BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Cây trồng thường xuyên mắc các bệnh dưới đây bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ để giúp bà con nông dân hiểu và cách khắc phục bệnh tốt hơn. Sau đây Quốc Gia Xanh điểm qua các bệnh thường gặp ở cây trồng cho bà con canh tác chú ý.
- Bệnh héo rũ (héo vàng) trên cây trồng
Triệu chứng
Đặc trưng của bệnh này là các lá dưới bị vàng trước sau đó vàng lan lên các lá trên. Triệu chứng héo rũ hoặc biến vàng cây bị nhiễm bệnh các lá bị vàng, héo sau đó cây chết, cắt ngang thân cây bị bệnh các tế bào thường hóa nâu.
Tác nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Fusarium oxysporum và một số loại nấm trong đất gây ra, nấm này gây bệnh trên nhiều loài cây trồng.
Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh và cách khắc phục
Đây là loài nấm có thể tồn tại rất lâu trong đất, tàn dư cây trồng. Do vậy bệnh thường gây hại nặng ở những ruộng nhiễm bệnh vụ trước. Vì vậy nên tiêu huỷ những cây vụ trước và rải vôi, kết hợp các thuốc sinh học diệt nấm để cho vụ sau gieo trồng, luân canh cây trồng.
Điều kiện nhiệt độ từ 25 – 300C là khoảng nhiệt độ thích hợp nhất cho nấm phát triển.
Bón phân không cân đối cũng là nguyên nhân làm cây yếu dễ nhiễm bệnh.
Dùng phân chuồng phải ủ hoai để diệt cỏ dại, mầm mống bệnh cây và côn trùng. Nếu không ủ phân sẽ là nguyên nhân của nhiều căn bệnh cho cây.
Mùa mưa nên thoát nước kịp thời để không gây mầm bệnh phát triển và lây lan.
Nấm gây bệnh xâm nhập qua các vết thương ở rễ hoặc trên thân do quá trình chăm sóc hoặc bị côn trùng cắn phá. Chúng ta cần khử trùng các dụng cụ khi cắt tỉa cành, và các vật dụng tiếp xúc với cây. Khi làm cỏ cẩn thận không nên tràu xước hoặc trúng rễ cây trồng.
Nên cắt tỉa cành và lá cây trống cách gốc cho thông thoáng, ngừa phát triển các ổ bệnh. Không nên tưới nước vào buổi tối tránh cho nấm phát triển gây bệnh.
Qua tất cả các nguyên nhân trên cho thấy Nấm bệnh lây lan nhờ gió, mưa và kể cả các hoạt động của con người, nấm bệnh cũng có thể lan truyền qua hạt giống, mầm bệnh vụ trước còn trong đất.
- Bệnh đốm sọc vi khuẩn
Bệnh này thường gặp trên cây lúa, bệnh gây hại trên lá, biểu hiện là những sọc nhỏ ngắn khác nhau, chạy dọc giữa các gân lá, lúc đầu vết bệnh xanh tái, dần dần chuyển màu nâu, tạo thành các sọc nâu hẹp, trên bề mặt vết bệnh xuất hiện những giọt dịch nhỏ, tròn, màu vàng đục sau đó khô lại thành những viên keo vi khuẩn trong như hạt trứng cá, dễ dàng rơi khỏi mặt lá và rơi xuống nước trên ruộng. Khi ruộng bị nặng thì toàn bộ ruộng lúa chuyển màu vàng cam sau chuyển màu vàng nâu và cây lúa bị chết, không những gây thiệt hại lớn mà còn tồn dư mầm bệnh cho vụ sau. Bệnh này làm bà con nông dân đau đầu vì khả năng lây lan nhanh.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh thường phát sinh gây hại nặng trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, ruộng lúa bón phân không cân đối. Khi bị bệnh, vi khuẩn gây tắc các bó mạch dẫn vì vậy lá lúa giảm quang hợp. Bệnh đốm sọc vi khuẩn do vi khuẩn Xanthomonas Oryzicola gây ra.
Vi khuẩn xâm nhiễm vào cây chủ yếu qua vết thương cơ giới, lan truyền nhờ nước, mưa, gió và tiếp xúc cọ xát giữa các lá, các cây trong ruộng.
Biện pháp phòng trừ
- Chọn giống không mang mầm bệnh, mua giống nơi uy tín có tính kháng bệnh, vệ sinh đồng ruộng và rải vôi trước khi sao sạ 15-20 ngày.
- Để hạn chế bệnh đốm sọc vi khuẩn biện pháp tốt nhất là thâm canh theo SRI: gieo mạ thưa, cấy mạ non, bón phân cân đối, điều tiết nước hợp lý để hạn chế bệnh đến mức thấp nhất.
- Bón phân đúng kỹ thuật, đúng giai đoạn, bón đạm nặng đầu nhẹ cuối, bón thúc sớm cân đối với kali theo tỉ lệ nhất định.
- Hạn chế cấy các giống mẫn cảm với bệnh đốm sọc vi khuẩn.
- Nếu thấy bệnh chớm xuất hiện thì có thể rút nước, tháo nước để khô ruộng trong 2-3 ngày hoặc có thể rắc vôi 10-15 kg/sào để hạn chế bệnh phát sinh và lây lan.
3. Bệnh thối rễ đen
Bệnh thối rễ do các chủng vi sinh vật, virut, nấm và vi khuẩn hoại mục. Còn có một vài tên gọi khác của chúng là Fusarium, Pythium, Phytophthora và Rhizoctonia. Bệnh làm rễ tổn thương và biến đổi thành màu nâu và đen khiến cây không thể vận chuyển được chất dinh dưỡng lên các bộ phận. Tính lây lan nhanh khiến khả năng làm cây chết rất lớn, thường thì chúng ta sẽ không kịp đối phó với bệnh.
Cây trồng chậu dễ bị thối rễ nhất do không có khả năng thoát nước, bí đọng nước. Dù cây trồng trong chậu hay đất trồng vùng trũng chúng ta nên kiểm tra chế độ thoát nước cho cây, không nên để cây bị ngập nước hay ứ động dễ gây rất nhiều căn bệnh cho cây trồng.
Nguyên nhân gây bệnh
- Giống cây mang mầm bệnh, vệ sinh đất trồng trước khi gieo trồng không kỹ.
- Do nhiệt độ đất quá ẩm ướt trong khoảng từ 12 - 18 độ vi khuẩn và nấm phát triển tốt.
- Chế độ tưới nước không hợp lý.
- Chế độ bón phân không cân đối.
- Gốc cây um tùm tạo nhiều ổ bệnh, nên cắt tỉa cảnh tạo độ thông thoáng gốc cây.
- Khả năng thoát nước của đất kém, bị ứ động và làm cho đất thẩm thấu kém bị tắc nghẽn. Dòng đối lưu không khí kém nên ảnh hưởng đến cây dễ bệnh.
- Trồng cây quá sâu trong đất làm bí nghẽn rễ cây gây ảnh hưởng nhiều đến cây.
Khắc phục: Tiêu hủy mầm bệnh tránh lây qua những cây khác và sử dụng thuốc diệt nấm để điều trị dự phòng.
- Bệnh bạc lá vi khuẩn
- Bệnh bạc lá lúa xuất hiện ở mép lá, cây lúa có biểu hiện cháy dọc mép lá từ đầu chóp lá cháy xuống (hay còn gọi là bệnh cháy bìa lá)
- Buổi chiều những giọt keo vi khuẩn bạc lá khô đọng lại ở mép lá màu vàng, kích thước nhỏ như trứng tôm.
- Vào buổi đêm sương, những giọt keo vi khuẩn này tan ra, chảy chạy dài theo mép lá và gió làm xây xát lan sang những lá khác.
- Bệnh nặng khiến cho lá lúa bị cháy, đặc biệt là lá đòng cháy khiến cho lúa bị lép lửng với tỉ lệ cao, làm giảm năng suất nghiêm trọng.Nguyên nhân: Bệnh bạc lá lúa lan theo chiều gió. Giống lúa không đảm bảo chất lượng. Vệ sinh đồng ruộng không sạch. Bón phân và tưới nước không hợp lý cân đối.
Khắc phục: Ta sẽ tiêu hủy các cây bị nhiễm bệnh và đảm bảo khoảng cách thích hợp giữa các cây mới. Luân canh cho các vụ kế tiếp.
- Bệnh khảm lá dưa chuột
Biểu hiện bệnh: Lá cây có những đốm màu vàng và những đường sọc.
Điều kiện phát sinh:
- Bệnh phát sinh gây hại quanh năm, nặng trong mùa nắng nóng và nhẹ trong mùa mưa.
- Bệnh này được truyền từ cây bệnh sang cây khỏe bởi nhóm côn trùng chích hút như bù lạch và rệp dưa. Điều kiện khô và nóng sẽ là môi trường thuận lợi cho nhóm côn trùng chích hút phát triển gây hại cho cây trồng.
- Bệnh lây lan qua côn trùng chích hút như bọ trĩ, rầy mềm, bọ phấn…; qua cơ giới như dụng cụ lao động, qua hạt giống.
- Mật độ côn trùng chích hút càng cao thì tỉ lệ cây bị bệnh xoăn lá càng nhiều.
- Bệnh thường gây hại ở giai đoạn cây ra hoa kết trái trở về sau.
Nguyên nhân: Do rệp aphid.
Cách khắc phục: Loại bỏ cây trồng nhiễm virus và duy trì kiểm soát rệp aphid.
6. Bệnh rệp aphid
Biểu hiện bệnh: Rệp có nhiều màu bao gồm xanh lá cây, vàng, cam, đỏ, be, hồng và đen. Chúng vô cùng yêu thíhc các cây xanh nõn, dễ dàng được bao phủ toàn cây. Rệp thường được tìm thấy ở trung tâm những chồi mới hoặc những chiếc lá mà chúng đã làm cho cong, cuốn. Rệp vừng aphids tiết ra dịch ngọt (honeydew), dịch ngọt này bám vào lá có chất kết dính và sáng bóng. Trong điều kiện ẩm, một loại nấm đen gọi là sooty mold sẽ mọc trên các dịch ngọt này. Nhìn các lá mà có dịch ngọt sẽ dễ dàng phán đoán ra các loại côn trùng, trong đó có rệp aphids. Khi có nhiều dịch sẽ xuất hiện nhiều kiến, đây cũng là một biểu hiện để tìm ra bệnh.
Nguyên nhân gây ra: Môi trường ấm và lượng nitơ cao trong giai đoạn tăng trưởng ban đầu.
Cách khắc phục: Lau cây bằng nước xà phòng hoặc rượu. Sử dụng BVTV diệt rệp, cắt bỏ nhánh mà rệp đậu, hoặc rửa sạch rệp bằng thuốc xịt làm vườn cao cấp.
- Bệnh đốm phấn (sương mai)
Biểu hiện của bênh: Bệnh còn được gọi là bệnh sương mai, rất phổ biến ở các vùng có khí hậu ẩm. Bệnh thường nặng vào vụ Hè Thu và có thể thành dịch khi gặp điều kiện thuận lợi, ngay cả trong vụ Đông Xuân. Điều kiện khí hậu ở nước ta rất thích hợp cho bệnh này phát triển.
Đầu tiên, mặt trên lá có những đốm nhỏ màu vàng hoặc xanh nhạt, mặt dưới lá có những cụm nấm giống như phấn màu trắng xám. Đây là tập hợp các đính bào đài (conidiophores) và các đính bào tử (conidia) của nấm gây bệnh. Đốm bệnh sẽ chuyển sang màu xám sậm hoặc nâu sậm, lá khô và rụng sớm. Nấm bệnh cũng có khả năng xâm nhập vào lớp vỏ trái rồi vào hạt. Hạt bị phủ bởi một lớp bụi trắng (white crusts) với nhiều noãn bào tử (oospores). Bệnh nặng, trái và hạt không phát triển.
Nguyên nhân: Do nấm Peronospora manshurica (Naumov) Sydow
Đính bào đài không màu và không vách ngăn, mọc thành chùm ở khí khẩu, phân nhánh đôi ở đầu (đặc điểm này giúp ta nhận diện nấm được dễ dàng).
Trong thời gian cây đang sinh trưởng, nấm lây lan bằng đính bào tử, nấm được lưu tồn qua vụ sau bằng noãn bào tử trong xác bã của cây bệnh và trong hạt giống. Loại nấm này có nhiều dòng sinh lý khác nhau nên việc tuyển chọn giống kháng bệnh gặp nhiều khó khăn.
Cách khắc phục: Cần loại bỏ các cây bị nhiễm bệnh và giữ khoảng cách giữa các cây để duy trì tuần hoàn không khí thích hợp.
- Bệnh cháy lá, khô ngọn
Biểu hiện của bệnh: Bệnh phát sinh trên cả lá già và lá non, bắt đầu bằng những đốm nhỏ, sũng nước sau đó liên kết lại thành mảng bất dạng nhũn nước hay phỏng nước sôi trên lá.
– Những đóm này sau đó khô đi và chuyển sang màu nâu sáng với rìa màu nâu tối và gây biến dạng lá và làm lá quăn lại. Bệnh thường gây hại tập trung từng cụm trên vườn ươm và sau đó lây lan rộng rãi. Các lá bị bệnh có thể kết dính lại do sự mọc lan của sợi nấm, đôi khi thấy có những hạch nấm màu nâu dạng tròn hay dẹp nhỏ. Do đó có khi khô chúng dính lại với nhau nhưng không rụng. Bệnh có thể tấn công trên thân non làm khô chết phần ngọn phía trên và sau đó có màu trắng xám.
Nguyên nhân: Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Nấm bệnh phát triển và tạo nhiều hạch nấm ở điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất là 28 oC. Nấm phát triển kém ở 35 oC và ngưng phát triển ở 100 oC.
Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh
– Điều kiện ẩm ướt có thể thấy sợi nấm mọc trên bề mặt vết bệnh và lan nhanh sang các lá bên cạnh. Các hạch nấm đôi khi cũng thấy được trong điều kiện như vậy.
– Lá bị nhiễm bệnh rụng sớm và trong trường hợp nghiêm trọng cả tán cây bị trụi lá làm giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến việc ra hoa kết quả.
Cách khắc phục:
Ở giai đoạn cây con: Bệnh có thể được tránh bằng cách tưới nước thường xuyên nhưng không tưới quá ẩm, cây con nên để khoảng cách thưa, bệnh có thể khống chế bằng cách phun lên lá các loại thuốc như Monceren, Benomyl, Carbendazim, Topsin M, Bonanza, ThioM, Ridomil MZ Validamycin (Validan, Vanicide,…) hoặc có thể tưới lên đất.
– Trong vườn cây lớn cũng nên phun các loại thuốc trên thường xuyên hoặc có thể tiêm thuốc vào cây.
– Cắt tỉa cành, vệ sinh vườn cũng rất cần thiết để giảm mật số mầm bệnh.
– Nên bón phân và tưới tiêu hợp lý
– Thu dọn và tiêu hủy các phần cây lá bị bệnh.
– Kết hợp việc phun thuốc hóa học lên tán cây với việc xử lý đất.
– Dùng nấm đối kháng Trichoderma để phòng trị.
- Bệnh mốc xám
Biểu hiện bệnh: Bệnh hại lá, cành, đỉnh sinh trưởng, hoa, nụ hoa, cây con, bệnh nặng làm hoa khô và lá rụng. Khi cây bị bệnh, nụ hoa thường không nở được, nụ bị gãy gục xuống, hoa khô cháy. Trên bộ phận bị bệnh xuất hiện lớp mốc xám bao phủ.
Nguyên nhân: Bệnh do nấm Botrytis cinerea nấm gây bệnh, gây bệnh trên nhiều loại cây trồng: cây cảnh, cây rau và cây ăn quả. Sự nảy mầm của bào tử và hạch nấm có thể hình thành sợi trực tiếp từ đó sinh ra bào tử phân sinh và trong trường hợp đặc biệt xâm nhiễm bằng sợi nấm. Trong một số trường hợp hạch nấm Botrytis cinerea nảy mầm và sinh ra bào tử hậu và bào tử túi.
Khắc phục bằng cách: Trước tiên là loại bỏ những phần cây đã bị nhiễm bếnh sau đó sử dụng một loại thuốc diệt nấm cho cây. Để phòng trừ bệnh nên cắt bỏ cành lá bị bệnh đem tiêu hủy. Sử dụng thuốc hoá học chứa chlorothalonil, manconeb, kalibicarbonate, thiophante-methyl có thể giúp ngăn cản bệnh. Các loại thuốc có hiệu quả ức chế sự phát triển của nấm Botrytis cinerea: metomeclan, dichlofluanid, myclozolin, polyoxin D, prochloraz và iprodione.
Sau khi cây hết bệnh để phục hồi cây nhanh lấy lại sức chúng ta nên dùng phân Siêu lân hữu cơ để cây có thể phát triển trở lại.
#phanbon #benhheoru #benhdomsoc #benhthoireden #benhbaclavikhuan #benhkhamla #benhrepaphid #benhdomphan #benhchaylakhongon #benhmocxam #quocgiaxanh
CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP
NHỮNG LƯU Ý BÓN PHÂN KHI CÂY TRỒNG BỊ BỆNH VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY TRỒNG
MỘT SỐ CÂY TRỒNG GIÚP XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ RẤT HIỆU QUẢ
BỆNH ĐỐM PHẤN (SƯƠNG MAI) VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
BỆNH RỆP APHIDS VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BỆNH KHẢM LÁ TRÊN CÂY SẮN
BIỂU HIỆN BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC
BỆNH THỐI RỄ ĐEN TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA
BỆNH HÉO RŨ (HÉO VÀNG) TRÊN CÂY TRỒNG
CÁC BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG
CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN I.P.M (TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP)
BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN NHƯNG XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ BẠN RẤT HIỆU QUẢ
ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA
Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.
Tel: 02573 506 678 Hotline: 0843 477 788
Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com
Website: http://phanbonquocgiaviet.com