NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG

Nhằm giúp bà con canh tác cây khoai lang đạt năng suất và chất lượng vượt trội, QUỐC GIA XANH tổng hợp chia sẻ tới bà con kỹ thuật, kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây đạt năng suất

NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG

BÓN PHÂN CHO CÂY TRỒNG: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây trồng chịu tác động của rất nhiều yếu tố như đất đai, thời tiết, nước tưới, sâu bệnh, giống,… thì phân bón là một trong những yếu tố quan trọng nhất và mang tính quyết định. Để đảm bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển xanh tốt khỏe mạnh cần sử dụng phân bón hợp lý, đầy đủ giúp cung cấp đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây.

Cây trồng hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu từ đất, nhưng khả năng cung cấp của đất có hạn, việc thâm canh qua nhiều năm khiến đất đai bị suy kiệt, giảm độ phì nhiêu, đất bạc màu, dần dần mất đi khả năng sản xuất, mất đi khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng.

Nên việc sử dụng phân bón rất quan trọng, để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao và trả lại cho đất lượng dưỡng chất cây trồng đã lấy đi từ đất. Để áp dụng hiệu quả, bà con cần có kỹ thuật sử dụng phân bón phù hợp với từng loại đất, từng loại cây trồng và cần phải nắm rõ tác hại của việc bón phân không hợp lý, không đúng, đủ và lợi ích của của việc bón phân cân đối cho cây trồng là gì?
Như chúng ta đã biết, việc bón phân không hợp lý, không đúng, không đủ sẽ có những tác hại lớn đối với cây trồng.

  • Nếu bón phân với lượng quá lớn, cây dùng không hết sẽ trở thành lượng dư thừa trong đất, thay đổi tính chất lý hóa của đất dẫn đất ngày càng chai cứng và gây ô nhiễm môi trường.
  • Lượng phân bón tồn dư trong cơ thể thực vật sẽ dễ dẫn đến tác dụng không mong muốn và có thể gây hại cho cho cây trồng và cả con người.
  • Đặc biệt là dư thừa đạm, đạm dư thừa bị chuyển thành dạng Nitrat (NO3 -) hoặc Nitrit (NO2-) là những dạng gây độc trực tiếp cho các động vật thuỷ sinh, gián tiếp cho các động vật trên cạn do sử dụng nguồn nước.
  • Gây hại cho sức khoẻ con người thông qua việc sử dụng các nguồn nước hoặc các sản phẩm trồng trọt, nhất là các loại rau quả ăn tươi có hàm lượng dư thừa Nitrat.
  • Bón không cân đối có thể làm cây trồng dễ mẫn cảm với các loại bệnh hơn do thiếu dinh dưỡng cây yếu dễ mẫn cảm với sâu bệnh.
  • Bón thừa phân dễ gây giết chết các vi sinh vật (VSV) có lợi trong đất trong đất.
  • Việc lạm dụng phân bón đã khiến cho VSV có lợi, VSV đối kháng bị chết đi nhiều hơn là VSV có hại dẫn tới mất cân bằng sinh thái.
  • Bón phân không hợp lý làm tăng chi phí sản xuất và giảm chất lượng sản phẩm, giảm hiệu quả kinh tế.
  • Mỗi giống cây trồng cũng cần lượng phân bón khác nhau, thời điểm bón phân phải phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, phù hợp với điều kiện thời tiết, … để cây có thể hấp thụ tốt nhất và sử dụng hiệu quả.
  • Cây trồng cần được bón phân vì hầu hết dinh dưỡng trong đất không cung cấp đủ các chất cần thiết để cây phát triển một cách toàn diện.Việc bón phân sẽ giúp cây có đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng thiết yếu theo đúng yêu cầu của từng loại cây trồng trong quá trình sinh trưởng, phát triển phù hợp với từng điều kiện cụ thể về khí hậu, đất đai, nước tưới và sâu bệnh hại; Bón phân để giúp cây phát triển tốt và cho hoa kết quả như mong đợi.
    Với đất canh tác sử dụng phân bón sẽ duy trì, cải thiện và nâng cao độ phì nhiêu màu mỡ cho đất. Cải tạo đất đai ngày càng tốt lên, đảm bảo cây trồng nói riêng và nền nông nghiệp nói chung phát triển một cách bền vững.
    Như vậy, để cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao, giảm thiểu chi phí sản xuất.
  • Chúng ta cần phải nắm kỹ  “Nguyên tắc sử dụng phân bón” trong đó cần chú ý nguyên tắc bón phân 4 đúng:
    Thứ nhất: Đúng loại phân.

Dựa theo yêu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn, từng loại cây trồng.

Đặc điểm của đất đai để lựa chọn những loại phân thích hợp, tránh thiếu hụt hay dư thừa phân bón.

Ví dụ như giai đoạn nuôi trái, cây cần phân bón chứa nhiều kali để tích lũy các chất hữu cơ như tinh bột, protein về hạt, củ, quả. Các loại đất nghèo mùn, đất chai cứng, bạc màu cần bón các loại phân hữu cơ vi sinh để bổ sung mùn, các chất hữu cơ, các vi sinh vật có tác dụng trong việc cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu cho đất.
Thứ hai: Sử dụng phân bón đúng lượng.
Đối với cây trồng phân bón không được thiếu cũng không được thừa, chỉ cần đủ mới phát huy được hiệu quả tốt nhất.Bón đúng lượng là bón đúng lượng phân, đúng tỷ lệ cây cần cho quá trình sinh trưởng, phát triển theo mỗi giai đoạn. Mỗi thời kỳ sinh trưởng, phát triển khác nhau cây cần một lượng dinh dưỡng khác nhau. Không thể dùng lượng và tỷ lệ phân bón thúc để bón lót và ngược lại.
Thứ ba:Sử dụng phân bón đúng thời điểm, đúng lúc.
Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng gồm nhiều giai đoạn, và mỗi giai đoạn lại yêu cầu sử dụng các loại phân bón khác nhau.
Cây trồng có nhu cầu về dinh dưỡng trong suốt tất cả các giai đoạn, trong suốt chu kỳ sống của mình. Vì thế, để phân bón phát huy hiệu lực cao nhất, cần chia phân bón ra nhiều lần bón, bón đúng lúc mà cây cần. Nếu bón dư thừa cây không hấp thu hết, phân bón sẽ bị rửa trôi, bốc hơi gây lãng phí hoặc ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Thời gian thích hợp là bón phân vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Trời mưa nhiều phân bón có thể bị rửa trôi gây thất thoát phân bón, cây không sử dụng được, nên tránh bón các loại phân dễ tan. Thời tiết nắng nóng phân bón có thể bị bốc hơi do xảy ra các phản ứng hóa học gây thất thoát phân bón, do đó mùa nắng không nên bón phân vào buổi trưa vì nhiệt độ cao phân sẽ gây tổn thương cho cây dễ làm tăng nguy cơ héo hay chết cây.

Ví dụ: Để cây ăn trái ra hoa và đậu trái nhiều thì ta phải sử dụng phân lá siêu lân và lớn trái nhanh (https://quocgiaxanh.com/) cho cây ở thời điểm chuẩn bị ra hoa. Trong thời kỳ nuôi dưỡng trái bón thêm phân bón lá lớn trái nhanh.
Thứ tư: Sử dụng phân bón đúng cách.
Tùy thuộc vào loại phân mà có những kỹ thuật sử dụng khác nhau. Có loại chuyên dùng cho bón lót, có loại chuyên cho bón thúc, có loại rải trên mặt đất, có loại vùi sâu xuống đất.
•    Đất dốc, cây hàng năm nên bón lót phân bón hữu cơ chim yến(https://quocgiaxanh.com/+ thêm các loại phân bón lót khác…
•    Đất cát, cát pha, thịt nhẹ bón phân nên chia làm nhiều lần
•    Đất thịt, đất sét có thể bón phân chia làm ít lần hơn.
•    Không nên bón phân sát gốc cây (nhất là đối với cây công nghiệp và cây ăn quả), nên bón cách gốc 2/3 bán kính đường rễ.
•    Bón phân kết hợp xới đất, làm cỏ, vùi lấp đất tuỳ theo từng loại cây lấp độ sâu khác nhau, để hạn chế bay hơi (mất đạm) hoặc bị rửa trôi mất chất dinh dưỡng
•    Trước khi tưới phân nên làm ẩm và làm tơi đất tạo điều kiện cho cây hấp thụ.
Ví dụ: Phân bón lá thì phải phun vào lúc trời mát. Trước 9 giờ sáng hoặc 15–17 giờ chiều, thì lúc đó cây mới không bị cháy lá. Cây hấp thu tối đa lượng phân được phun…

Phân bón lá nếu không sử dụng đúng cách sẽ làm tổn thương cây (cháy lá). Lá cây trồng, ngoài chức năng quang hợp còn có vai trò thoát hơi nước qua hệ thống khí khổng. Đó là những lỗ nhỏ li ti nằm phần lớn ở mặt dưới lá và cũng chính nơi đây mới có điều kiện hấp thu phân qua lá. Do đó khi sử dụng phân phun qua lá cần phải phun tập trung ở mặt dưới lá. Với cây hai lá mầm như cà chua, cam, quýt,… nên phun tập trung mặt dưới lá. Với cây một lá mầm như lúa, bắp thì phun đều cả hai mặt lá. Khi phun thì cũng cần đủ lượng nước để dung dịch phun tiếp xúc đều tán lá.

Trong sử dụng phân bón hữu cơ khuyến cáo khi bón phân hãy đào rãnh và bón vòng theo hình chiếu của tán cây, phân hóa học như NPK bón theo đường rãnh cách gốc 2/3 hình chiếu của tán cây, bởi cây nhận được phân qua hệ thống lông hút của rễ, mà hệ thống lông hút lại tập trung ở gần đầu chóp rễ và tồn tại không quá 24 tiếng do quy luật phát triển của cả hệ thống rễ, bên cạnh đó phân khi bón vào đất phải có quá trình hòa tan, phân ly tạo các ion và bám vào keo đất. Do đó bón phân theo hình chiếu tán, để phân có thời gian hòa tan, rễ có thời gian tìm đến để hấp thu phân.

Tóm lại: 

      Để cây có thể hấp thụ tốt nhất và sử dụng hiệu quả phân bón thì việc bón phân hợp lý, đúng và đủ là việc làm quan trọng và cần thiết giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, khỏe mạnh, từ đó giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Việc sử dụng đúng 04 nguyên tắc trên ngoài việc giảm tối đa chi phí đầu vào cho việc sản xuất hàng nông sản còn làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, và không gây ảnh hưởng đến môi trường.

#phanbon # 4dung #nguyentackhisudungphanbon# phanbonlontrainhanh #phanbonsieulanhuuco #phanbonhumicmaxus #quocgiaxanh

CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP

NHỮNG LƯU Ý BÓN PHÂN KHI CÂY TRỒNG BỊ BỆNH VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY TRỒNG
MỘT SỐ CÂY TRỒNG GIÚP XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ RẤT HIỆU QUẢ
BỆNH ĐỐM PHẤN (SƯƠNG MAI) VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
BỆNH RỆP APHIDS VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BỆNH KHẢM LÁ TRÊN CÂY SẮN
BIỂU HIỆN BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC
BỆNH THỐI RỄ ĐEN TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA
BỆNH HÉO RŨ (HÉO VÀNG) TRÊN CÂY TRỒNG
CÁC BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG
CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN I.P.M (TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP)
BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN NHƯNG XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ BẠN RẤT HIỆU QUẢ
ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG