ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG

ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây trồng luôn cần cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết để cây khỏe mạnh, cho năng suất cao. Vì thế, việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng bất kỳ hình thức nào cũng cần chú ý tới các yếu tố dinh dưỡng cần thiết. Trong đó, phân bón được xem là yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng. Sau đây Quốc Gia Xanh điểm qua các điều cần biết cơ bản các chất thiết yếu cung cấp cho cây trồng.

  • Đa – Trung – Vi Lượng là từ viết tắt của từ: Dinh dưỡng Đa Lượng, Dinh dưỡng Trung Lượng và Dinh dưỡng Vi Lượng. Dinh dưỡng Đa Lượng là những lượng chất dinh dưỡng cần thiết nhất hay dinh dưỡng chính cho cây trồng. Dinh dưỡng Trung Lượng là lượng dinh dưỡng quan trọng thứ hai cho cây mà khi có nó sẽ giúp cho cây phát triển tốt hơn. Cuối cùng là Dinh dưỡng Vi Lượng cũng là những chất mà cây trồng cần một lượng nhỏ để cấu thành giúp cho cây tăng năng suất cao hơn, trái to hơn, hoa ra đẹp hơn,…
  • Dinh dưỡng Đa Lượnghay là Dinh dưỡng Chính gồm những chất mà cây trồng cần để phát triển, nhóm này gồm có 3 thành phần chính là: Đạm (N), Lân (P) và Kali (K).
  • Dinh dưỡng Trung Lượnglà nhóm mà thực vật cần một lượng vừa phải. Nhóm này gồm: Calci (ca), Ma nhê (Mg) và Lưu Huỳnh (S).
  • Dinh dưỡng Vi Lượnglà những chất mà cây cần một lượng nhỏ. Nhóm này gồm: Sắt (Fe), Đồng (Cu), Măng Gan (Mn), Bor (B), Molypden (Mo) …

Dinh dưỡng Đa Lượng:

Phân bón đa lượng giữ vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Vì thế, bạn cần tìm hiểu kỹ để sử dụng loại phân phù hợp với hàm lượng đủ cho cây trồng

Nitrogen (Đạm):

Phân đạm là các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây. Đạm là chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với cây, là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của protit, clorophin, các enzym, axit amin cùng nhiều loại vitamin trong cây.

Phân đạm và quá trình hình thành đạm trong tự nhiên

- Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp yếu tố đa lượng N cho cây trồng. Đây là thành phần vô cùng quan trọng cho cây trồng.

- Phần lớn cây trồng không có khả năng đồng hóa nguyên tố nitơ duới dạng khí N2 mà chủ yếu dưới dạng muối nitrat. NO3- và amoni NH4+

Sự chuyển hoá N2 thành NH3

+  Con đường hóa học

N2  +  3H2  =   2NH3

Điều kiện:   Nhiệt độ :  2000oC  - áp suất 200 atm thường xuất hiện trong thời tiết mưa giông có tia sét.

Vai trò của phân Đạm (N) đối với cây trồng

- Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây. Là hợp phần quan trọng của chất hữu cơ cấu tạo diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein.

- Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây

- N cần được cung cấp lượng lớn vì N có mối quan hệ trong tất cả quá trình phát triển của cây, N là thành phần cấu tạo chủ yếu của protein thực vật, cũng như diệp lục tố, diệp lục tố có khả năng tiếp nhận năng lượng mặt trời để thực hiện quá trình quang hợp, đó là sự kết hợp CO2 từ không khí với nước để tạo đường, sau đó chuyển thành tinh bột và những cơ quan thực vật.

- Khi thiếu đạm : Cành lá sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít phát triển, xuất hiện màu xanh lợt đến vàng nhạt trên các lá già, bắt đầu từ chóp lá. Khi thiếu trầm trọng số hoa bị giảm nhiều, năng suất thấp, hàm lượng protein thấp.

- Nếu thừa đạm: Cây sinh trưởng mạnh, ức chế sự ra hoa, tán lá xum xuê, lá mỏng, cây yếu dễ đổ ngã, dễ bị sâu bệnh tấn công.

Thang đánh giá hàm lượng đạm trong đất

Đây là thang đo chất lượng, hàm lượng đạm đang có trong đất trồng nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. 

Với mỗi loại cây trồng thì liều lượng đạm cần lại khác nhau do đó dựa vào thang đo ta biết cần điều chỉnh liều lượng đạm sao cho phù hợp với cây nhất.

-  Phân Đạm tổng số (N%) : Được tính bằng tổng lượng đạm hữu cơ và vô cơ trong đất.

Phương pháp phân tích Kjeldahl 

+ Đất nghèo: < 0,1%

+ Trung bình: 0,1 - 0,15%

+ Khá: 0,15 - 0,2%

+ Giàu: > 0,2%

- Đạm dễ tiêu: lượng đạm vô cơ (NO3-, NH4+)

Đạm thủy phân (NH4+), đơn vị tính mg/100gr

Phương pháp phân tích Chiurin-Kononova

+ Đất Nghèo: < 4 mg/100gr

+ Trungbình: 4 -8 mg/100gr

+ Giàu: > 8 mg/100gr

Lân (Phosphorus):

Vai trò của phân Lân (P2O5) đối với cây trồng

 Biểu hiện khi bón đủ lân

Cây trồng được bón đủ lân thì tăng trưởng nhanh, sinh trưởng tốt, cây ra nụ và hoa sớm,cây có sức chống chọi tốt đối với các yếu tố bất lợi, cho năng suất và chất lượng cao..

Khi cây thiếu Lân có dấu hiệu sau:

+ Thiếu lân cây sẽ giảm khả năng tổng hợp chất bột, làm khỏ nở hoa, quả ít, bé, chín chậm, vỏ thường dày, xốp và dễ bị thối, hỏng.

+ Cây dễ bị nấm bệnh tấn công. Cành lá sinh trưởng kém, lá rụng nhiều. Cành, lá, rễ sinh trưởng chậm, cây thấp bé, lá ban đầu xanh đậm dần chuyển vàng và chuyển màu tím đỏ. Lá cây bị nhỏ lại, có xu hướng bản lá bị hẹp.

+ Cây thiếu lân dẫn tới quá trình tổng hợp Protein bị ngưng trệ do tích lũy đạm Nitrat, đồng thời gây tích lũy đường saccarozo.

+ Thiếu lân dẫn tới hạn chế hiệu quả của phân đạm.

 Biểu hiện khi bón thừa Lân

+ Cây trồng thừa lân thì khó phát hiện hơn, nhưng dễ kéo theo cây thiếu kẽm và thiếu đồng.

+ Cây trồng bị ức chế sinh trưởng khi bón nhiều lân, dẫn tới thừa sắc tố.

+ Thừa lân làm cho cây chín quá sớm, không kịp tích lũy được một vụ mùa năng suất cao.

Những dạng lân tan hoàn toàn trong nước gồm mono-ammonium phosphate, di-ammonium phosphate, potassium phosphate. Bột xương cung cấp lân nhưng đó là dạng lân chậm tan. Phân gia cầm chứa lượng lân hợp lý.

Potassium (Kali):

Tác dụng của kali là giữ vai trò quan trọng trong quá trình đồng hóa chất dinh dưỡng ở cây. Tăng khả năng chống chịu của cây đối với những tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh.

Kali tăng hàm lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, hương vị quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản của quả, tăng năng suất của cây.

Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay người ta chọn cách bón kali cho cây ăn quả giúp cây trồng có năng suất cao. Các giống cây trồng này thường hút nhiều K từ đất nên lượng K trong đất không đủ để đáp ứng nhu cầu của cây. Thế nên để có năng suất cao và chất lượng nông sản tốt thì cần chú ý bón phân kali cho cây.

  • K cũng hoạt động như chất xúc tác trong quá trình thành lập hoặc dự trữ tinh bột, protein… Những cây thiếu K thường rất yếu ớt, nhất là phần rễ.
  • Nguồn K thương mại chủ yếu là KCl vì hàm lượng K cao và giá rẻ.

Nếu bón ở những vùng đất có hàm lượng clor cao KCl thường dẫn đến hiện tượng ngộ độc clor. Dạng K tự nhiên có trong các loại mùn hữu cơ, các phân chuồng, tuy nhiên những nguyên liệu này không được để dưới mưa quá lâu vì K có thể bị rửa trôi và thoái hoá dễ dàng.

Triệu chứng thiếu K là mép lá trở nên nâu và co quắt lại, thường được cho là hiện tượng cháy lá, sau đó dẫn đến một hiệu ứng dây chuyền là cây không thể hấp thu đủ nước để bù đắp lượng nước thoát hơi qua lá.

Dinh dưỡng Trung Lượng

Vôi (Calcium):

  • Calcium chiếm phần lớn trong cấu tạo vách tế bào thực vật giống như cấu trúc xương ở động vật, thiếu Calci dẫn đến hiện tượng gãy những phần chóp hoặc chồi non.
  • Triệu chứng thiếu Calcium thường thấy qua hình dạng xiêu vẹo của tán lá với đầu lá cuốn lại, mép lá cuộn cong.

Ma nhê (Magnesium):

  • Trong thành phần cấu tạo diệp lục tố có một nguyên tử Mg. Cây thiếu Mg thì lá thường có màu vàng, hiện tượng này bắt đầu xuất hiện từ gân chính của lá và lan dần. Những vệt màu cam sáng xuất hiện trên lá cũng có thể là biểu hiện của triệu chứng thiếu Mg, những lá bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu Mg thường là lá chưa trưởng thành.Trường hợp đặc biệt trên cây khoai tây là triệu chứng thiếu Mg xuất hiện giữa gân lá nhưng phần còn lại của lá vẫn xanh.

Lưu huỳnh (Sulphur):

  • Lưu huỳnh là thành phần cấu tạo trong protein và dầu thực vật. Triệu chứng thiếu lưu huỳnh tương tự như những lá đã phát triển có triệu chứng thiếu N, tình trạng thiếu lưu huỳnh xảy ra làm ngăn cản sự phát triển kích thước của lá hoặc mép lá cuộn tròn lại.

Dinh dưỡng Vi Lượng:

  • Tuy nguyên tố vi lượng chúng không phải là những nguyên tố có trong cấu tạo thực vật nhưng hoạt động của chúng giống như những chất xúc tác hoặc những chất oxi hóa giúp cây hấp thu hay sử dụng những nguyên tố đa lượng, nguyên tố trung lượng và sau đó thành lập những chất khác nhau trong thực vật.

Sắt (Fe):

  • Sắt có trong hầu hết các loại đất nhưng ở dạng không tan do sự hiện diện của đá vôi. Do đó tình trạng thiếu sắt xảy ra chủ yếu ở thực vật trồng trên vùng đất quá vôi hoặc đất quá kiềm

Manganese (Man gan):

  • Mn được biết đến như một chất oxy hóa của thực vật. Thiếu Mn lá có thể xuất hiện những đốm xám hoặc vàng thẫm ở chung quanh rìa lá. Triệu chứng thiếu Mn thường xảy ra trên vùng đất đá vôi vì khi bón Mn thì Mn trở thành dạng không tan.

Zinc (Kẽm):

  • Triệu chứng thiếu Zn đôi khi xảy ra ở cây thuộc họ cam chanh làm xuất hiện những đốm vàng trên lá.

Copper (Đồng):

Thiếu đồng cũng dễ xảy ra ở cây chết rễ non, đôi khi cháy bìa lá cùng với hiện tượng tạo nhiều mầm nhưng không mạnh, hiện tượng tiết nhựa, xì mủ cây cũng xảy ra.

Boron (Bo):

B là nguyên tố điều hòa N trong thực vật. Tình trạng thiếu B làm xuất hiện những phần thối nhũn và những hốc rỗng trên cây củ cải cùng với đốm vàng trên lá và thường gây chết phần ngọn..
Molybdenum:

Mo cần một lượng rất ít, chỉ vài gram trên 1000m2 nhưng thiếu Mo gây hậu quả hết sức nghiêm trọng như làm biến dạng sinh trưởng ở cây. Thiếu Mo lá bị xoắn và rụng cuống. Trong giai đoạn cây non nếu thiếu Mo thường sẽ bị chết rễ non.

#phanbon #dieucobandatrungviluong #nguyentodaluong #nguyentotrungluong #nguyentoviluong #bieuhienthieudam #bieuhienthieulan #bieuhienthieukali #vôi #magie #luuhuynh #sat #dong #mangan #Bo #Mo #Kem #quocgiaxanh

CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP

NHỮNG LƯU Ý BÓN PHÂN KHI CÂY TRỒNG BỊ BỆNH VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY TRỒNG
MỘT SỐ CÂY TRỒNG GIÚP XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ RẤT HIỆU QUẢ
BỆNH ĐỐM PHẤN (SƯƠNG MAI) VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
BỆNH RỆP APHIDS VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BỆNH KHẢM LÁ TRÊN CÂY SẮN
BIỂU HIỆN BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC
BỆNH THỐI RỄ ĐEN TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA
BỆNH HÉO RŨ (HÉO VÀNG) TRÊN CÂY TRỒNG
CÁC BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG
CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN I.P.M (TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP)
BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN NHƯNG XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ BẠN RẤT HIỆU QUẢ
ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA

Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.

Tel:   02573 506 678            Hotline: 0843 477 788

Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com        

Website: http://phanbonquocgiaviet.com