NHỮNG LƯU Ý BÓN PHÂN KHI CÂY TRỒNG BỊ BỆNH VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY TRỒNG

NHỮNG LƯU Ý BÓN PHÂN KHI CÂY TRỒNG BỊ BỆNH VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY TRỒNG

I. CÓ NÊN BÓN ĐẠM KHI CÂY TRỒNG BỊ BỆNH

  • Đạm là một trong những nguyên tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của cây trồng. Trong suốt vòng đời, cây trồng thường tiếp xúc với nhiều loại mầm bệnh từ đất hoặc không khí.
  • Đạm cũng tham gia rộng rãi vào các phản ứng của thực vật trước mầm bệnh gây hại. Nhưng vai trò của đạm trong các tương tác giữa cây trồng và mầm bệnh rất phức tạp vì đạm có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực.
  1. Dinh dưỡng đạm ảnh hưởng đến mầm bệnh
  • Trường hợp bón phân đạm có thể làm tăng tỷ lệ bệnh hại cây trồng như bệnh sương mai, bệnh phấn trắng, bệnh gỉ sắt, bệnh thối thân và bệnh đạo ôn,...
  • Đạm có thể tăng việc phân phối các chất độc của mầm bệnh hoặc cung cấp nguồn dinh dưỡng cho mầm bệnh phát triển. Khi lây nhiễm, mầm bệnh cần nhiều nguồn đạm (amoni, nitrat cũng như các axit amin). Ví dụ, axit gamma-aminobutyric (GABA) là nguồn đạm quan trọng cho sự phát triển của bệnh mốc đen lá (Cladosporium fulvum).
  • Trong nhiều trường hợp, phân đạm có thể hạn chế sự phát triển của mầm bệnh và ảnh hưởng đến việc kích thích và triển khai các biện pháp phòng vệ của cây. Bón phân đạm có thể làm giảm tình trạng bệnh như: bệnh toàn thân ở lúa mì, bệnh mốc xám, bệnh đốm lá, bệnh đốm nâu (do nấm Alternaria sp) và bệnh thối rễ (do nấm Fusarium sp),...
  • Dạng phân đạm (amoni, nitrat hay ure) có thể làm thay đổi mức độ nghiêm trọng của bệnh cây. Ví dụ, dinh dưỡng amoni làm tăng đáng kể khả năng chống chịu của thực vật đối với bệnh toàn thân ở lúa mì, bệnh đốm đen ở loại cỏ làm thức ăn cho gia súc, bệnh thối rễ đen ở dâu tây, bệnh héo rũ (do nấm Vetticillium dahlia).
  • Trong khi dinh dưỡng nitrat tăng sức đề kháng của thực vật đối với nhiễm nấm Fusarium sp (gây thối rễ hoặc héo rũ).
  1. Dinh dưỡng đạm ảnh hưởng đến cơ chế đề kháng của cây trồng
  • Mối liên hệ giữa dinh dưỡng đạm và khả năng tự vệ của cây được xét trên các phương diện vật lý, sinh hóa. 
  • Tác động tiêu cực đến khả năng phòng vệ vật lý và sản xuất hoạt chất chống lại vi khuẩn.
  • Tác động tích cực đến các enzym và protein liên quan đến cơ chế phòng thủ của cây trồng.
  • Dinh dưỡng đạm cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ thông qua chuyển hóa axit amin và sản xuất hormone liên quan đến phòng thủ.

Chú ý: Phân đạm có thể làm tình trạng bệnh tồi tệ hơn nhưng cũng có thể ức chế sự phát triển của bệnh hại, tùy vào từng loại mầm bệnh và loại cây trồng. Ngoài ra, các dạng khác nhau của phân đạm (amoni so với nitrat) có tác động khác nhau đến khả năng kháng bệnh của cây trồng.

Ví dụ: Đối với trường hợp lúa bị bệnh đạo ôn

  • Phân bón đặc biệt quan trọng với bệnh đạo ôn, ruộng bón thừa đạm thường bị bệnh nặng hơn.
  • Sử dụng đạm Amonium sunfat (SA) quá nhiều, quá muộn hoặc bón vào lúc nhiệt độ không khí thấp và cây còn non đều làm tăng tỉ lệ bệnh.
  • Phân lân ảnh hưởng ít đến mức độ nhiễm bệnh của cây. Tuy nhiên nếu bón thêm phân lân trên vùng đất phèn sẽ hạn chế bệnh đạo ôn lá rất rõ ràng.
  • Ruộng bón thiếu kali sẽ làm bệnh tăng nặng hơn. Ruộng bón cân đối đủ N-P-K thường bị bệnh nhẹ hơn.
  • Khi bị bệnh đạo ôn không để ruộng khô hạn, không bón phân đạm, không phun các loại phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng.

 3. Dinh dưỡng đạm ảnh hưởng đến cơ chế bảo vệ sinh hóa của cây trồng

Cơ chế phòng vệ sinh hóa của dinh dưỡng đạm thông qua các chất chuyển hóa của thực vật (phytoalexin, protein kháng khuẩn, axit amin và axit hữu cơ) và các enzym liên quan đến phòng thủ. Phòng thủ sinh hóa chủ yếu thông qua các enzym.

 3.1 Các chất chuyển hóa thực vật và bảo vệ sinh hóa

Lớp chất chuyển hóa được gọi là phytoalexins là những thành phần quan trọng chống lại mầm bệnh. Phytoalexin là chất kháng khuẩn có thể ức chế hiệu quả sự phát triển của sợi nấm và sự sinh sôi của mầm bệnh.

Lượng đạm cao thường làm giảm số lượng các hợp chất phòng vệ và ảnh hưởng đến khả năng kháng bệnh của cây trồng. Do đó, việc bổ sung đạm đã làm ảnh hưởng đến khả năng chống bệnh thối khô của cây lúa (Sarocladium oryzae), cây nho đối với bệnh phấn trắng (Uncinula numator), cây họ đậu đối với bệnh ở rễ (Aphanomyces euteiches), khoai tây đối với bệnh thối rễ (nấm Phytophthora sp) và cây táo với bệnh ghẻ quả (Venturia inaequalis).

Các dạng đạm cũng ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp các chất chuyển hóa thứ cấp - bảo vệ thưc vật. Dinh dưỡng nitrat (NO3-) làm tăng tổng số chất chuyển hóa thứ cấp (phenol và flavonoid) một cây thuộc họ cúc (Echinacea angustifolia) và tổng số flavonoid trong cây họ hoa Ban (Hypericum perforatum) và cây họ Cải. Tương tự, tỷ lệ nitrat/amoni cao hơn làm tăng sản xuất các chất chuyển hóa thứ cấp, bao gồm saponin trong nhân sâm, artemisinin và periplocin.

3.2 Enzyme liên quan đến phòng thủ

Kích hoạt các enzym liên quan đến bảo vệ thực vật là cách khác trong việc chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh. Hoạt động của các enzym này bị ức chế cũng như làm giảm sức đề kháng của lúa và bệnh đạo ôn (Magnaporthe sp) bởi lượng đạm đầu vào cao. Lượng đạm dư thừa cũng làm giảm khả năng đề kháng của cây họ đậu (Medicago truncatula) đối với nấm Aphanomyces euteiches.

3.3  Kết luận

Mối quan hệ giữa tỷ lệ hoặc dạng đạm được bón và tỷ lệ bệnh hại cây trồng rất phức tạp. Điều này còn tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh và đối tượng cây trồng.

Đầu tiên, dinh dưỡng đạm làm suy yếu sức mạnh của hàng rào vật lý bằng cách giảm độ dày của thành tế bào và quá trình hóa gỗ để, làm tăng sự xâm nhập của mầm bệnh.

Thứ hai, dinh dưỡng đạm làm tăng khả năng bảo vệ sinh hóa nhờ một mạng lưới các phytoalexin, protein kháng khuẩn, các enzym liên quan đến phòng thủ, chuyển hóa axit amin và axit hữu cơ, và các hormone nội sinh.

II. VAI TRÒ CỦA KALI TRONG CƠ CHẾ CHỐNG CHỊU SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

Dinh dưỡng cây trồng có tác động mạnh mẽ đến tính nhạy cảm của cây đối với côn trùng và mầm bệnh. Trong đó, Kali (K) đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng phòng vệ sâu bệnh hại cây trồng.

  1. Dinh dưỡng Kali ảnh hưởng đến các mầm bệnh và côn trùng gây hại

Cây được cung cấp dinh dưỡng Kali đầy đủ sẽ làm giảm tỷ lệ nhiễm nhiều loại sâu bệnh. Do đó, nông dân thường được khuyến cáo bón phân Kali để cải thiện sức khỏe cây trồng. Lợi ích của Kali thể hiện rõ ràng nhất đối với các bệnh do nấm và vi khuẩn (69% trường hợp phân Kali làm giảm tác hại của bệnh).

Nguyên tố Kali cũng làm giảm tác hại của côn trùng (chiếm 63% các nghiên cứu). Trong khi đó, Kali có xu hướng làm trầm trọng những bệnh do nhiễm virus (52% báo cáo sự gia tăng tác hại của bệnh, chỉ 41% số nghiên cứu báo cáo giảm).

  1. Vai trò của Kali trong khả năng chống chịu sâu bệnh hại

 Sức đề kháng cơ học

Màng sinh chất vừa là hàng rào vừa là nơi nhận biết những “kẻ xâm lược tiềm tàng”. Các tín hiệu được truyền đi thông qua thay đổi điện thế màng. Sự thay đổi nồng độ Kali bên ngoài có tác động lớn đến điện thế màng vì độ dẫn của màng sinh chất đối với Kali lớn hơn bất kỳ ion nào khác. Kali cũng ảnh hưởng đến các gen liên quan đến tín hiệu Ca2+ (thành phần điện thế màng). Cây được trồng trong điều kiện thiếu Kali hiển thị điện thế màng rất thấp (âm).

Kali cũng góp phần tăng độ cứng của thành tế bào, chống đổ ngã ở nhiều loại cây, đặc biệt là cây ngũ cốc. Thành tế bào cứng hơn sẽ là lớp bảo vệ vững chắc hơn trước sự xâm hại của vi khuẩn, virus, vết cắn côn trùng.

Trao đổi chất (nhiều đường và axit amin trong tế bào chất)

Dinh dưỡng Kali có vai trò quan trọng cho hoạt động của enzym chuyển hóa đường, quang hợp, vận chuyển và phân bố của các chất chuyển hóa sơ cấp (đường, axit amin và axit tricarboxylic) trong mô thực vật. Nồng độ các loại đường hòa tan, axit hữu cơ và axit amin có xu hướng tăng lên ở cây trồng thiếu Kali, do đó tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh và thu hút côn trùng.

Cơ chế phòng thủ (hormone)

Dinh dưỡng Kali giúp bảo vệ thực vật đối với mầm bệnh và côn trùng nhờ vào một số loại hormone, đáng chú ý nhất là axit salicylic (SA) và axit jasmonic (JA). Hormone SA là cần thiết cho khả năng phòng chống cục bộ và khả năng kháng bệnh toàn thân để phản ứng với virus, vi khuẩn và nấm.

Trong khi JA là chất trung gian cho các phản ứng đối với nấm và côn trùng, đặc biệt là cảm ứng các chất chuyển hóa thứ cấp có đặc tính chống nấm hoặc ngăn côn trùng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể phân định rõ ràng các con đường nội tiết tố đến các tác nhân gây bệnh cụ thể.

Dinh dưỡng Kali tác động đến một số quá trình sinh lý và sinh hóa có liên quan đến tính nhạy cảm của thực vật đối với mầm bệnh và côn trùng. Do đó, cung cấp dinh dưỡng Kali đầy đủ cho cây sẽ giảm đầu vào của hóa chất bảo vệ thực vật. Từ đó, bà con nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất, an toàn cho sức khỏe và hạn chế ô nhiễm môi trường.

  1. Kết luận

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy việc bón phân trong lúc cây trồng đang bệnh khả năng làm mầm bệnh phát triển hơn là ức chế bệnh.

Vì thế chúng tôi rút ra kết luận khi cây trồng đang mắc bệnh thì người nông dân không nên bón phân. Mà hãy trị bệnh sau khi cây khoẻ mới bón phân, theo nguyên tắc 4 đúng: đúng phân, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách. (https://phanbonquocgiaviet.com/nguyen-tac-su-dung-phan-bon-trong-do-can-chu-y-nguyen-tac-bon-phan-4-dung/) để phục hồi cây.

 Nếu người nông dân lo lắng cây mất sức, gây ảnh hưởng đến năng suất thì có thể nhờ chuyên gia hiểu biết rõ nguồn bệnh tư vấn trước khi dùng phân. Tránh tình trạng người nông dân không hiểu biết mà tự ý bón phân dẫn đến cây chết.

Lưu ý trong sử dụng thuốc trừ sâu hoặc thuốc bệnh cho cây trồng

Quý khách nên luân phiên thay đổi các loại thuốc, tránh sử dụng một loại trong thời gian dài vì có thể gây ra hiện tượng kháng thuốc của các bệnh và sâu về cây trồng.

#phanbon #luuybonphankhicaybenh #bondamkhicaybenh #motsoluuysudungthuocsau #motsoluuykhisdungthuocbenh #quocgiaxanh

CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP

NHỮNG LƯU Ý BÓN PHÂN KHI CÂY TRỒNG BỊ BỆNH VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY TRỒNG
MỘT SỐ CÂY TRỒNG GIÚP XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ RẤT HIỆU QUẢ
BỆNH ĐỐM PHẤN (SƯƠNG MAI) VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
BỆNH RỆP APHIDS VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BỆNH KHẢM LÁ TRÊN CÂY SẮN
BIỂU HIỆN BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC
BỆNH THỐI RỄ ĐEN TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA
BỆNH HÉO RŨ (HÉO VÀNG) TRÊN CÂY TRỒNG
CÁC BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG
CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN I.P.M (TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP)
BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN NHƯNG XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ BẠN RẤT HIỆU QUẢ
ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA

Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.

Tel:   02573 506 678            Hotline: 0843 477 788

Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com        

Website: http://phanbonquocgiaviet.com