BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA
Cây Lúa thường xuyên mắc bệnh đốm sọc vi khuẩn dưới đây bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ để giúp bà con nông dân hiểu và cách khắc phục bệnh tốt hơn. Sau đây Quốc Gia Xanh điểm qua bệnh đốm sọc vi khuẩn ở cây lúa cho bà con canh tác chú ý.
Bệnh đốm sọc vi khuẩn
Bệnh này thường gặp trên cây lúa, bệnh gây hại trên lá, biểu hiện là những sọc nhỏ ngắn khác nhau, chạy dọc giữa các gân lá, lúc đầu vết bệnh xanh tái, dần dần chuyển màu nâu, tạo thành các sọc nâu hẹp, trên bề mặt vết bệnh xuất hiện những giọt dịch nhỏ, tròn, màu vàng đục sau đó khô lại thành những viên keo vi khuẩn trong như hạt trứng cá, dễ dàng rơi khỏi mặt lá và rơi xuống nước trên ruộng. Khi ruộng bị nặng thì toàn bộ ruộng lúa chuyển màu vàng cam sau chuyển màu vàng nâu và cây lúa bị chết, không những gây thiệt hại lớn mà còn tồn dư mầm bệnh cho vụ sau. Bệnh này làm bà con nông dân đau đầu vì khả năng lây lan nhanh.
Nguyên nhân
Bệnh thường phát sinh gây hại nặng trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, ruộng lúa bón phân không cân đối. Khi bị bệnh, vi khuẩn gây tắc các bó mạch dẫn vì vậy lá lúa giảm quang hợp. Bệnh đốm sọc vi khuẩn do vi khuẩn Xanthomonas Oryzicola gây ra.
Vi khuẩn xâm nhiễm vào cây chủ yếu qua vết thương cơ giới, lan truyền nhờ nước, mưa, gió và tiếp xúc cọ xát giữa các lá, các cây trong ruộng.
Dùng phân chuồng chưa ủ hoai để diệt cỏ dại, mầm mống bệnh cây và côn trùng.
Bón phân không đúng cách gây tình trạng dư đạm, lúc này vi khuẩn dễ xâm nhập tấn công cây.
Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng cày phơi ải và bón vôi vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo sạ hơn 15 ngày.
- Chọn giống không mang mầm bệnh, mua giống nơi uy tín có tính kháng bệnh.
- Để hạn chế bệnh đốm sọc vi khuẩn biện pháp tốt nhất là thâm canh theo SRI: gieo mạ thưa, cấy mạ non, bón phân cân đối, điều tiết nước hợp lý để hạn chế bệnh đến mức thấp nhất.
- Bón phân đúng kỹ thuật, đúng giai đoạn, bón đạm nặng đầu nhẹ cuối, bón thúc sớm cân đối với kali theo tỉ lệ nhất định.
- Nếu thấy bệnh chớm xuất hiện thì có thể rút nước, tháo nước để khô ruộng trong 2-3 ngày hoặc có thể rắc vôi 10-15 kg/sào để hạn chế bệnh phát sinh và lây lan.
- Dùng phân chuồng phải ủ hoai để diệt cỏ dại, mầm mống bệnh cây và côn trùng.
- Xử lý hạt giống trước khi gieo nếu lô hạt nguy cơ bị nhiễm.
- Bón phân đúng kỹ thuật, đúng giai đoạn, bón đạm nặng đầu nhẹ cuối, bón thúc sớm cân đối với kali theo tỷ lệ nhất định. Để tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng và chống chịu tăng sức kháng bệnh trong giai đoạn lúa làm đòng – trỗ. Vì giai đoạn này mầm bệnh cũng dễ phát triển, xâm nhập cây.
- Lúa mới chớm bị bệnh dùng một số loại thuốc như Kasuran 0,1 – 0,2%; Xantocin 40 WP, Totan 200 WP + 1 cốc Tilt Super 300EC, …
Lưu ý: Khi cây đang bệnh không nên bón phân, tuỳ mỗi loại cây bệnh có thể bón phân giúp cây có sức đề kháng bệnh nhưng rất ít. Hầu như bón phân khi cây bệnh sẽ khiến cây bệnh nặng hơn khó điều trị. Vì vậy không nên dùng phân khi cây đang bệnh. Sau khi cây hết bệnh để phục hồi cây nhanh lấy lại sức sống chúng ta nên dùng phân Siêu lân hữu cơ để cây có thể phát triển trở lại.
Chú ý:
- Thường xuyên kiểm tra ruộng để phát hiện bệnh sớm kịp thời chữa trị. Tiến hành phun thuốc khi trên ruộng bệnh mới chớm xuất hiện, lúc cấp bệnh và tỷ lệ hại còn thấp.
- Cây bệnh ngừng không dùng các chất kích thích sinh trưởng và giữ đủ nước trong ruộng.
- Cần phun thuốc ướt đều trên mặt lá, đảm bảo đủ lượng nước thuốc theo hướng dẫn trên bao bì.
- Nên phun thuốc vào sáng sớm, chiều mát, tránh những lúc trời mưa và nắng gắt để đạt hiệu quả cao.
#phanbon #benhdomsocvikhuan #nguyennhandomsocvikhuan #bieuhiendomsocvikhuan #tacnhandomsocvikhuan #dacdiemphatsinhdomsocvikhuan #biepphapphongnguadomsocvikhuan #phanbonsieulanhuuco #quocgiaxanh
CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP
NHỮNG LƯU Ý BÓN PHÂN KHI CÂY TRỒNG BỊ BỆNH VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY TRỒNG
MỘT SỐ CÂY TRỒNG GIÚP XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ RẤT HIỆU QUẢ
BỆNH ĐỐM PHẤN (SƯƠNG MAI) VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
BỆNH RỆP APHIDS VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BỆNH KHẢM LÁ TRÊN CÂY SẮN
BIỂU HIỆN BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC
BỆNH THỐI RỄ ĐEN TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA
BỆNH HÉO RŨ (HÉO VÀNG) TRÊN CÂY TRỒNG
CÁC BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG
CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN I.P.M (TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP)
BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN NHƯNG XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ BẠN RẤT HIỆU QUẢ
ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA
Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.
Tel: 02573 506 678 Hotline: 0843 477 788
Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com
Website: http://phanbonquocgiaviet.com