TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÓC THÁI – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY CÓC THÁI ĐẠT NĂNG SUẤT
Quy trình trồng và chăm sóc cây cóc Thái
Cóc Thái là loại quả chứa nhiều sơ, có vị hơi chua ngọt, giòn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, đang được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Bắt nguồn từ Miền Nam, một vài năm trở lại đây để đáp ứng được nhu cầu của thị trường, cây cóc Thái được mở rộng diện tích trồng ở Miền Bắc cho hiệu quả kinh tế cao. Vậy để cây cóc Thái cho năng suất cao thì kỹ thuật trồng cần tuân thủ theo từng bước như sau:
Quả cóc Thái đang được ưa chuộng trên thị trường hiện nay
1. Chọn vùng trồng và thời vụ trồng cây cóc Thái
– Cây cóc Thái là cây dễ tính, cây phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Để cây sinh trưởng phát triển tốt nên trồng trên đất có tầng canh tác dày trên 50 cm, đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất thịt nhẹ, đất phù sa, đất đồi, đất pha cát … Hiện nay, cây cóc đang được trồng phổ biến ở Miền Nam và đang được phổ biến trồng ở một số vùng Miền Bắc.
– Cây có nguồn gốc vùng nhiệt đới, có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Nên có thể trồng quanh năm. Nhưng thời vụ tốt nhất trồng vào đầu mùa mưa đối với các tỉnh Miền Nam. Ở Miền Bắc trồng vào tháng 2 – 4 dương lịch.
Mô hình trồng cây cóc thái tại Tây Ninh
2. Chọn giống và làm đất trước khi trồng cây cóc Thái
– Cây cóc Thái được nhân giống bằng hạt hoặc ghép mắt. Nhưng thông dụng nhất là trồng cây ghép mắt. Bởi cây nhanh cho thu hoạch, năng suất cao. Cây giống cóc Thái nên được mua tại nhưng đơn vị cung ứng giống uy tín chất lượng, đảm bảo đúng giống, cây khỏe, không sâu bệnh hại. Cây giống đạt chiều cao cành ghép từ 30 – 50 cm, đường kính gốc ghép từ 1,5 – 2 cm, tuổi ghép mắt từ 2 – 4 tháng.
– Mật độ trồng cây cóc Thái tùy vào mức đầu tư và trình độ thâm canh thông thường trồng từ 250 – 600 cây/ha, khoảng cách cây cách cây từ 4 – 6 m.
– Đất trồng cây cóc Thái được làm sạch cỏ dại, dọn sạch tàn dư thực vật, sau đó tiến hành đào hố. Khi đào để từng lớp đất riêng biệt. Hố có kích thước đường kính 30 – 50 cm, sâu tùy thuộc vào bầu cây giống thông thường từ 30 – 40 cm.
– Bón phân lót trước khi trồng: Lượng phân bón tính cho 1 gốc: 40- 50 kg phân chuồng hoai mục nếu ko có phân chuồng hoai mục thì dùng 3-5 kg Phân hữu cơ vi sinh hoặc phân hữu cơ Sinh học thay thế + 1 – 2 kg Super lân. Trộn đều lượng phân bón lót với tầng đất mặt rồi cho xuống 3/4 hố. Sau đó lấp đầy hố bằng lớp đất đáy hố.
– Việc làm đất, đào hố trồng cây cóc Thái được tiến hành trước trồng từ 15 – 30 ngày.
3. Kỹ thuật trồng cây cóc Thái
– Xới hốc nhỏ trên các hố đã đào trước, kích thước tùy thuộc vào kích cỡ bầu cây giống. Dùng dao cắt vỏ bầu và đặt cây giữa hố, nhẹ nhàng để tránh làm vỡ bầu. Điều chỉnh cây hướng thẳng, lấp đất nén chặt cố định cây và vun cao hơn mặt bầu từ 1 – 2 cm.
– Trồng xong phủ rơm rạ giữa ẩm cho đất. Để hạn chế cây đổ ngã khi gặp gió lớn có thể cắm cọc tre cố định thân cây. Tiến hành tưới nước để giữ ẩm tạo cho rễ cây nhanh phát triển.
Trồng cây cóc Thái đúng kỹ thuật cho quả sớm
4. Kỹ thuật chăm sóc cây cóc Thái
– Chế độ nước tưới: Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây không cần tưới nhiều nước, thông thường 3 – 5 ngày tưới 1 lần. Đặc biệt thời kì mùa khô, khi cây nuôi quả và giai đoạn quả chín cần cung cấp đủ nước 2-3 ngày tưới 1 lần. Thời tiết có mưa không cần tưới cho cây.
– Làm cỏ: Một năm làm cỏ theo 2 đợt kết hợp với bón phân, cắt tỉa cây. Thông thường tiến hành làm cỏ vào tháng 1 – 2 mùa xuân và tháng 8 – 9 mùa thu. Xới sạch cỏ toàn bộ diện tích cỏ dại quanh gốc cây cóc Thái. Đem phơi khô và ủ vào gốc cây để giữ ẩm cho cây.
– Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình: Khi cây chưa ra quả có thể tiến hành cắt tỉa tạo tán và hạn chế chiều cao của cây để thuận tiện cho chăm sóc, thu hoạch sau. Giai đoạn cây cho thu hoạch thì tiến hành cắt tỉa sau thu hoạch những cành yếu để cây có thể phát triển cành khỏe vào vụ sau.
* Kỹ thuật bón phân cho cây cóc Thái
– Thời kỳ kiến thiết cơ bản (giai đoạn cây chưa cho thu hoạch): Lượng phân tính cho 1 gốc/năm: 0,2 – 0,3 kg đạm ure + 0,1 kg Kali. Tổng lượng phân chia đều hai lần bón. Bón vào đầu và cuối mùa mưa. Ngoài ra, nên bổ sung 2 – 3 kg phân bón hữu cơ vào tháng 9 – 10 đồng thời để cây phát triển tốt khỏe mạnh tạo tán nhanh cứ 10-30 ngày pha 2-3 kg Siêu lân hữu cơ với 600-800 lít nước phun tưới cho 1 ha.
– Thời kỳ cây cho thu hoạch: Lượng phân bón tính cho 1 gốc/năm: 300-500 gam NPK 16-16-8 Tổng lượng phân trên chia đều làm 2 lần bón vào tháng 6 – 7 và tháng 9 – 10 dương lịch hàng năm. Bổ sung thêm phân hữu cơ hoai mục 5-7 kg/gốc vào tháng 9 – 10 dương lịch, kết hợp phân bón lá định 15-20 ngày kỳ phun tưới 2-4 kg Siêu lân hữu cơ cho 800-1000 lit nước/ ha. Và tăng cường phân bón trong các giai đoạn sau:
– Giai đoạn phục hồi sau thu hoạch: cần nhanh chóng cắt cành già cành sâu bệnh còi cọc dọn sạch và bón phân bón gốc 3-5 kg Phân bón hữu cơ + 200- 300 gam NPK 20-20-15. Kết hơp bón 4-6 kg Siêu lân hữu cơ pha 800-1000 lít nước phun cho 1 ha định kỳ 7-10 ngày/ lần.
– Giai đoạn phân hóa mầm hoa: Bón phân bón gốc 3-5 kg Phân bón hữu cơ + 200- 300 gam NPK 20-20-15. Kết hơp bón 4-6 kg Siêu lân hữu cơ + 2-3 kg Lớn trái nhanh + 1 lít canxi bo pha 800-1000 lít nước phun cho 1 ha định kỳ 5-7ngày/ lần sau đó cắt nước và không phun hay tưới bất cứ loại thuốc nào để cây phân hóa mầm hoa. Sau 20-30 ngày thì tưới hoặc phun Siêu lân hữu cơ và canxi bo để kích ra hoa đậu quả.
– Giai đoạn nuôi quả non: Sau khi đậu quả 7-10 ngày Pha 4-6 kg Siêu lân hữu cơ + 2-3 kg Lớn trái nhanh với 800-1000 lít nước phun cho 1 ha định kỳ 7-10ngày/ lần
– Giai đoạn nuôi quả già: Pha 3-5kg Lớn trái nhanh + 1 lít Canxi bo với 800-1000 lít nước phun cho 1 ha để nuôi quả lớn nặng ký và giòn quả, chống rụng quả, thối quả định kỳ 7-10ngày/ lần
Giới thiệu phân bón Siêu lân tại đây
Giới thiệu phân bón Lớn trái nhanh tại đây
5. Phòng trừ sâu bệnh hại cây cóc Thái
Áp dụng biện pháp quản lý sâu bệnh hại IPM và các biện pháp sinh học
* Phòng trừ sâu bệnh
– Bệnh thán thư: Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả.
Dùng Benlat C hoặc Score 250 EC phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau với 1lần/tuần, sau đó 1lần/tháng.
– Bệnh phấn trắng: Xâm nhiễm và gây hại lá, hoa, quả đặc biệt là hoa và chùm hoa.
Dùng Rhidomila MZ 72WP, Anvil 5SC…
– Bệnh muội đen: Do bài tiết của rệp, dùng: Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC và có thể phun các loại thuốc trừ nấm có gốc đồng…
– Bệnh cháy lá: Bệnh phát triển trong mùa mưa, gây hại chủ yếu trên lá.
Phòng trừ bằng cách cắt bỏ lá bệnh, phun thuốc Rhidomil MZ 72 WP, Kasumin 2L…
– Sâu đục thân, cành: Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành, tiêm vào lỗ những loại thuốc có tính xông hơi mạnh hoặc nội hấp như: Actara 25 WG, Padan 95SP, bịt lỗ bằng đất sét để diệt sâu non.
– Rầy xanh: Rầy tiết dịch gây bệnh mùa nóng, làm Cóc kém phát triển.
Thời gian hại mạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 6 năm sau.
Dùng Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC, …
– Ruồi đục quả: Ruồi đục vào quả lúc vỏ quả già, đẻ trứng dưới lớp vỏ, sâu non ăn thịt quả gây thối, rụng quả.
Dùng Sherpa 25 EC, Lục Sơn 0,26 DD, Padan 95 SP.
– Cần áp dụng tổng hợp các biện pháp để phòng trừ sâu bệnh hại. Khuyến khích ưu tiên các biện pháp canh tác để phòng trừ sâu bệnh hại như làm sạch cỏ dại, cắt tỉa làm thông thoáng vườn, …
Chăm sóc cây cóc thái đúng kỹ thuật hạn chế sâu bệnh gây hại
6. Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản quả cóc Thái
– Cây cóc Thái ghép sau trồng 2 năm sẽ cho quả ổn định. Khi thu hoạch dùng dao, kéo cắt cả chùm quả.
– Sau thu hoạch tiến hành cắt tỉa, thu gọn tán cây. Sau đó chăm bón để cây nhanh phục hồi cho thu hoạch đợt sau.
CÁCH TRỒNG CÂY VẢI – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY VẢI THIỀU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CÁCH CHĂM SÓC CÂY PHẬT THỦ – BÓN PHÂN CHO CÂY PHẬT THỦ TỪ QUẢ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NA THÁI – BÓN PHÂN CHO CÂY NA THÁI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
TRỒNG CÂY HỒNG XIÊM – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY HỒNG XIÊM ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
CÁCH TRỒNG CÂY ĐU ĐỦ – BÓN PHÂN CHO CÂY ĐU ĐỦ ĐẠT NĂNG SUẤT
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÓC THÁI – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY CÓC THÁI ĐẠT NĂNG SUẤT
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DỨA TẠI NHÀ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHÃN ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DƯA HẤU NĂNG SUẤT TỶ LỆ XUẤT KHẨU CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG LỰU SAI TRĨU QUẢ
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG DƯA LƯỚI NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ỔI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ROI ĐỎ THÁI LAN
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH TRÁI HỒNG GIÒN – KHÔNG HẠT ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CHÔM CHÔM ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY MÍT THÁI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CHANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CHO CÂY BƯỞI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY XOÀI THÁI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY ROI ĐỎ THÁI LAN ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY VÚ SỮA ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY MẮC CA ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY BƠ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CAM SÀNH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY NHO ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY SẦU RIÊNG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY XOÀI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY THANH LONG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CHANH DÂY
KỸ THUẬT CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHÃN ĐẠT NĂNG SUẤT CAO BỀN VỮNG
QUY TRÌNH CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DỨA ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
TRỒNG CÂY ĐU ĐỦ – BÓN PHÂN CHO CÂY ĐU ĐỦ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO BỀN VỮNG
TRỒNG CÂY HỒNG XIÊM – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY HỒNG XIÊM ĐẠT NĂNG SUẤT CAO BỀN VỮNG
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NA THÁI – BÓN PHÂN CHO CÂY NA THÁI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CÁCH CHĂM SÓC CÂY PHẬT THỦ – BÓN PHÂN CHO CÂY PHẬT THỦ TỪ QUẢ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
TRỒNG CÂY VẢI – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY VẢI THIỀU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
Thu hoạch quả cóc đúng thời điểm
Nguồn: Quốc gia xanh tổng hợp
#cây_cóc_thái_lùn #cây_cóc_thái_giống #cây_cóc_thái_trong_chậu #cây_cóc_thái_không_ra_quả #cây_cóc_thái_ra_hoa #cách_chăm_sóc_cây_cóc_thái #cách_trồng_cây_cóc_thái_trong_chậu #trồng_cây_cóc_thái_trong_chậu #cây_cóc_thái_không_ra_quả #trồng_cây_cóc_thái #hướng_dẫn_trồng_cây_cóc_thái #kỹ_thuật_trồng_cây_cóc_thái_trong_chậu #cách_bón_phân_cho_cây_cóc_thái #kỹ_thuật_trồng_cây_cóc_thái #kỹ_thuật_trồng_và _chăm_sóc_cây_cóc_thái #cách_trồng_và_chăm_sóc_cây_cóc_thái #cách_trồng_cây_cóc_thái