HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DỨA TẠI NHÀ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

Nhằm giúp bà con canh tác cây dứa bền vững đạt năng suất và chất lượng vượt trội, QUỐC GIA XANH tổng hợp chia sẻ tới bà con kỹ thuật, kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây đạt năng suất

HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DỨA TẠI NHÀ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

 

Dứa thuộc loại cây dễ trồng, sinh trưởng mạnh và năng suất cao (bình quân trên thế giới năng suất đạt 50-60 tấn/ha). So với những cây trồng khác, cây dứa đem lại thu nhập trên một đơn vị diện tích khá lớn. Sản phẩm được thị trường quốc tế ưa chuộng, dễ tiêu thụ. Do vậy, diện tích trồng dứa trên thế giới ngày càng được mở rộng.

1 Ánh sáng

Cây dứa yêu cầu ánh sáng nhiều. Thiếu ánh sáng cây mọc yếu, quả nhỏ. Ngược lại nếu ánh sáng quá mạnh kèm theo nhiêt độ cao lá sẽ bị vàng hoặc đỏ, lúc này cần che mát cho dứa. Cây dứa tuy không phải là cây ngày ngắn nhưng người ta thấy rằng nếu thời gian bóng tối kéo dài và nhiệt độ giảm thấp sẽ ra hoa sớm hơn.

2. Đất

Cây dứa có bộ rễ tương đối yếu và ăn nông nên muốn có năng suất cao đất cần có tầng mặt xốp, nhiều mùn và chất dinh dưỡng, đồng thời thoát nước tốt trong mùa mưa. Đất nhiều sét, thoát nước chậm, cây dứa sinh trưởng kém và dễ bị bệnh. Thoát nước và tươi xốp là 2 yêu cầu quan trọng nhất đối với đất trồng dứa.

Độ pH, cây dứa nói chung thích hợp với đất chua, độ pH từ 4.5 đến 6.5, kể cả trên đất phèn có pH bằng hoặc dưới 4 dứa (thơm) vẫn sống tốt các giống dứa (thơm)

Đất trồng dứa nằm trong vùng đất phèn thường dễ bị ngập nước vào mùa lũ, nên cần chú ý các vườn dứa phải có đê bao chống lũ, trồng trên liếp và thiết kế hệ thống mương liếp cho phù hợp để có thể dẫn nước tưới vào mùa khô và thoát nước vào mùa mưa. Mặt liếp trồng phải cao mực nước cao nhất hàng năm trong mương là 40 cm.

– Đối với những vùng đất thường bị ảnh hưởng lũ cần có hệ thống đê bao có độ cao hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm với chức năng vừa là đê chắn lũ vừa là đường giao thông kết hợp với thiết kế hệ thống xả lũ hoặc dẫn nước vào đồng. Các hệ thống mương được sử dụng làm trục giao thông thủy lợi đi lại, vận chuyển vật tư, sản phẩm thu hoạch và tưới nước.

3 Khí hậu

dứa là cây ăn quả nhiệt đới, ưa nhiệt độ cao. Phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 20 – 30oC. Giống Cayenne chịu lạnh kém hơn giống Queen và các giống địa phương. Ở nhiệt độ cao trên 32oC có thể làm cháy lá và vỏ quả, nhất là giống Cayenne.

4. Lượng mưa

Cây dứa (thơm) có thể trồng nơi lượng mưa thấp, 600-700 mm/ năm với mùa khô dài nhiều tháng cho đến những vùng lượng mưa nhiều tới 3500 – 4000 mm/ năm. Quan trọng nhất là lượng mưa phân bố hàng tháng, khoảng 80 – 120 mm được coi là đầy đủ, không cần tưới thêm

5 Nhu cầu dinh dưỡng của cây dứa (thơm)

Nhu cầu dinh dưỡng của cây dứa: Dứa là cây cho sinh khối lớn, để có được năng suất 80 tấn – 120 tấn quả/ ha đã lấy đi từ đất 646 kg N, 367 kg P2O5, 1.570 kg K2O, 190 kg CaO, 225 kg MgO, 4.026 kg SiO2, 2,24 kg Fe, 1,8 kg Zn, 0,5 kg Bo.

Như vậy dứa không những cần dinh dưỡng đa lượng (NPK theo tỷ lệ 3-2-1 mà còn cần các chất dinh dưỡng trung lượng rất lớn như silic (SiO2) đến 1.570 kg/ha, magie (MgO) 225 kg/ha, canxi (CaO) 190 kg/ha và các chất vi lượng như 1,8 kg kẽm (Zn), 0,5 kg Bo (B).

Trong thời gian đầu sau khi trồng khoảng 5 – 6 tháng nhu cầu dinh dưỡng không lớn, chỉ khoảng 10% tổng số chất dinh dưỡng cây cần trong suốt chu kỳ sống. Sau khi cây đã mọc tốt, nhu cầu chất dinh dưỡng tăng rất nhanh, đặc biệt là Kali (gấp 4 – 5 lần so với đạm).

6. Kỹ thuật trồng dứa

a. Mật độ và khoảng cách trồng:

Tùy theo điều kiện cụ thể (kích thước liếp trồng), bố trí mật độ trồng  45.000 – 55.000 chồi/ ha. Bố trí cây theo hàng kép có chừa lối đi sẽ giúp dễ dàng chăm sóc, thu hoạch và nâng cao năng suất.

            Cách trồng: Trồng theo hàng đã căng dây sẵn, nên trồng ở độ sâu thích hợp (khoảng 5cm), giữ chồi thẳng đứng, nén đất xung quanh cho chặt gốc. Không nên trồng sâu quá dễ gây thối noãn chồi. Sau khi trồng cần kiểm tra và trồng dặm những chỗ cây bị chết để đảm bảo mật độ trồng và năng suất vườn dứa về sau.

  • Chọn cây giống dứa tốt:

Cây giống dứa trước khi đem trồng cần đạt các tiêu chuẩn sau đây:

– Khối lượng trung bình từ 150 – 200g, chiều cao cây  từ 25 – 30cm và số lá đạt từ 12 – 15 lá cây giống đồng đều.

– Cây khoẻ, không nhiễm các bệnh như: héo khô đầu lá, thối nõn và không nhiễm côn trùng như rệp sáp…

+ Chồi cuống: Kích thước nhỏ nên phải qua một thời gian chăm sóc ở vườn ươn để chồi đạt một kích thước nhất định mới đem trồng ra vườn sản xuất.

+ Chồi thân (hay còn gọi là chồi nách): Loại chồi này phát sinh ra từ nách lá. Đây là loại vật liệu trồng chủ yếu, ít bị hư hại trong vận chuyển. Chồi này có ưu điểm khỏe, thời gian từ khi trồng đến khi xử lý ra hoa sẽ sớm hơn các loại chồi khác.

  • Xử lý chồi giống:

Chồi dứa sau khi đã chọn lọc, phân loại, tiến hành bóc bẹ lá ở phần gốc để lộ ra 3 – 5 vòng mắt, bó lại thành từng bó (15 – 20 chồi một bó), sau đó xử lý bằng thuốc hoá học để trừ nấm bệnh ở gốc thân và trừ rệp sáp truyền bệnh héo rũ. Pha sẵn thuốc trong một chậu to, nhúng ngập phần gốc (cả bó) vào dung dịch thuốc trong 1 – 3 phút, sau đó lấy ra và đặt sấp cả bó để phần ngọn hướng xuống đất.

Trong trường hợp chồi xử lý chưa trồng ngay, cần phải xếp dựng các bó chồi cho phần ngọn hướng lên vào thời điểm 1 ngày sau khi đã hoàn thành các bước xử lý. Đặt các bó chồi thành từng đám dưới bóng cây to hoặc làm mái che tránh nắng. Nếu để lâu hơn 1 tuần thì nên tưới nước giữ ẩm để bộ rễ khỏi bị khô héo.

  • Thời vụ trồng

Giống dứa Queen cũng giống như giống địa phương, có thể trồng được quanh năm, cần đủ nước tưới để đảm bảo giữ độ ẩm trong thời kỳ cây chưa ra quả. Tuy nhiên thời vụ trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa (tháng 4-5 dương lịch) và cuối mùa mưa (tháng 10-11 dương lịch).

  • Làm đất chuẩn bị trồng:

Đất trồng cho cày xới sâu 30 – 40 cm, nhặt kỹ gốc cỏ, phơi đất từ 20 – 30 ngày.

Trước khi trồng tiến hành bón lót lân (250 -300 kg/ha) + vôi (1000 kg/ha) + phân Chuồn hoai mục (20-30 tấn) hoặc bón hữu cơ sinh học (10-12 tấn/ha) + thuốc trừ kiến, rệp sáp, thuốc phòng nấm (5-10 kg/ha).

Khuyến cáo bà con duy trì chu kỳ kinh tế 2-3 vụ (một vụ tơ, một đến hai vụ gốc), sau đó phá bỏ và trồng mới.

Luống trồng cao từ 20 – 30cm, rộng 90 – 100cm, khoảng cách giữa hai luống từ 40 – 50cm. Tưới đẫm và sạch cỏ dại trước khi trồng dứa.

Cách làm luống trồng dứa

  • Bón phân cho cây dứa (thơm)

Bón lót: Bón trước khi trồng 3 – 4 ngày

+ Phân chuồng hoai: 20 – 30 tấn tấn/ha (10.000 m2) hoặc 7-8 tấn phân bón hữu cơ sinh học

+ Vôi bột 500 -1000 kg / ha

+ NPK 20-20-15 (500-600kg)

Bón (tưới) thúc lần 1: 20-30 ngày sau khi trồng (khi dứa (thơm) bén rễ) – lưu ý: không dùng Kali Clorua

+ Phân bón lá NPK SIÊU LÂN HỮU CƠ2-3 kg pha với 700-1000 lít nước tưới ướt cả cây lẫn gốc cho 1ha

+ Cách 15-30 ngày bón lại 1 lần tùy theo đất dốc hoặc đất cát

Bón (tưới) thúc lần 2: 5 – 6 tháng sau khi trồng,

+ Phân bón lá NPK SIÊU LÂN HỮU CƠ 3-5 kg + Phân bón LỚN TRÁI NHANH 2-3 kg pha với 800-1000 lít nước tưới ướt cả cây lẫn gốc cho 1ha

+ Cách 15-30 ngày bón lại 1 lần tùy theo đất dốc hoặc đất cát

Bón (tưới) lần 3: trước khi xử lý ra hoa 2 tháng bón như lần 1.

+ Phân bón lá NPK SIÊU LÂN HỮU CƠ 4-5 kg + Phân bón LỚN TRÁI NHANH 5kg + 2-3 lít CANXI BO pha với 1000-1200 lít nước tưới ướt cả cây lẫn gốc cho 1ha

+ Cách 15-30 ngày bón lại 1 lần tùy theo đất dốc hoặc đất cát

Ngừng phun cho cây trước khi hoa nở 7 ngày.

Giới thiệu phân bón Siêu lân tại đây

Giới thiệu phân bón Lớn trái nhanh tại đây

  1.  Tưới nước và quản lý độ ẩm cho cây

Ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam từ tháng 11 đến tháng 5, ở miền Trung khoảng tháng 6 – 7 – 8 vào thời gian này cần tưới nước cho cây định kỳ 3lần/ tháng và giữ ẩm gốc dứa (thơm) bằng màng phủ đất, rơm rạ, cỏ khô…

11. Diệt cỏ

– Hạn chế dùng thuốc trừ cỏ hóa học

– Có thể dùng máy cắt cỏ.

Biện pháp canh tác: Mặt líp trồng cần cày xới chôn vùi gốc cỏ, đất được phơi nắng ít nhất 1 – 2 tháng. Trước khi trồng bề mặt líp được phủ kín bằng rơm, xác bã thực vật, hoặc mũ bạt nilon, đối với vùng dứa miền Trung và các tỉnh phía Nam, bức xạ mặt trời tốt nên trồng đúng mật độ để hạn chế cỏ dại mọc chen vào giữa.

12. Tỉa chồi: áp dụng trên 2 loại chồi cuống và chồi ngọn.

– Chồi cuống hình thành tồn tại cùng với quả có thể dùng tay hoặc dao tách nhẹ vào giai đoạn các mắt dứa ở đáy quả bắt đầu phát triển.

– Chồi ngọn: Việc khống chế được thực hiện 2 tháng trước khi thu hoạch (lúc kích thước đạt 1/4 đến 1/2 kích  thước quả) dùng phương pháp phá huỷ đỉnh sinh trưởng bằng móc sắt hay nhỏ 2 giọt axit HC l hoặc 2 giọt dầu hoả vào chồi non.

13 Cắt lá, định vị chồi:

Sau khi thu hoạch vụ dứa tơ, kết hợp cắt bớt lá già cách gốc 20 – 25cm. Chỉ để lại một chồi bên gần mặt đất nhất và mọc hướng vào bên trong hàng kép.

14. Xử lý dứa (thơm) ra hoa trái vụ

A Thời điểm xử lý

Xác định thời điểm xử lý bằng 3 cách:

– Tính tuổi cây từ khi trồng đến khi xử lý.

– Đếm số lá vào thời điểm xử lý.

– Đo chiều cao tối đa của cây dứa.

Sự ra hoa của cây dứa (thơm) phụ thuộc vào kích thước và mức phát triển của cây. Chiều cao của dứa (thơm) Cayen phải đạt 0,8 – 1m, với tổng số lá đạt 38 – 40. Đối với dứa (thơm) Queen 70 – 80cm và có 30 – 35 lá. Tỷ lệ ra hoa sẽ thấp nếu nhiệt độ vượt quá 29oC, tốt nhất  là nên xử lý vào ban đêm hoặc sáng sớm. Cần thiết ngừng bón phân từ 1,5 – 2 tháng trước khi xử lý, đặc biệt là phân đạm. Trường hợp xử lý xong gặp mưa to, thì phải xử lý lại.

B Hoá chất và cách xử lý

Hoá chất và cách xử lý như sau:

– Có thể sử dụng đất đèn (CaC2) ở 2 dạng: hoà vào nước, nồng độ 1,0 – 1,5% phun trực tiếp vào nõn (khoảng 40 – 60ml dung dịch cho 1 cây) hoặc đập nhỏ thành viên (khoảng 1,0 – 1,5gr/viên) bỏ trực tiếp vào nõn dứa sau khi đã tưới nước. Xử lý vào ban đêm cho tỷ lệ ra hoa đạt cao nhất.

– Đối với ethrel (còn gọi là ethephon) chỉ sử dụng dạng dung dịch, pha ở nồng độ 0,5% trộn thêm 1,5% SIÊU LÂN HỮU CƠ phun đều cho toàn cây, lượng phun khoảng 2000 lít/ha. Xử lý khi trời dâm mát hoặc xử lý vào ban đêm.

15. Chống cháy nắng trên quả

Giai đoạn quả phát triển gặp ánh sáng có bức xạ quá cao vỏ quả sẽ bị cháy vàng trước khi quả chín, nên bố trí trong lô dứa hàng cây phân xanh thân gỗ che bóng kết hợp sử dụng cỏ khô, rơm, năng… đậy trên chồi ngọn đối với nhóm dứa Queen. Lá của dứa Cayenne khá dài nên có thể kéo nhiều lá lên trên đỉnh quả dùng dây buộc túm lại.

16. Thu hoạch dứa

 Dựa vào màu sắc, hình thái quả: Khi mới hình thành quả có màu đỏ rồi đến màu xanh, xanh đậm, xanh nhạt rồi đến màu vàng hoe và khi chín hoàn toàn quả có màu vàng đỏ. Thời gian thu quả tốt nhất là khi quả có màu xanh nhạt và bắt đầu có một vài mắt ở gần cuống quả có màu vàng hoe.

– Dựa vào hình thái quả: Lúa già mắt quả bắt đầu căng ra, người ta gọi là thời kỳ “mở mắt”,  thường quá trình này tuần tự từ dưới lên trên. Khi mở mắt hết là lúc quả đã già, thu hoạch vào lúc này bảo đảm phẩm chất tốt. 

CÁCH TRỒNG CÂY VẢI – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY VẢI THIỀU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CÁCH CHĂM SÓC CÂY PHẬT THỦ – BÓN PHÂN CHO CÂY PHẬT THỦ TỪ QUẢ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NA THÁI – BÓN PHÂN CHO CÂY NA THÁI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

TRỒNG CÂY HỒNG XIÊM – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY HỒNG XIÊM ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

CÁCH TRỒNG CÂY ĐU ĐỦ – BÓN PHÂN CHO CÂY ĐU ĐỦ ĐẠT NĂNG SUẤT

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÓC THÁI – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY CÓC THÁI ĐẠT NĂNG SUẤT

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHÃN ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DƯA HẤU NĂNG SUẤT TỶ LỆ XUẤT KHẨU CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG LỰU SAI TRĨU QUẢ

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG DƯA LƯỚI NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ỔI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ROI ĐỎ THÁI LAN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÓC THÁI NĂNG SUẤT AN TOÀN

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH TRÁI HỒNG GIÒN – KHÔNG HẠT ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY VẢI THIỀU THANH HÀ

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CHÔM CHÔM ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY MÍT THÁI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CHANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CHO CÂY BƯỞI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CHO CÂY NA ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CHANH TRÁI VỤ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY XOÀI THÁI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY ROI ĐỎ THÁI LAN ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY VÚ SỮA ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY MẮC CA ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY BƠ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CAM SÀNH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY NHÃN, VẢI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY NHO ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY SẦU RIÊNG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY TÁO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY XOÀI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY THANH LONG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CHANH DÂY

KỸ THUẬT CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHÃN ĐẠT NĂNG SUẤT CAO BỀN VỮNG

QUY TRÌNH CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DỨA ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÓC THÁI – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY CÓC THÁI ĐẠT NĂNG SUẤT

TRỒNG CÂY ĐU ĐỦ – BÓN PHÂN CHO CÂY ĐU ĐỦ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO BỀN VỮNG

TRỒNG CÂY HỒNG XIÊM – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY HỒNG XIÊM ĐẠT NĂNG SUẤT CAO BỀN VỮNG

TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NA THÁI – BÓN PHÂN CHO CÂY NA THÁI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CÁCH CHĂM SÓC CÂY PHẬT THỦ – BÓN PHÂN CHO CÂY PHẬT THỦ TỪ QUẢ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

TRỒNG CÂY VẢI – CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY VẢI THIỀU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

Nguồn QUỐC GIA XANH tổng hợp (tham khảo: camnangcaytrong.com)

#nongnghiepbenvung #quocgiaxanh #trongcaydua #cachtrongcayduatuqua #cachtrongcaydua #huongdantrongcaydua #trongcaythom #quytrinhtrongcaydua