CÁC BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG
Cây trồng thường xuyên mắc các bệnh dưới đây bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ để giúp bà con nông dân hiểu và cách khắc phục bệnh tốt hơn. Sau đây Quốc Gia Xanh điểm qua các bệnh thường gặp ở cây trồng cho bà con canh tác chú ý.
1. Bệnh thán thư
Hầu hết bệnh thán thư trên cây trồng là do Chi Colletotrichum gây ra.
Đặc biệt loại nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ảnh hưởng đến những loại thực vật còn lại. Bệnh có thể gây hại các bộ phận cây như lá, hoa quả, chồi và cành non. Trong khi C. gloeosporioides gây hại rất nhiều, bệnh thán thư không chỉ giới hạn ở một loài nấm đó… hoặc thậm chí ở một chi đó.
Dấu hiệu bệnh: thường xuất hiện những đốm màu vàng nhạt chuyển sang nâu, vết bệnh phát triển lớn lên và liên kết nhau làm khô cháy các mảng lá khiến lá cây bị vàng úa, đọt và chồi non bị xoắn lại, hoa bị khô đen, trái non bị thối và rụng, cây sinh trưởng kém.
Để phòng và trị bệnh hại cây trồng này, vệ sinh vườn cây trồng, cắt tỉa các tán lá ở gần gốc thân tạo độ thông thoáng, giúp cây nhận được nhiều ánh sáng và hạn chế sự phát triển của các ổ bệnh. Tưới đủ nước cho cây, vào mùa mưa thì chú ý làm đất vun gốc tránh để đất quá ẩm ướt và thoát nước kịp thời không ứ đọng nước gây cho nấm phát triển. Chú ý bón cân đối phân, nên dùng phân hữu cơ, nếu dùng phân chuồng nên ủ phân trước khi dùng. Khi xuất hiện bệnh có thể dùng luân phiên một trong những loại thuốc như: Propineb (Antracol 70WP), Thiophanate-Methyl (Topsin-M 70WP), Benomyl, Bordeaux, Zineb (Vi Ben-C 50WP, Copper-B 75WP).
- Bệnh loét cây
Ở lá non, triệu chứng bệnh ban đầu là những chấm nhỏ có đường kính trên dưới 1mm, màu trong vàng, thường thấy ở mặt dưới của lá, sau đó vết bệnh mở rộng và phá vỡ biểu bì mặt dưới lá, màu trắng nhạt hoặc nâu nhạt. Lá bệnh không biến đổi hình dạng nhưng dễ rụng, cây con bị bệnh nặng thường hay rụng lá.
Vết bệnh ở quả cũng tương tự như ở lá: Vết bệnh xù xì màu nâu hơn, mép ngoài có gờ nổi lên, ở giữa vết bệnh mô chết rạn nứt. Toàn bộ chiều dày của vỏ quả có thể bị loét, nhưng vết loét không ăn sâu vào ruột quả. Bệnh nặng có thể làm cho quả biến dạng, ít nước, khô sớm, dễ rụng.
Bệnh ghẻ loét trên cây có múi do vi khuẩn Xanthomonas canpestris pv. citri gây ra. Vi khuẩn xâm nhiễm vào cây qua các lỗ khí khổng và các vết thương cơ giới, qua những vết đục trên lá non, chồi non của sâu vẽ bùa,…
Nấm khuẩn tồn tại trong môi trường tự nhiên và lan truyền khi có sự tác động và bùng phát mạnh thành dịch nếu không kiểm soát kịp thời. Ghẻ loét xuất hiện nhiều nhất vào mùa mưa. Đây là bệnh thực vật dễ lây lan và lan nhanh chóng trong khoảng cách gần, gió và nước mưa là đường lây lan chính để lây lan bệnh giữa các cây ở cự ly gần. Gió mạnh và mưa lốc có thể lan truyền bệnh trong khoảng cách xa.
Thời tiết mưa nhiều, độ ẩm không khí cao luôn là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh phát triển và lây nhiễm mạnh.
Nếu bón phân quá nhiều, cành lá mọc vượt, dễ khiến cây mắc bệnh này. Có thể phun xịt dung dịch sunfat sắt II hoặc nước Boóc-đô để phòng trị, và nhiều thuốc đặc trị,…
- Bệnh héo rũ gốc móc trắng
Đặc điểm nhận biết
Cây bệnh héo rũ, xanh hoặc hơi vàng. Cổ rễ và đoạnh thân ngầm bị bệnh có vết màu nâu, thối mục, khô xác. Nhổ cây rễ bị đứt gốc, trên gốc thân cây bệnh mọc lớp nấm trắng đậm, tia lan rộng ra mặt đất, hình thành nhiều hạch nấm hình tròn hình tròn như hạt cải màu trắng, về sau có màu nâu hạt chè.
Nguyên nhân gây bệnh
Do nấm Sclerotium rolfsii gây ra.
Đặc điểm phát sinh, gây hại
Bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, ẩm ướt, cây sinh trưởng kém. Trên đất trồng độc canh, đất cát thô bệnh nặng hơn. Trên đất có nhiều chất hữu cơ, tàn dư cây chưa hoai mục bệnh hại nặng hơn, vụ Xuân bệnh hại nặng hơn vụ thu.
Biện pháp phòng, trừ
- Luân canh các cây trồng khác để hạn chế nguồn bệnh ở đất. Bón phân hợp lý và cân đối. Đặc biệt ở vùng đất bạc màu cần bón nhiều vôi, dùng phân chuồng hoai mục để bón.
- Dùng hạt giống tốt không mang bệnh, mua nơi có uy tín chất lượng đảm bảo.
- Cắt tỉa cành tạo độ thông thoáng cho đất, không ủ các mầm bệnh quanh gốc.
- Cần hiểu rõ cây trồng để điều tiết tưới nước, không tưới nước ban đêm tạo cơ hội cho nấm phát triển.
- Mùa mưa nên tạo độ thông thoáng quanh gốc để không bí bức ngẹt rễ, không ứ đọng nước và thoát nước kịp thời.
- Dùng thuốc phun vào gốc cây để chống bệnh héo rũ lạc do nấm như: Kasumin 2L (1,5-2l/ha); Topsin M-70WP (0,4-0,6kg/ha).
Nhổ bỏ cây bệnh khi mới chớm phát sinh đem tiêu huỷ và rải vôi gốc bệnh hạn chế các loại nấm gây bệnh lây lan và ảnh hưởng vụ sau.
- Bệnh đốm đen
Lá bị bệnh thời kỳ đầu có những đốm bệnh hình tròn, phía trên có mốc màu đen nhạt, thời kỳ sau, các đốm bệnh dần lan rộng vào kết hợp với nhau. Khi thời tiết nắng nóng, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng.
Vườn trồng dày, thiếu ánh sáng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
Chế độ tưới nước và bón phân không hợp lý, nguồn nước tưới nhiễm khuẩn cũng là nguyên nhân.
Vi khuẩn tồn tại trên lá và trái bệnh, theo mưa gió xâm nhập qua vết xây xát hoặc vết chích của côn trùng.
Vào thời kỳ cây mới mắc bệnh, nên kịp thời ngắt các lá bị bệnh để tập trung thiêu hủy. Cũng có thể tiến hành phun xịt thuốc bột hòa nước Zineb 65% thuốc bột hòa nuớc Thiophanate-Methyl 70% pha loãng 800 lần để phòng trị, và các thuốc đặt trị nấm cho bệnh đốm đen gây ra.
- Bệnh đốm lá
Loại bệnh hại cây trồng, khi mới bắt đầu trên lá sẽ xuất hiện những đốm màu, ban đầu nhỏ dần dần to ra, nhiều hơn và dày khắp lá, ó tạo nên các đốm tròn đủ các màu sắc khác nhau như màu tím, màu đỏ, màu nâu, màu đen, màu xám,… và có viền mép rõ ràng. Trên đốm có các chấm nhỏ đen.
Bệnh đốm lá gây ảnh hưởng đến quá trình diệp lục của lá, ảnh hưởng tới sự sinh trường và phát triển của cây. Để trừ đốm lá, bạn có thể phun xịt thuốc đặc trị bệnh, hiện nay có rất nhiều thuốc trị.
- Bệnh gỉ sắt
- Bệnh rỉ sắt hầu như xuất hiện ở khắp các bộ phận của cây từ lá, thân, nụ, hoa.
- Ban đầu vết bệnh xuất hiện các chấm vàng, có viền mất màu, sau đó nổi gồ lên màu đen. Những cục u này có đường kính khoảng 0,5 – 1,5 mm, sau đó vỡ tung ra giải phóng những bụi phấn có màu giống như màu của rỉ sắt.
Nguyên nhân: Bệnh rỉ sắt gây hại trên cây hoa hồng là do nấm Phragmidium tuberculatum và một số loài khác liên quan Phragmidium tuberculatum gây ra.
Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh rỉ sắt hại cây hoa hồng
- Bệnh phát triển mạnh khi có độ ẩm cao và nhiệt độ thấp. Nấm có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 5oC, nhưng tối thích là 18 – 25oC.
- Bệnh rỉ sắt có thể xuất hiện ở hầu hết các tháng trong năm. Nhưng bệnh gây hại mạnh nhất khi cây hoa hồng phát triển các mầm, chồi non, giai đoạn cây ra hoa.
Lưu ý khi phun thuốc trị bệnh rỉ sắt
+ Trước khi phun thuốc cần cắt tỉa thu dọn sạch các lá già, cành nhiễm bệnh nặng, …
+ Ngừng bón phân cho cây trong suốt quá trình điều trị bệnh rỉ sắt cho cây.
+ Khi pha thuốc chỉ sử dụng thuốc để pha, không phối trộn bất kỳ loại thuốc hóa học nào khác đặc biệt không nên phối trộn phân bón lá sẽ gây mất hiệu lực của thuốc trị bệnh rỉ sắt.
+ Phun đẫm dung dịch thuốc lên toàn bộ cây từ trên xuống dưới, trong ra ngoài, đẫm 2 mặt lá, thân và dưới gốc cây.
Trên là những biểu hiện để nhận biết bệnh và mua thuốc trị bệnh, hiện nay có rất nhiều thuốc trị chúng ta có thể dùng, và nên thay đổi thuốc không nên dùng một loại thời gian lâu dài gây lờn thuốc.
- Bệnh bồ hóng
Triệu chứng
Có một lớp muội màu đen bao phủ xung quanh các bộ phận của cây.
Tác nhân
Do nấm Capnodium mangiferae.
Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh
Nấm tạo thành những mảng bồ hống đen trên lá và trái. Chất dịch do rầy và rệp tiết ra làm nấm phát triển, nấm không phá huỷ tế bào và có thể tự bong tróc ra khi trời khô nắng, tuy nhiên nấm có thể làm giảm quang hợp của lá và làm đen xấu quả.
Bệnh chỉ phát sinh khi cây có rầy rệp, rầy rệp nhiều thì nấm cũng nhiều.
Biện pháp phòng trừ
- Diệt côn trùng chích hút (rầy, rệp).
- Tăng cường chăm sóc, bón phân tưới nước đầy đủ trong mùa khô.
- Tạo vườn cây thông thoáng, tỉa cành tạo tán, mật độ trồng thích hợp.
- Bệnh tuyến trùng
Tuyến trùng bùng phát và tấn công trực tiếp vào bộ phận rễ của cây trồng khiến cho rễ cây bị phình lên, xuất hiện nốt sần, tắc nghẽn và dần bị thối rữa. Nếu đợi đến khi đào rễ cây lên và phát hiện ra tuyến trùng xâm nhập thì đã quá muộn.
Cách khắc phục
- Nên áp dụng trồng luân canh các loại cây với nhau để ngăn ngừa sự phát triển cũng như lây lan của tuyến trùng rễ.
- Nên chọn lọc và sử dụng các loại giống có khả năng kháng bệnh cao, khả năng chống chịu tốt. Đồng thời, nên thường xuyên đi kiểm tra khu vườn để phát hiện bệnh ngay từ những dấu hiệu đầu tiên và tìm cách xử lý, tránh lây lan.
- Nên bón những loại phân hữu cơ đã hoai mục, không nên quá lạm dụng các loại phân bón hóa học. Áp dụng biện pháp tưới tiêu hợp lý, tránh tưới quá nhiều khiến cây dư độ ẩm, tạo điều kiện cho tuyến trùng tấn công.
- Khi làm đất canh tác, nên giữ lại một ít cỏ trong vườn nhằm giúp phân tán mật độ tuyến trùng tấn công cây trồng.
- Cần nhanh chóng mang những cây có mầm bệnh đi tiêu hủy, dọn dẹp sạch sẽ khu đất – nơi những cây bị tuyến trùng hại, đồng thời xử lý đất bị tuyến trùng bằng cách bón vôi để tiêu diệt những tuyến trùng còn sót lại trong đất.
- Sau khi cây hết bệnh để phục hồi cây nhanh lấy lại sức chúng ta nên dùng phân Siêu lân hữu cơ để cây có thể phát triển trở lại.
#phanbon #benhthanthu #benhloetcay #benhheorugocmoctrang #benhđomen #benhdomla #benhrisat #benhbohong #benhtuyentrung #cachkhacphuc #nguyennhan #sieulanhuuco #quocgiaxanh
CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP
NHỮNG LƯU Ý BÓN PHÂN KHI CÂY TRỒNG BỊ BỆNH VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY TRỒNG
MỘT SỐ CÂY TRỒNG GIÚP XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ RẤT HIỆU QUẢ
BỆNH ĐỐM PHẤN (SƯƠNG MAI) VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
BỆNH RỆP APHIDS VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BỆNH KHẢM LÁ TRÊN CÂY SẮN
BIỂU HIỆN BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC
BỆNH THỐI RỄ ĐEN TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA
BỆNH HÉO RŨ (HÉO VÀNG) TRÊN CÂY TRỒNG
CÁC BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG
CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN I.P.M (TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP)
BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN NHƯNG XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ BẠN RẤT HIỆU QUẢ
ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA
Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.
Tel: 02573 506 678 Hotline: 0843 477 788
Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com
Website: http://phanbonquocgiaviet.com