ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG
Bộ rễ rất quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, chính vì vậy vấn đề để biết và hiểu sâu hơn về rễ. Có thể giúp chúng ta có thể bón phân một cách cân đối và hợp lý hơn để tránh các tình trạng thừa phân hoặc thiếu gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Sau đây Quốc Gia Xanh nêu những điều cần biết về bộ rễ cho bà con nắm.
Chức năng của bộ rễ
- Có khả năng tìm kiếm nước và thức ăn (tính hướng động). Do thực vật sống cố định trên mặt đất nên việc tìm kiếm nguồn dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển bằng sự vận động hướng động.
- Rễ cây hoàn toàn chủ động chứ không bị động trong việc tìm kiếm nguồn nước và thức ăn.
- Vì vậy chúng ta hiểu rõ để không bón phân trên bề mặt, bộ rễ cây trồng sẽ hướng về nguồn dinh dưỡng trên bề mặt, bộ rễ sẽ phát triển lan trên mặt, khi gặp các điều kiện bất lợi như nắng hạn, mưa dầm, hay tiếp xúc với phân bón rễ cây trồng rất dễ bị tổn thương.
Để rễ hút được dinh dưỡng:
- Cây hút chất dinh dưỡng ở dạng ion hoà tan trong nước. Rễ là bộ phận chủ yếu hút chất dinh dưỡng trong đất. Trong đất có chất hữu cơ và chất khoáng không hoà tan được phải nhờ các vi sinh vật phân giải, nhờ các phản ứng hoá học. Đạm trong chất hữu cơ phân giải thành amoni và nitrat, Lân phân giải thành axit photphoric và các dạng muối dễ hoà tan, giải phóng HPO42- và HPO4- cho cây dễ hấp thụ.
- Hô hấp ở rễ giúp tạo ra năng lượng để hút nước, dinh dưỡng và vận chuyển khắp các bộ phận ở trên mặt đất. Oxy (O2) trong đất cần thiết cho rễ hô hấp để tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống của cây, trong đó có quá trình hút khoánghô hấp ở rễ giúp tạo ra năng lượng để hút nước, dinh dưỡng và vận chuyển khắp các bộ phận ở trên mặt đất. Do vậy vào mùa mưa nên để cỏ dại làm thông thoáng cho đất tránh tình trạng đất bị bí nén, ngập úng hệ rễ sẽ không bị ngẹt gây cho cây thiếu oxy dẫn đến cây rơi vào tình trạng hô hấp yếm khí. Cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh liên quan đến rễ, đặc biệt là hiện tượng thối rễ và tạo điều kiện cho các mầm bệnh tấn công.
Các yếu tố ảnh hưởng đến bộ rễ cây
*Nhiệt độ của đất
Nhiệt độ, đặc biệt là nhiệt độ của đất có ảnh hưởng rất lớn đến sự hút nước và muối khoáng của rễ cây. Nhiệt độ ảnh hưởng đến cả hút khoáng chủ động và thụ động. Sự khuếch tán tự do bị động của các chất khoáng phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ càng thấp thì tốc độ khuếch tán các chất càng giảm. Nhiệt độ thấp làm hô hấp rễ giảm và rễ thiếu năng lượng cho sự hút khoáng tích cực.
- Nhiệt độ cao còn tăng tốc độ hóa già và hóa gỗ của rễ làm giảm khả năng hút nước.
- Nhiệt độ tối thích cho sự hút nước ở các cây trồng nhiệt đới vào 25-30 o Đây là nhiệt độ tối thích kích thích sự hút nước. Khi nhiệt độ đất thấp hơn nhiệt độ không khí từ 2-5 oC sẽ kích thích sự hút nước của rễ. Nếu nhiệt độ chênh lệch quá lớn dẫn đến ức chế sự hút nước của cây trồng.
Vì vậy chúng ta có thể sử dụng phương pháp che phủ rơm rạ hoặc cỏ cây không còn khả năng phục hồi lên trên mặt đất. Có vai trò khác như giữ ẩm, bảo vệ đất chống xói mòn, hạn chế cỏ dại, che phủ đất có tác dụng làm giảm nhiệt độ đất về mùa hè do hạn chế được lượng ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào đất. Và giữ được ấm cho đất về mùa đông do che phủ hạn chế được sự mất nhiệt qua bức xạ nhiệt bởi hơi nước và do gió.
Chế độ nước cung cấp cho đất rất quan trọng, nên chúng ta cần điều tiết cân đối. Tưới nước cho đất có tác dụng làm giảm nhiệt độ đất về mùa hè do tăng nhiệt dung đất và tăng cường quá trình bốc hơi.
*pH đất (độ chua)
Độ pH còn ảnh hưởng đến độ hòa tan và khả năng di động của các chất khoáng và do đó ảnh hưởng đến khả năng hút khoáng của rễ. Độ pH của môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sự hấp thu chất khoáng của rễ cây. Ảnh hưởng của pH lên sự hút khoáng của rễ có thể là trực tiếp và cũng có thể là gián tiếp.
*Nồng độ dung dịch đất
Nồng độ của dung dịch đất ảnh hưởng đến khả năng hút nước của cây. Nếu đất bị mặn hay do bón nhiều phân hoá học thì áp suất thẩm thấu của dung dịch đất tăng lên, cản trở sự hút nước của cây dù trong đất còn một lượng nước tương đối cao. Ðây còn gọi là hiện tượng héo sinh lý.
- Phản ứng của dung dịch đất ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ vi sinh vật đất, đến tính chất lý- hoá học của đất và thức ăn nuôi cây. Ví dụ như sự hoà tan của lân phụ thuộc vào pH.
- Trong dung dịch đất có một số muối và các chất hoà tan khác. Anion và cation trong dung dịch đất làm cho đất có tính đệm, có thể giữ cho độ pH của đất ít thay đổi.
- Dung dịch đất có chứa một số chất hoà tan có thể làm tăng cường quá trình phong hoá đá để hình thành đất. Thí dụ: NH3, NO2, CO2 từ khí quyển khi tan trong nước làm sự phá huỷ đá vôi theo con đường hoà tan được tăng cường. Ðộ hoà tan của đá vôi trong nước bão hoà CO2 lớn hơn trong nước tinh khiết 70 lần.
Theo K.K. Gedroi hàm lượng keo trong dung dịch đất chiếm từ 1/4 đến 1/10 hoặc ít hơn tổng lượng keo của đất.
Thành phần và số lượng các chất hoà tan trong dung dịch đất không cố định nhưng cũng có thể dùng để phân biệt loại đất này với loại đất khác ở mức độ nhất định.
Thành phần và số lượng các chất hoà tan trong dung dịch đất luôn được bổ sung từ các nguồn sau:
- Do ta bón phân hữu cơ và vô cơ vào đất.
- Do nước mưa hoặc nước ngầm mang tới.
- Do quá trình trao đổi ion giữa keo đất và dung dịch đất.
- Do các sản phẩm của quá trình phong hoá đá và quá trình phân giải các chất hữu cơ.Thành phần và nồng độ dung dịch đất phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, hàm lượng nước trong đất, sự hoạt động của sinh vật, phản ứng của đất, thành phần đá mẹ, nước ngầm và chế độ canh tác.
#phanbon #dieucanbietcobanborecaytrong #bore #chucnangcuare #rehutchatdinhduong #yeutoanhhuongre #nhietdo #pH #nongdodungdichdat #quocgiaxanh
CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP
NHỮNG LƯU Ý BÓN PHÂN KHI CÂY TRỒNG BỊ BỆNH VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY TRỒNG
MỘT SỐ CÂY TRỒNG GIÚP XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ RẤT HIỆU QUẢ
BỆNH ĐỐM PHẤN (SƯƠNG MAI) VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
BỆNH RỆP APHIDS VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BỆNH KHẢM LÁ TRÊN CÂY SẮN
BIỂU HIỆN BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC
BỆNH THỐI RỄ ĐEN TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA
BỆNH HÉO RŨ (HÉO VÀNG) TRÊN CÂY TRỒNG
CÁC BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG
CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN I.P.M (TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP)
BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN NHƯNG XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ BẠN RẤT HIỆU QUẢ
ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA
Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.
Tel: 02573 506 678 Hotline: 0843 477 788
Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com
Website: http://phanbonquocgiaviet.com