI LAN ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY VÚ SỮA ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY MẮC CA ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY BƠ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CAM SÀNH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY NHÃN, VẢI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY NHO ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY SẦU RIÊNG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY XOÀI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY THANH LONG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CHANH DÂY
KỸ THUẬT CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHÃN ĐẠT NĂNG SUẤT CAO BỀN VỮNG
QUY TRÌNH CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DỨA ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÓC THÁI – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY CÓC THÁI ĐẠT NĂNG SUẤT
TRỒNG CÂY ĐU ĐỦ – BÓN PHÂN CHO CÂY ĐU ĐỦ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO BỀN VỮNG
TRỒNG CÂY HỒNG XIÊM – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY HỒNG XIÊM ĐẠT NĂNG SUẤT CAO BỀN VỮNG
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NA THÁI – BÓN PHÂN CHO CÂY NA THÁI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
TRỒNG CÂY VẢI – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY VẢI THIỀU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
Nguồn: Quốc gia xanh tổng hợp tham khảo camnangcaytrong.com
#trồng_cây_phật_thủ_từ_quả #trồng_cây_phật_thủ #trồng_cây_phật_thủ_bao_lâu_thì_có_quả #trồng_cây_phật_thủ_như_thế_nào #cách_trồng_cây_phật_thủ #cách_trồng_cây_phật_thủ_bonsai #đất_trồng_cây_phật_thủ #kỹ_thuật_trồng_cây_phật_thủ_trong_chậu #quy_trình_trồng_cây_phật_thủ #cây_phật_thủ_cảnh #giống_cây_phật_thủ #cách_trồng_cây_phật_thủ_từ_quả #cách_trồng_cây_phật_thủ #kỹ_thuật_trồng_cây_phật_thủ #cách_chăm_sóc_cây_phật_thủ #bón_phân_cho_cây_phật_thủ_từ_quả