ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
- Các dạng phân bón lá
Có thể chia thành các nhóm theo: Dạng, thành phần dinh dưỡng và cơ chế liên kết các nguyên tố dinh dưỡng.
– Theo dạng: Dạng rắn và dạng lỏng
– Theo thành phần dinh dưỡng: Chỉ có các yếu tố dinh dưỡng vô cơ riêng lẻ hoặc phối hợp (đa lượng, trung lượng và vi lượng) có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng (kích thích, ứng chế) và có thuốc bảo vệ thực vật.
– Theo cơ chế liên kết các nguyên tố dinh dưỡng: dạng hữu cơ, dạng vô cơ trong đó có xelat và dạng hữu cơ – khoáng.
2. Phân bón lá cung cấp những chất dinh dưỡng sau cho cây trồng
– Dinh dưỡng đa lượng: Đạm (N), Lân (P), Kali (K).
– Dinh dưỡng trung lượng: Canxi (Ca), Lưu huỳnh (S), Magie (Mg).
– Dinh dưỡng vi lượng: Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Bo (B), Molypden (Mo), Clo (Cl),…
– Phân bón lá có tác dụng kích thích sinh trưởng, tăng khả năng đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu quả, tăng năng suất chất lượng nông sản, kéo dài thời gian bảo quản.
3. Cách sử dụng phân bón lá hiệu quả
– Khi mua cần phải đọc kỹ tác dụng và hướng dẫn sử dụng in trên bao bì, tránh sử dụng sai loại phân, phun không đúng liều lượng, không đúng chủng loại cây trồng (sử dụng theo phương pháp 4 đúng).
– Trước khi phun cần hoà tan thật kỹ, lắc đều và phun ướt đẫm lên lá để phân có điều kiện tiếp xúc với diện tích lá càng nhiều càng tốt.
– Cẩn thận khi pha chung với các hoá chất khác. Đối với thuốc trừ sâu phân bón lá có thể pha chung, nhưng phải tiến hành phun ngay sau khi pha. Không được pha chung với thuốc trừ cỏ và thuốc trừ bệnh, vì các phản ứng hoá học sẽ làm mất hiệu lực của cả hai.
– Phân bón lá có thể phun định kỳ 7 – 10 ngày/lần giúp giảm được lượng phân bón gốc. Có thể hòa phân bón lá để phun lên lá hoặc tưới vào gốc (thường áp dụng với thời kỳ cây con).
– Với cây hai lá mầm như cà chua, cam, quýt,… nên phun tập trung mặt dưới lá. Với cây một lá mầm như lúa, bắp thì phun đều cả hai mặt lá. Khi phun thì cũng cần đủ lượng nước để dung dịch phun tiếp xúc đều tán lá.
– Chọn thời điểm phun phù hợp, không phun khi trời nắng to và khi trời sắp mưa vì có thể gây ra cháy lá, giảm hiệu lực của phân. Tốt nhất là phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
– Khi nhiệt độ quá cao, đất bị khô hạn nặng không nên sử dụng phân bón lá vì dễ gây rụng lá.
– Không sử dụng phân bón lá lúc cây đang ra hoa, lúc trời nắng vì sẽ làm rụng hoa trái và làm giảm hiệu lực phân.
– Không nên nhầm lẫn phân bón lá với chất kích thích sinh trưởng cây trồng vì mỗi loại có tác dụng khác nhau. Trong chất kích thích không có chất dinh dưỡng. Nếu muốn vừa kích thích vừa cung cấp dinh dưỡng thì dùng loại phân bón lá có chất kích thích hoặc pha chung phân bón lá với chất kích thích . ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA PHÂN BÓN LÁ VÀ PHÂN BÓN ĐẤTThứ nhất :- Chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng qua hệ thống khí khổng ở bề mặt lá mà không qua bộ rễ.- Khi phun trên lá, cây có thể hấp thụ được tới 90-95% dưỡng chất có trong phân và được đánh giá là cứ 1 tấn phân phun trên lá có hiệu suất bằng 20 tấn phân bón dưới đất. Sở dĩ như vậy là vì tổng diện tích bề mặt các lá trên một cây rộng gấp 15-20 lần diện tích đất được che phủ bởi cành và lá, nghĩa là diện tích hấp thụ phân của lá rộng hơn rất nhiều so với diện tích đất trồng của một cây. Mật độ khí khổng ở mặt dưới lá nhiều hơn mặt trên, do đó khi phun phân bón lá cần phun đều để phân có thể tiếp xúc với càng nhiều phần diện tích bề mặt lá càng tốt.
- Ngoài ra cần phải phun vào thời điểm khí khổng trên lá mở nhiều- vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối và khi đã bớt nóng. Qua khí khổng, các chất dinh dưỡng được dẫn đến các tế bào, mô cây để sử dụng.
Thứ hai :
– Trong thành phần chất dinh dưỡng của phân bón lá ngoài các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng như sắt, kẽm, đồng, ma-nhê, v..v… các nguyên tố này tuy có hàm lượng ít nhưng lại giữ vai trò rất quan trọng vì trong môi trường đất thường hay thiếu hoặc không có.
– Khi bổ sung các chất này trực tiếp qua lá sẽ giúp đáp ứng đủ nhu cầu và cân đối dinh dưỡng cho cây nên tạo điều kiện cho cây phát triển đầy đủ trong từng giai đoạn sinh trưởng.
– Cây tăng khả năng hút nước, hấp thu các chất dinh dưỡng khác qua bộ rễ mạnh hơn, đảm bảo sự sinh trưởng đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu trái, giảm hiện tượng rụng trái non, trái to đẹp, phẩm chất ngon và tăng cường cả khả năng đề kháng chống chịu sâu bệnh cho cây.
– Phân bón lá có tác dụng đặc biệt trong những trường hợp cần bổ sung khẩn cấp chất dinh dưỡng đạm, lân, kali hay các nguyên tố trung, vi lượng.
Thứ ba :
– Tăng cường điều hòa sinh trưởng, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất kích thích đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu trái, giảm hiện tượng rụng trái non, trái to đẹp, phẩm chất ngon và tăng cường khả năng đề kháng chống chịu sâu bệnh.
– Có tác dụng đặc biệt trong những trường hợp cần bổ sung khẩn cấp đạm, lân, kali hay các nguyên tố trung, vi lượng.
– Phân bón lá có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng phương pháp thủy phân enzyme như phân bón lá ước mơ nhà nông còn là chất dinh dưỡng quyết định tới các quá trình biến đổi bên trong cây trồng để tạo ra độ ngọt, màu sắc, mùi vị của sản phẩm và khả năng tự vệ trước sự biến đổi của môi trường và sâu bệnh .
VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN ƯỚC MƠ NHÀ NÔNG
– Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, phẩm chất nông sản tốt.
– Kích thích ra hoa đậu trái. Phòng tránh rụng hoa, rụng trái non.
– Tăng cường điều hòa sinh trưởng, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất.
– Đẩy mạnh sự phát triển của cây trồng.
– Phát huy mạnh mẽ tính đặc trưng của từng loại cây trồng.
– Cải tạo lý, hóa tính và đặc tính sinh học của đất.
– Hạn chế sâu bệnh hại cây trồng và làm giảm mầm mống sâu bệnh trong đất
– Tăng hiệu quả của phân bón gốc.
– Trổ bông đồng đều, đậu hạt tối đa
– To hạt, chắc hạt, tinh bột cao
– Quả lớn nhanh và rút ngắn thời gian nuôi quả, giúp quả căng bóng, chống thối rụng quả.
– An toàn và bảo vệ sức khỏe người dùng.
– Góp phần giữ môi trường trong sạch.
MỘT SỐ ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG PHÂN BÓN QUA LÁ
Thứ nhất : các sản phẩm phân bón lá Ước mơ nhà nông đều có thể dùng cho tất cả các loại cây trồng, nhưng do nguồn gốc nguyên liệu và thành phần khác nhau do đó nó có thể có kết quả khác nhau cho mỗi loại cây trồng. Đối với từng loại cây trồng có những hướng dẫn để tham khảo (https://quocgiaxanh.com/).
Thứ hai : sử dụng đúng vào các thời kỳ, giai đoạn sinh trưởng của cây trồng sẽ cho lợi ích kinh tế cao, nhưng kinh nghiệm cho thấy phun đều đặn 7– 15 ngày là tốt nhất cho cây trồng số lần phun tối thiểu là 3 lần, đối với những cây dài ngày (thời gian cho phép) nếu muốn có năng suất cao hơn, chất lượng sản phẩm cao hơn thì có thể phun nhiều lần hơn.
Thứ ba : Thời điểm thích hợp để phun phân là vào lúc trời râm mát như khi chiều tối hoặc sáng sớm vừa tránh tổn hại cho cây trồng vừa tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng (vào lúc trời sẩm tối hệ thống khí khổng ở bề mặt lá mở to hơn).
– Thời gian phun : 9-10h sáng và 2-3h chiều về mùa đông. 7-8 giờ sáng hoặc 5-6 giờ chiều về mùa hè.
– Phun phân bón lá vào lúc khí khổng mở rộng nhất.
– Phun khi nhiệt độ dưới 30oC, trời không nắng, không có gió khô và không có mưa sau khi phun từ 5 đến 7 tiếng; Phân bón lá chỉ phát huy tác dụng khi cây được cung cấp đúng lúc và không bị rửa trôi do mưa.
Thứ tư : Các loại phân bón lá ước mơ nhà nông có thể pha chung với đa số thuốc trừ sâu để phun cùng. Dùng ngay sau khi pha loãng để giữ chất lượng và không bị mùi.
Lưu ý: Phân bón lá chỉ được pha cùng với thuốc trừ sâu, tuyệt đối không được pha cùng thuốc trị bệnh vì nó sẽ phản ứng hoá học gây mất tác dụng của phân bón lá, ngược lại còn ảnh hưởng cho cây.
CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP