ĐIỀU CẦN BIẾT CÁC LOẠI SÂU BỆNH CHÍNH TRÊN CÂY CÀ PHÊ

ĐIỀU CẦN BIẾT CÁC LOẠI SÂU BỆNH CHÍNH TRÊN CÂY CÀ PHÊ

Việc nắm rõ về các loài sâu bệnh trên cây cà phê là rất quan trọng để phòng ngừa sớm, có thể đạt năng suất cà phê cao. Do đó Quốc Gia Xanh xin được chia sẻ những loại sâu bệnh trên cây cà phê với bạn đọc.

Tình trạng sâu bệnh trên cây cà phê đang diễn biến hết sức phức tạp, việc áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều loại bệnh chưa có thuốc đặc trị.

Ở nước ta các tỉnh trồng cà phê chủ yếu như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông… Cây cà phê là nền kinh tế chính trong nhiều gia đình, vì thế để cho cây cà phê phát triển ổn định cuộc sống và bền vững thì vấn đề bảo vệ thực vật cho cây cà phê là hết sức cần thiết và đáng quan tâm nhất hiện nay.

Việc nắm kiến thức về các loài sâu bệnh trên cây cà phê giúp bà con ngăn ngừa và phòng trị kịp thời, để không ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ là điều rất đáng quan tâm.

  1. Rệp sáp

Rệp sáp hại chồi non, chùm trái: rệp đẻ trứng ở các kẽ lá, nụ hoặc chùm trái non. Sau khi nở rệp tìm nơi sống cố định, bắt đầu chích hút nhựa cây, làm cho chồi non, cành lá bị khô héo, rụng bông, rụng trái non, chết cành. Chúng hút chất dinh dưỡng của hoa, quả non làm giảm khả năng đậu quả. Chúng thường xuất hiện nhiều nhất là vào giai đoạn mùa khô từ khi cây ra hoa và hình thành quả (khoảng từ tháng 1 đến tháng 4) nhưng mật độ rệp sẽ giảm dần khi mùa mưa đến.

Rệp sáp tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển bám trên lá, trái và cành dẫn tới cây giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến năng suất của vườn cây.

Rệp sáp hại rễ cà phê: rệp thường sống trong đất, bám xung quanh rễ, dùng miệng chích hút nhựa cây để lấy chất dinh dưỡng. Trong quá sinh trưởng chúng thường tiết ra một lớp sáp không thấm nước phủ quanh rễ cây, làm cho cây không lấy được nước và chất dinh dưỡng, cây sẽ vàng héo, suy kiệt rồi chết. Các vết thương do rệp chích hút ở phần cổ rễ, khi gặp điều kiện thuận lợi, rệp sáp kết hợp với nấm Bornetina corium tạo thành “măng-xông” bao quanh rễ cây làm cho rễ bị hư và gây bệnh thối rễ.

Rệp sáp cũng có mối quan hệ cộng sinh với các loài kiến. Kiến làm nhiệm vụ lây lan và bảo vệ rệp sáp. Khi có động, kiến tha rệp đi trốn, khi yên kiến lại tha rệp về chỗ cũ hoặc đến nơi khác thuận lợi hơn, làm lây lan sang ra nhiều nơi khác.

  1. Ve sầu

Ve sầu là loài côn trùng chích hút, thuộc loại hình biến thái không hoàn toàn với 3 pha phát dục là trứng, sâu non và trưởng thành. Giai đoạn ấu trùng là giai đoạn gây hại nặng nề nhất cho cây cà phê, chúng có hình dáng tự như con sâu, làm tổ ở phần rễ, bám chặt và chích hút nhựa cây, gây thương tổn tạo điều kiện cho các loại nấm rễ tấn công. Đồng thời khi đào tổ và di chuyển trong đất, chúng còn cắn đứt các rễ tơ, rễ cám. Làm cho cây hút dinh dưỡng và nước kém hơn.

Về lâu dài dẫn đến vàng lá, còi cọc, rụng trái. Cây còn nhỏ bộ rễ yếu có thể dẫn đến ngừng sinh trưởng rồi chết.

  1. Sâu đục thân, đục cành

Sâu đục thân là loại sâu thường đục một lổ nhỏ trên thân cành cây, chúng chui sâu vào bên trong và làm thành một lổ rỗng lớn khiến thân cây không tiếp xúc được với chất dinh dưỡng dẫn đến chết hàng loạt. Sâu đục thân thường phát triển mạnh vào các tháng mùa khô và bắt đầu phá hại từ tháng 9 – 10 và cao điểm là tháng 12 và tháng 1 năm sau.

Cây cà phê bị sâu đục thân thường có lá màu vàng, hơi héo. Do đường đục chạy vòng quanh thân nên ở những cây bị nặng khi gặp gió to rất dễ gãy ngang nơi có vết đục.

Sâu đục thân trưởng thành là một loại xén tóc nhỏ, thân mình thường có màu xanh đen. Con trưởng thành thường đẻ trứng tại vị trí những cành thưa lá, đặc biệt là những cây ít cành, chúng thường đẻ vào các vết nứt của đoạn cành. Khi nở, sâu non đục sâu vào gỗ, tiếp tục đi sâu vào trong thân cây. Sâu non thường có thân mình màu trắng, không có chân và trên thân thường có xuất hiện nhiều đốt. Sâu non có đường đi không nhất định, chúng có thể đục lòng vòng trong thân cây và phá hủy các mạch gỗ trong thân cây.

Phát sinh, phát triển và gây hại của sâu đục thân mình trắng: Sâu non đục vào vỏ cây thành đường vòng quanh thân và còn ở trong lớp vỏ cây từ 20 - 30 ngày mới đục vào lõi gỗ làm cho chỗ vỏ đó phình lên. Sâu non đục vào thân gỗ tạo thành các đường đi lên hoặc đi xuống, đục đến đâu đùn phân ra phía sau lấp đường đục đến đó.

  1. Bệnh gỉ sắt

Ban đầu bệnh gây hại trên lá, sau đó đến thân rồi quả, cây bị bệnh sẽ bị rụng lá dẫn đến mất sức, kém phát triển, khả năng đậu quả thấp, năng suất suy giảm nghiêm trọng. Trường hợp cây bị bệnh nặng có thể làm cây suy kiệt rồi chết khô.

Bệnh gỉ sắt thường xuất hiện ở mặt dưới lá với những chấm nhỏ có màu vàng nhạt trông như những giọt dầu. Sau đó ở giữa những vết bệnh xuất hiện lớp bột màu vàng cam, đó chính là bào tử của nấm gỉ sắt. Vết bệnh chuyển dần sang màu trắng, từ trung tâm ra ngoài và cuối cùng là những vết cháy màu nâu đen trên lá. Các vết cháy có thể liên kết với nhau dẫn đến việc cháy toàn bộ lá. Bệnh gỉ sắt thường xuất hiện trong thời gian bắt đầu mùa mưa.

  1. Bệnh nấm hồng

Bệnh nấm hồng phát sinh chủ yếu ở trên cành, gần những nơi phân giáp với thân hoặc cành mọc ngang. Ban đầu bệnh chỉ xuất hiện một số đốm màu hồng nhạt, nhẵn. Về sau vết bệnh phát triển mạnh hơn, các vết bệnh dày lên và có màu hồng đậm. Trên bề mặt của vết bệnh sẽ có những bào tử nấm màu hồng nhạt mịn. Khi vết bệnh nặng sẽ có màu trắng xám và lan nhanh lên hết cành.


​     Nếu trong thời tiết thuận lợi, bệnh nấm hồng sẽ phát triển rất nhanh, chúng sẽ chạy dọc theo cành và dần dần bao bộc hết tất cả cành trên cây. Các nấm ký sinh sẽ xâm nhập vào lớp vỏ cây và phá hoại mạch dần khiến cây không thể hút nước và dinh dưỡng lên phía trên làm toàn bộ lá không thể quang hợp, nhanh chóng bị úa vàng và rụng lá.

Cành quả bị xâm hại, chết khô dẫn tới trái bị rụng non. Cây sinh trưởng kém và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây cà phê.

Lưu ý: Khi cây đang bệnh không nên bón phân, tuỳ mỗi loại cây bệnh có thể bón phân giúp cây có sức đề kháng bệnh nhưng rất ít. Hầu như bón phân khi cây bệnh sẽ khiến cây bệnh nặng hơn khó điều trị. Vì vậy không nên dùng phân khi cây đang bệnh. Sau khi cây hết bệnh để phục hồi cây nhanh lấy lại sức sống chúng ta nên dùng phân Siêu lân hữu cơ để cây có thể phát triển trở lại.

 Chú ý:

  • Thường xuyên kiểm tra ruộng để phát hiện bệnh sớm kịp thời chữa trị. Tiến hành phun thuốc khi trên ruộng bệnh mới chớm xuất hiện, lúc cấp bệnh và tỷ lệ hại còn thấp.
    - Cây bệnh ngừng không dùng các chất kích thích sinh trưởng và giữ đủ nước trong ruộng.
    - Cần phun thuốc ướt đều trên mặt lá, đảm bảo đủ lượng nước thuốc theo hướng dẫn trên bao bì.
    - Nên phun thuốc vào sáng sớm, chiều mát, tránh những lúc trời mưa và nắng gắt để đạt hiệu quả cao.

#phanbon #saubenhcaphe #repsap #vesau #risatcaphe #benhnamhong #sauducthanduccanh #phanbonsieulanhuuco #quocgiaxanh 

CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP

NHỮNG LƯU Ý BÓN PHÂN KHI CÂY TRỒNG BỊ BỆNH VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY TRỒNG
MỘT SỐ CÂY TRỒNG GIÚP XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ RẤT HIỆU QUẢ
BỆNH ĐỐM PHẤN (SƯƠNG MAI) VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
BỆNH RỆP APHIDS VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BỆNH KHẢM LÁ TRÊN CÂY SẮN
BIỂU HIỆN BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC
BỆNH THỐI RỄ ĐEN TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA
BỆNH HÉO RŨ (HÉO VÀNG) TRÊN CÂY TRỒNG
CÁC BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG
CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN I.P.M (TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP)
BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN NHƯNG XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ BẠN RẤT HIỆU QUẢ
ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA

Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.

Tel:   02573 506 678            Hotline: 0843 477 788

Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com        

Website: http://phanbonquocgiaviet.com