KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĐU ĐỦ ĐỰC
Cây đu đủ đực là giống cây đu đủ chỉ ra hoa mà không đậu quả. Thường thì được dùng chế biến các món ăn chứa rất nhiều món ăn dinh dưỡng, trị ho, hỗ trợ điều trị ung thư, cải thiện bệnh đường tiêu hoá, ngăn ngừa đau tim và đột quỵ, kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường, giảm cân hiệu quả, cải thiện tiểu rát, tiểu buốc cho người bị sỏi thận,…Còn có tên gọi khác: Phiên qua phụ, phiên mộc, mắc rẩu, mắc váu. Sau đây Công ty Quốc Gia Xanh sẽ lưu ý một vài kỹ thuật và chăm sóc cây Đu đủ đực để cây sinh trưởng phát triển tốt:
Bộ phận làm thuốc: quả, hoa đực, lá, rễ, nhựa- Fructus, semen, Flos masculus, Folium, Radix et Latex caricea Popayea; papain (trong nhựa) và cacpain (alcaloid trong lá).
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ THU HÁI
Trồng bằng hạt: Thu hạt đu đủ ở phần giữa quả đu đủ chín trên cây, chà sát nhẹ và đãi bỏ lần vỏ nhớt ở ngoài rồi phơi trong bóng râm đến khô. Hạt đu đủ có thể bảo quản qua vài năm ở trong lọ nút kín. Một kg hạt khô có khoảng 68.000 hạt. Mỗi ha chỉ cần gieo 6000 – 7000 hạt (~ 100 g). Vấn đề khó trong việc trồng đu đủ là trong việc phân biệt cây đực, cái. Người dân gian lựa hạt đu đủ đực có màu đen nhạt hơn màu hạt cây đu đủ cái, cây đu đủ đực có rễ phụ ít tia hơn rễ phụ của cây cái.
Thời vụ gieo hạt ở miền bắc vào tháng 7, trồng vào tháng 9; ở Đông nam bộ và Tây nguyên, gieo tháng 2 – 3, trồng tháng 4 – 5; ở Tây nam bộ gieo tháng 10 – 11, trồng tháng 12 – tháng 1.
Chuẩn bị cây giống: phải gieo hạt vào bầu, khi cây có 3 – 4 lá thật, chọn cây đều nhau, khỏe mạnh đem trồng.
Thời gian trồng: Có thể trồng đu đủ vụ xuân (tháng 3-4) hay vụ thu (tháng 9-10).
Chọn đất trồng: thoát nước, giữ ẩm tốt, không quá chua và độ pH thích hợp là 6 – 6,5.
Đất trồng phải làm kỹ chuẩn bị trước khi trồng khoảng 15 ngày, rải vôi, cày bừa làm cỏ sạch, tuỳ đất có thể lên luống. Nhưng phải cung cấp đủ lượng nước cho cây phát triển và cây đu đủ đực ra hoa quanh năm.
Đào hố 50 x 50 x 30cm với khoảng cách các cây 2 x 2,2m. Nếu giống cây lùn có thể trồng kích thước hố và khoảng cách gần hơn.
Mỗi hố bón lót 3 – 5 kg phân chuồng hoai mục, 0,5 – 1 kg phân hữu cơ Chim yến + 200gr humic max us, 0,5 kg NPK (20-20-15). Trộn đều phân với đất, đổ xuống hố và vun cao 25 – 30 cm .
Vun gốc cần tưới ngay và giữ ẩm liên tục. Dùng rơm, cỏ khô để phủ gốc giữ ẩm cho cây mới trồng và ngăn cỏ dại. Chủ động trong việc thoát nước, tránh ngập úng khiến cây bị chết hoặc sinh trưởng chậm.
- Bón thúc: Sau khi trồng từ 10 – 15 ngày, bón phân tùy vào thời gian phát triển của cây:
Bón : 40- 50g siêu lân hữu cơ pha trong 16 -20 lít nước phun hoặc tưới đẫm. Định kỳ khoảng 7-10 ngày phun lại. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải bón gốc 1kg humic max us ( chỉ 1-2 lần) + 0,5 kg NPK (20-20-15) bón gốc 1 lần/hố. Khi cây ra hoa mình bón thêm 400- 500gr/hố lượng kali cho cân đối cây.
Khi bón cây phải cách gốc cây khoảng 10cm, sau khi bón phân tưới nước vừa đủ để cây hấp thụ phân. Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá mập mạp là được tránh tình trạng thừa phân. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống.
Lưu ý bón phân: Tuỳ cây lớn hay nhỏ và tuỳ vào đất tốt hay xấu chúng ta có thể tăng hoặc giảm liều bón phân, sao cho phù hợp. Làm cỏ vun gốc trước khi bón phân, tránh tình trạng phân bị cỏ hút chất dinh dưỡng.
Phòng ngừa sâu bệnh
– Sâu hại hầu hết là rệp sáp hại quả và lá non, dùng Bi 58 (0,1 – 0,2 %), Mipxin (0,1 – 0,2 %); nhện đỏ, rệp, rầy, bọ nhẩy, dùng Kenthane (0,3 %) hoặc Decis (0,1 %) để trừ bệnh.
– Bệnh hại thường xuyên có bệnh thối rễ (Phytophthora) do đất quá ẩm, bệnh phấn trắng (Odium caricea), nguy hiểm nhất là bệnh hoa lá ( virus). Bệnh thối cổ rễ có thể phòng bằng cách khơi rãnh thoát nước kịp thời. Bệnh phấn trắng dùng Zineb và các thuốc có lưu huỳnh để phun. Đối với bệnh hoa lá, tốt nhất là nhổ bỏ cây bệnh.
Thu hoạch: Đu đủ sau khi trồng đúng kỹ thuật thì từ 2-3 tháng thì ra hoa. Đu đủ đực ra hoa quang năm và vì thế thời gian thu hoạch hoa quanh năm. Có thể thu lá quanh năm, thu những lá dưới cùng đã tương đối già nhưng vẫn còn màu xanh, cắt thành từng đoạn 3 - 4 cm rồi đem phơi hay sấy khô.
Chúc bà con bội thu! Có thể áp dụng chữa được nhiều bệnh cho bà con.
#phanbon #caydududuc #chongiong #uombau #lamdat #trongvachamsocdudu #phongtrusaubenh #phanbonhumicmaxus #phanbonsieulanhuuco #tuoinuoc #thuhoach #chuybonphan #quocgiaxanh
- Siêu lân Hữu cơ 500g
- Lớn trái nhanh 1 kg
- To củ khoai mì, khoai lang 1kg
- Humic max us 200g
- Lớn trái dưa hấu 500g
CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP
NHỮNG LƯU Ý BÓN PHÂN KHI CÂY TRỒNG BỊ BỆNH VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY TRỒNG
MỘT SỐ CÂY TRỒNG GIÚP XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ RẤT HIỆU QUẢ
BỆNH ĐỐM PHẤN (SƯƠNG MAI) VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
BỆNH RỆP APHIDS VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BỆNH KHẢM LÁ TRÊN CÂY SẮN
BIỂU HIỆN BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC
BỆNH THỐI RỄ ĐEN TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA
BỆNH HÉO RŨ (HÉO VÀNG) TRÊN CÂY TRỒNG
CÁC BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG
CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN I.P.M (TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP)
BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN NHƯNG XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ BẠN RẤT HIỆU QUẢ
ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA
Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.
Tel: 02573 506 678 Hotline: 0843 477 788
Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com
Website: http://phanbonquocgiaviet.com