BỆNH KHẢM LÁ TRÊN CÂY SẮN
Cây sắn thường xuyên mắc bệnh khảm lá dưới đây bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ để giúp bà con nông dân hiểu và cách khắc phục bệnh tốt hơn. Sau đây Quốc Gia Xanh điểm qua bệnh khảm lá ở cây cho bà con canh tác chú ý.
Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh khảm lá sắn do virus có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus(Begomovirus: Geminiviridae) gây ra.
- Lây bệnh từ các con vật bọ hay loài hút chít cũng là môi giới truyền bệnh.
- Đất canh tác không mang mầm bệnh, vệ sinh đồng ruộng không sạch.
- Không luân canh cây trồng sau mỗi mùa vụ bị bệnh.
- Virus Sri Lanka Cassava Mosaic Virus(SLCMV) lan truyền qua 2 con đường:
+ Hom giống: Virus này tồn tại trong thân, lá, củ sắn nên khi lấy
thân sắn làm giống cho vụ sau thì virus sẽ tiếp tục nhân lên trong hom giống và làm xoăn lá ngay khi cây vừa mọc mầm. Củ sắn còn sót lại trên ruộng mà nhiễm virus thì khi mọc mầm cũng bị xoăn lá và là nguồn bệnh nguy hiểm trên đồng ruộng.
+ Truyền bệnh qua môi giới: Virus SLCMV lan truyền qua bọ phấn trắng
(Bemisia tabaci), bọ phấn trắng chích hút trên cây sắn bị bệnh sẽ hút cả virus vào cơ thể, khi chính hút trên cây khỏe sẽ truyền virus SLCMV sang làm cây bị bệnh.
Triệu chứng và tác hại của bệnh khảm lá sắn
Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết của bệnh khảm lá sắn là khảm vàng loang lỗ, sần và lá nếu bóp sẽ giòn hơn lá không bệnh. Tuỳ mức độ bệnh nặng, nhẹ làm cho lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm.
Hom giống lấy từ cây sắn bị bệnh khi mọc mầm sẽ biểu hiện bệnh ngay và không cho thu hoạch; khi cây sắn còn non bị nhiễm virus cũng không cho thu hoạch; cây sắn đă lớn mới nhiễm virus vẫn biểu hiện bệnh nhưng nhẹ hơn, làm năng suất, chất lượng giảm.
Triệu chứng bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây sắn, từ 2 tháng tuổi trở đi cho thấy virus lây nhiễm từ khi cây sắn còn non.
Biện Pháp Phòng Trừ Bệnh Khảm Lá Sắn
Biện pháp canh tác
- Chọn giống gieo trồng: Chọn giống kháng bệnh, không trồng các giống nhiễm bệnh nặng.
- Biện pháp luân canh: không trồng sắn hoặc cây ký chủ của bọ phấn (cây thuốc lá, bông, cà chua, cà pháo, cà bát, bầu bí, khoai tây, ớt, …) ở những vùng đã bị bệnh khảm lá ít nhất một vụ.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện sớm và kịp thời tiêu huỷ những cây mới bị, đem ra khỏi vườn và tiêu huỷ.
- Nếu có cây bị bệnh nên phòng các con vật bọ hay vật hút chích tránh truyền bên thông qua môi giới.
- Vệ sinh đồng ruộng sạch trước khi canh tác.
- Nên luân canh cây trồng sau mỗi vụ.
Phòng trừ môi giới truyền bệnh
- Sử dụng bẫy dính vàng treo trên đồng ruộng diệt bọ phấn trắng.
- Những vùng có nguy cơ bùng phát bệnh cần phun trừ bọ phấn bằng thuốc BVTV. Phun khi bọ phấn giai đoạn ấu trùng hiệu quả cao hơn.
Tiêu hủy nguồn bệnh
a. Xác định ruộng bị bệnh khảm lá
Điều tra xác định ruộng bị bệnh khảm lá sắn, mức độ bệnh và giai đoạn sinh trưởng để áp dụng biện pháp tiêu hủy phù hợp.
b. Phun trừ môi giới truyền bệnh
Điều tra nếu có bọ phấn phải phun thuốc trừ bọ phấn trên ruộng sắn nhiễm bệnh và những ruộng xung quanh để ngăn chặn bọ phấn di chuyển sang nơi khác truyền bệnh. Phun trước khi tiêu hủy cây sắn từ 2-3 ngày để đảm bảo an toàn
c. Tiến hành tiêu hủy
- Tiêu hủy một phần: áp dụng với các ruộng sắn tỷ lệ bệnh < 70% số cây bị nhiễm bệnh, tiến hành nhổ cây bị bệnh (bao gồm cả củ), thu gom và đốt.
- Tiêu hủy toàn bộ ruộng: áp dụng với các ruộng sắn tỷ lệ bệnh > 70% số cây bị nhiễm bệnh thì nhổ toàn bộ ruộng, thu gom và đốt.
Các ruộng sắn có khả năng thu hoạch thì nhổ toàn bộ cây sắn, tận thu củ củ thân lá phải đem tiêu hủy.
Sau khi tiêu huỷ rải vôi đồng ruộng để diệt trừ mầm bệnh cho vụ sau canh tác.
d. Kiểm tra sau tiêu hủy
Theo dõi diện tích đã xử lý, nếu phát hiện còn bệnh hoặc củ sắn còn sót mọc mầm thì tiếp tục tiến hành nhổ tiêu hủy triệt để. Tránh mang mầm bệnh còn sót lại cho vụ sau.
Lưu ý: Khi tiến hành tiêu hủy cần tuyệt đối tuân thủ những yêu cầu về an toàn lao động, an toàn khi sử dụng thuốc BVTV, môi trường và phòng cháy.
#phanbon #benhkhamlacaysan #caysan #nguyennhanbenhkhamla #trieuchungkhamla #tachaikhamla #tieuhuybenhkhamla #biepphapcanhtac #quocgiaxanh
CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP
NHỮNG LƯU Ý BÓN PHÂN KHI CÂY TRỒNG BỊ BỆNH VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY TRỒNG
MỘT SỐ CÂY TRỒNG GIÚP XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ RẤT HIỆU QUẢ
BỆNH ĐỐM PHẤN (SƯƠNG MAI) VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
BỆNH RỆP APHIDS VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BỆNH KHẢM LÁ TRÊN CÂY SẮN
BIỂU HIỆN BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC
BỆNH THỐI RỄ ĐEN TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA
BỆNH HÉO RŨ (HÉO VÀNG) TRÊN CÂY TRỒNG
CÁC BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG
CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN I.P.M (TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP)
BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN NHƯNG XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ BẠN RẤT HIỆU QUẢ
ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA
Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.
Tel: 02573 506 678 Hotline: 0843 477 788
Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com
Website: http://phanbonquocgiaviet.com