CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU

CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU

 Hồ tiêu là một loại dây leo, thân dài, nhẵn không mang lông, bám vào các cây khác bằng rễ. Thân mọc cuốn, mang lá mọc cách. Lá như lá trầu không, nhưng dài và thuôn hơn.

Có hai loại nhánh: một loại nhánh mang quả, và một loại nhánh dinh dưỡng, cả hai loại nhánh đều xuất phát từ kẽ lá. Đối chiếu với lá là một cụm hoa hình đuôi sóc. Khi chín, rụng cả chùm. Quả hình cầu nhỏ, chừng 20-30 quả trên một chùm, lúc đầu màu xanh lục, sau có màu vàng, khi chín có màu đỏ. Từ quả này có thể thu hoạch được hồ tiêu trắng, hồ tiêu đỏ, hồ tiêu xanh và hồ tiêu đen. Đốt cây rất dòn, khi vận chuyển nếu không cận thận thì cây có thể chết.

Hồ tiêu thường được trồng ở các vùng đất có khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ xuống quá thấp dưới 100C, ánh sáng tán xạ (cần có bóng che), lượng mưa trung bình trong năm cần từ 1500-2500mm, giúp cây hồ tiêu sinh trưởng phát triển tốt, ra hoa đậu quả thuận lợi nhất là vào thời kỳ ra hoa, nhưng đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát triển gây hại trên cây hồ tiêu. Sau đây Quốc Gia Xanh điểm qua các bệnh thường gặp ở cây Hồ tiêu cho bà con canh tác chú ý.

 Nguyên nhân gây bệnh trên cây hồ tiêu và biện pháp phòng trừ

  1. Bệnh vàng lá chết chậm: Bệnh chết chậm (vàng lá) là bệnh làm giảm sự phát triển của cây hồ tiêu. Trên cây bị bệnh, các lông hút bị chết ở nhiều mức độ khác nhau, những triệu chứng biểu hiện tại bộ phận ở trên cao của cây quan sát được, sau khi những lông hút bị chết đáng kể. Mặc dù có một số loài tuyến trùng ký sinh thực vật đã được báo cáo trên cây hồ tiêu, Meloidogynespp. và Radopholus simlis là 2 loài chính gây thiệt hại kinh tế quan trọng nhất và có liên can đến bệnh chết chậm. Thiệt hại do tuyến trùng ký sinh kết hợp với nấm Phytophthora capsici đã được báo cáo ở Ấn độ.

Làm cho cây tiêu bị bệnh sinh trưởng, phát triển chậm. Lá vàng, rụng lá và rụng đốt dần, rễ có những cục u mọc riêng lẻ hoặc thành chuỗi. Cây chết sau một vài năm bị bệnh.

Phòng trừ:

- Sử dụng các chế phẩm sinh học, cây hồ tiêu theo đúng lượng và hướng dẫn sử dụng để nâng cao sức đề kháng cho cây và giảm lượng phân bón hóa học.

– Không trồng tiêu trên các vườn cà phê, vườn tiêu vừa bị tuyến trùng phải nhổ bỏ, nếu muốn trồng lại thì phải tiến hành cày xới, thu gom rễ, phơi đất, sau đó luân canh ít nhất 2-3 vụ màu. Để diệt mầm tuyến trùng còn sót lại trong đất

– Xử lý hom tiêu ngay khi cắt và ươm bầu bằng các loại thuốc trị nấm.

– Hố trồng tiêu cần xử lý bằng các loại thuốc trị nấm và phải chuẩn bị trước 10-15 ngày trước khi trồng tiêu. Tạo môi trường thông thoáng cho vườn tiêu nhất là vào mùa mưa. Đối với cây trụ sống làm trụ tiêu cần rong tỉa mạnh đầu mùa mưa.

– Chọn các giống tiêu có khả năng sinh trưởng khỏe mạnh và kháng bệnh. Khi trồng tiêu tốt nhất không nên tạo bồn, đồng thời cần phải có rãnh thoát nước ở giữa các hàng tiêu, tránh hiện tượng đọng nước ở gốc tiêu tạo điều kiện sinh sôi các loại nấm bệnh cho cây.

– Nên tủ gốc bằng rơm rạ hoặc cỏ rác không có khả năng tái sinh vào sát gốc mà cách gốc 20-30cm, tưới nước vừa đủ, hạn chế tưới tràn làm bệnh lây lan nhanh hơn. Không nên tưới nước vào buổi tối vì điều kiện này thích hợp cho nấm phát triển.

– Nên tỉa cành và lá tiêu cách mặt đất 20-30cm tạo sự thông thoáng nơi gốc tiêu tránh tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển.

– Khi bón phân hóa học cần pha loãng để tưới, không nên bón nhiều trong một lần làm xót rễ, nấm dễ tấn công. Hạn chế bón phân hoá học, mà nên bón phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ hoặc phân xanh sẽ cải thiện cho đất hơn. Phân bón nên trộn chế phẩm sinh học trị nấm và ngừa nấm trước khi trồng khoảng 15 ngày.

– Mọi thao tác đào rãnh, xăm đất, cày xới, làm cỏ nên cách gốc tiêu 30cm, hạn chế tối đa làm tổn thương bộ rễ là điều kiện cho các nấm, vi khuẩn xâm nhập cây. Nhổ cỏ bằng tay ở phần sát gốc tiêu.

– Hàng năm nên dùng các loại thuốc diệt nấm, diệt tuyến trùng tưới hoặc phun vào gốc tiêu.

- Khi phát hiện cây bị bệnh không cứu vãng được nên nhổ bỏ đem ra khỏi vườn tiêu huỷ ngay, và rải vôi ngay gốc cây nhổ bị bệnh. Không nên trồng lại cây tiêu vụ tiếp theo mà nên luân canh trồng khác.

  1. Bệnh chết nhanh:

Bệnh do nấm Phythophora gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa tại những vườn tiêu thoát nước kém. Cây tiêu bị bệnh có triệu chứng héo lá đột ngột nhưng lá vẫn còn xanh. Triệu chứng ban đầu là các chóp rễ bị biến màu nâu nhạt sang nâu đen, mép lá hơi co lại rồi chuyển sang màu vàng trước khi rụng, mạch dẫn dây thân tiêu bị thâm đen. Cây tiêu héo rất nhanh khoảng 1 – 2 tuần. 

Gốc rễ thâm đen, hư thối.

Nấm Phythophora cũng gây hại trên lá và trên quả làm quả bị hư thối..

Phòng trừ:

- Sử dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế bón phân hóa học cho cây tiêu tăng cường bón phân hữu cơ, phân xanh.  

- Làm rảnh thoát nước nhanh và không để nước ứ đọng nước xung quanh gốc tiêu, để tránh và ngừa nấm phát triển.

- Cắt hết cành nhánh ở gốc tiêu trong khoảng 30cm trên mặt đất tạo thông thoáng để không nuôi ủ các mầm bệnh.

- Khi phát hiện cây bệnh không cứu được nên đào bỏ cây bị bệnh chết đưa ra khỏi vườn tiêu hủy, không trồng lại cây mới ngay và rải vôi để tiêu diệt mầm bệnh.

- Biện pháp hóa học: Khi cây mới chớm có triệu chứng héo lá sử dụng một trong các loại thuốc sau: Aliette, Ridomil, Mexyl tưới vào gốc và phun lên cây sử dụng theo chỉ dẫn của các thuốc bệnh. 

  1. Bệnh tiêu điên:

Bệnh tiêu điên còn gọi là bệnh khảm lá, xoắn lùn,.. Biểu hiện đốt thân (khoảng cách giữa hai mắt) ngắn lại. Lá xoăn, nhăn nheo, hơi gợn sóng, nhỏ hơn bình thường, mất sắc tố màu nhợt nhạt, khi lấy tay vò thì thấy giòn, một số trường hợp lá có màu xanh phân bố không đồng đều, chỗ đậm chỗ nhạt. Dây không vươn dài, dẫn đến thân lùn, đọt không phát triển, tiêu không thể phủ trụ (do virus) hoặc đọt vẫn phát triển nhưng chậm và thường bị biến dạng (do côn trùng chích hút, rối loạn dinh dưỡng)

Như đã nói trên, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu điên, ưu tiên “phòng bệnh hơn chữa bệnh”

  • Khâu chọn giống, chuẩn bị đất trồng và khử trùng dùng cụ là yếu tố đầu tiên phải phòng trừ và đảm bảo an toàn.
  • Cũng như các biện pháp phòng trừ chung tiêu thì mùa mưa cần đảm bảo thoát nước kịp không đọng nước vườn tránh các bệnh nấm.
  • Tỉa cành nhánh quanh gốc tiêu cách mặt đất 30cm.
  • Thường xuyên kiểm tra vườn khi xuất hiện các sâu hại phải diệt trừ ngay.
  • Độ PH đạt từ 5,5 – 6,5.
  • Bón phân hợp lý cân đối theo nguyên tắc 4 đúng để hạn chế dư hoặc thiếu thừa chất dinh dưỡng cho cây.
  • Phòng trừ tuyến trùng rệp sát hại rễ bằng cách đổ vào gốc các loại thuốc có hoạt chất Abamectin hay Carbosulfan,... Nếu có dấu hiệu bị nấm dùng các thuốc có chứa Mancozeb, Metalaxyl hay thuốc gốc đồng. Sau thời gian cách ly tùy theo loại thuốc tiến hành bổ sung nấm đối kháng trichoderma để ngừa các loại nấm có hại.

- Khi phát hiện cây mới bị bệnh nên nhổ bỏ đem ra khỏi vườn tiêu huỷ để khỏi lây cho cây khác vì bệnh này khó chữa mà lại tốn kém. Hố đất cây bị bệnh nên dùng vôi để diệt trừ các mầm bệnh, không nên trồng lại ngay mà xử lý đất thêm các loại diệt nấm, nên trồng các cây khác cho mùa sau.

  1. Bệnh thán thư:

Bệnh do chủng nấm có tên khoa học Colletotrichum Gloeosporioides gây ra, bệnh thường biểu hiện trên lá, đôi khi là thân và chùm quả. Chủng nấm này gây hại trên hầu hết các loại cây trồng, không riêng gì cây tiêu.

Phòng trừ:

- Về chọn giống, xử lý đất, vệ sinh đồng ruộng hay bón phân hợp lý chúng ta có thể áp dụng như những biện pháp phòng trừ như đã nêu các bệnh trên.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng nếu phát hiện bệnh tiến hành xử lý bằng các loại thuốc chứa hoạt chất Mancozeb, Metalaxyl, Diniconazole… chuyên dùng để đặc trị nấm, xử lý bệnh. Theo chỉ dẫn của chuyên gia thuốc BVTV chỉ dẫn.

Mang các bộ phân  hay cây nhiễm bệnh đi tiêu hủy đem ra khỏi vườn, xử lý đất diệt nấm.

Sau khi cây hết bệnh để phục hồi cây nhanh lấy lại sức chúng ta nên dùng phân Siêu lân hữu cơ để cây có thể phát triển trở lại.

#phanbon #cacbenhtrencaytieu #caytieu #cachtribenhcaytieu #benhvanglachetcham #benhchetnhanh #benhthanthu #benhtieudien #phongbenh #nam #voi #sieulanhuuco #quocgiaxanh

 

CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP

NHỮNG LƯU Ý BÓN PHÂN KHI CÂY TRỒNG BỊ BỆNH VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY TRỒNG
MỘT SỐ CÂY TRỒNG GIÚP XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ RẤT HIỆU QUẢ
BỆNH ĐỐM PHẤN (SƯƠNG MAI) VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
BỆNH RỆP APHIDS VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BỆNH KHẢM LÁ TRÊN CÂY SẮN
BIỂU HIỆN BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC
BỆNH THỐI RỄ ĐEN TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA
BỆNH HÉO RŨ (HÉO VÀNG) TRÊN CÂY TRỒNG
CÁC BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG
CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN I.P.M (TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP)
BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN NHƯNG XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ BẠN RẤT HIỆU QUẢ
ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA

Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.

Tel:   02573 506 678            Hotline: 0843 477 788

Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com        

Website: http://phanbonquocgiaviet.com