KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY LÚA

Nhằm giúp bà con canh tác đạt năng suất và chất lượng vượt trội, QUỐC GIA XANH tổng hợp chia sẻ tới bà con kỹ thuật, kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây đạt năng suất.

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY LÚA

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lúa

Cây lúa là cây lương thực chính của nước ta, Việt Nam là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu lúa gạo. Lúa là cây lương thực chính đóng vài trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực của nhiều nước trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Ở nước ta, lúa là cây lương thực có diện tích canh tác lớn nhất.

Vì thế bà con nông dân nên nắm rõ kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lúa là vô cùng quan trọng. Có những biến đổi trong khí hậu, môi trường, thời tiết… đã khiến sâu bệnh ngày càng nhiều, đột biến, kháng thuốc và đó là các nguyên nhân làm giảm năng suất lúa.

 Cây lúa có thể sống trong khoảng nhiệt độ từ 10 - 400C, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất để cây lúa phát triển là trong khoảng 20 - 320C. Nếu nhiệt độ tăng hơn 400C hoặc dưới 150C thì cây sẽ phát triển chậm lại, còn nhiệt độ giảm xuống dưới 120C thì cây sẽ ngừng phát triển.
Cây lúa có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: đất phù sa, đất phèn…. Tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất là phải đảm bảo đủ nguồn nước cho cây.
Cách chia vụ lúa ở nước ta

Do nước ta có sự phân hóa khí hậu từ Bắc vào Nam nên cách chia vụ lúa có sự khác nhau giữa các miền.

+ Đối với các tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Hồng, các tỉnh thuộc phía Bắc thì vụ lúa được chia làm 2 vụ chính: vụ Chiêm Xuân (tháng 10 đến cuối tháng 5); vụ Mùa ( Cuối tháng 5 đến cuối tháng 11).

+ Đối với khu vực Duyên hải Miền Trung thì vụ lúa được chia làm 3 vụ chính: vụ Đông Xuân ( cuối tháng 10 đến tháng 4); vụ Hè Thu ( cuối tháng 4 đến cuối tháng 9); vụ Mùa ( cuối tháng 5 đến tháng 11).

+ Đối với khu vực Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long bao gồm: vụ Mùa ( từ tháng 5,6 đến tháng 11); vụ Đông Xuân ( tháng 11,12 đến tháng 4); vụ Hè Thu ( từ tháng 4 đến tháng 8).

  • Các phương pháp nhân giống lúa

Có hai phương thức chủ yếu để nhân giống lúa: gieo cấy mạ; gieo sạ thẳng.

+ Gieo cấy mạ (tên gọi khác của cây lúa giống) thì bà con có thể gieo mạ thì hạt giống sau khi được xử lý ngâm, ủ thì bà con đem gieo lên các luống mạ đã chẩn bị trước đó. Khi cây mạ phát triển được 4 - 7 lá thì bà con đem mạ ra ruộng để cấy mạ.
 + Gieo sạ thẳng thì bà con sau khi xử lý, ngâm, ủ giống thì bà con gieo thẳng giống xuống ruộng. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện nhưng tỉ lệ thành công không cao bằng phương pháp cấy mạ. Hạt giống gieo thẳng có nguy cơ bị úng nước, chết mầm khiến tỉ lệ thành công thấp.
 Quy trình , kỹ thuật canh tác cây lúa 

Quy trình trồng lúa bao gồm: chọn giống, chuẩn bị đất, gieo sạ, bón phân, nước tưới, thu hoạch.

  1. Chọn giống lúa
    - Giống là yếu tố đầu tiên quyết định đến năng suất và chất lượng của lúa, gạo sau này.
  • Cần chọn các loại giống lúa tốt, sạch bệnh, bông to, giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với mùa vụ điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, có sức đề kháng với sâu bệnh tốt.
  • Sử dụng các loại giống ngắn ngày gieo vụ sớm có thể tránh được sự gây hại một số loại sâu bệnh hại.
  1. Chuẩn bị đất

            Đối với vụ Đông xuân: Dọn sạch cỏ. Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng có trang kèm theo.

            Đối với vụ Hè thu: Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15-20 cm. Phơi ải trong thời gian 1 tháng. Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có công cụ trang phẳng mặt ruộng kèm theo. Sử dụng máy kéo liên hợp với máy phay hoặc bánh lồng và trục bùn.

            Chú ý: Ruộng phải bằng phẳng, có hệ thống thoát nước tốt và không đọng nước.

  1. Gieo sạ: Có hai phương thức chủ yếu để nhân giống lúa: gieo cấy mạ; gieo sạ thẳng.

+ Gieo cấy mạ (tên gọi khác của cây lúa giống) bà con có thể gieo mạ khi hạt giống ngâm, ủ bà con đem gieo lên các luống mạ đã chẩn bị trước đó. Khi cây mạ phát triển được 4 - 7 lá, bà con đem mạ ra ruộng để cấy mạ.
+ Gieo sạ thẳng bà con sau khi xử lý, ngâm, ủ giống, bà con gieo thẳng giống xuống ruộng. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện nhưng tỉ lệ thành công không cao bằng phương pháp cấy mạ. Hạt giống gieo thẳng có nguy cơ bị úng nước, chết mầm khiến tỉ lệ thành công thấp.

  1. Quy trình bón phân Chim yến Quốc Gia xanh cho cây lúa

+Bón lót:
Giai đoạn bón lót 150 – 200 kg/ ha phân hữu cơ Chim yến +  1-2 kg humic max us + 50kg Ure, DAP, NPK (20-20-15) với diện tích 1 ha. Tuỳ theo đất màu mỡ hay đất xấu chúng ta có thể thêm hoặc giảm lượng phân bón lót.

+ Phân bón thúc: 1-2 kg humic max us+ 1-2 kg siêu lân hữu cơ  pha trong 300-700 lít nước phun hoặc tưới đẫm 1 ha. Định kỳ khoảng 10-15 ngày phun lại khoảng 3- 4 lần. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải bón gốc thêm Ure, DAP,NPK (20-20-15) bón gốc khoảng 100-150kg /1 ha chia làm 3 lần bón.

Khi bón phân đợt 4: khi lúa trỗ bông lúa đều sau 10 ngày chúng ta bón thêm 1-2 kg Lớn trái nhanh pha trong 300-700 lít nước phun hoặc tưới đẫm 1 ha. Định kỳ khoảng 7-10 ngày phun lại khoảng 2-3 lần. Bón thêm 30kg NPK (12.12.18 + TE) bón NPK giai đoạn này nên chọn NPK có hàm lượng kali cao để nuôi hạt.

Chú ý : thời gian bón phân:

+ Bón đợt 1:
Sau khi sạ từ 7 – 10 ngày. Chú ý khi bón phải để nước vừa phải không được ngập đầu mầm lúa vì khi bón phân có đóng váng trên mặt có thể làm mầm chậm phát triển hoặc bị chết.
+ Bón đợt 2 :
Từ 18 – 22 ngày sau sạ.
Lưu ý: Sau khi bón phân đợt 2 khi cây giai đoạn 30 – 35 ngày thì tiến hành tháo khô nước để hạn chế những chồi vô hiệu phát triển, để ruộng khô từ 7 – 12 ngày sau đó cho nước vào lại để bón phân đợt 3.
+ Bón phân đợt 3:
Từ 45 - 50 ngày sau sạ là giai đoạn cây lúa đang nuôi chồi.

+ Bón phân đợt 4:
Khi cây lúa được 59 - 62 ngày sau khi sạ để bổ sung dinh dưỡng cho cây nuôi hạt.

5.  Nước tưới
Nước tưới có vai trò rất quan trọng trong quá trình cây lúa phát triển, quyết định năng suất của lúa. Chính vì thế bà con cần cung cấp lượng nước đủ để cây lúa phát triển tốt cho năng suất cao.

Ở giai đoạn cây con:
Trước thời điểm gieo sạ bà con cần phải để mặt ruộng khô nước. Đế lúc lúa mọc mầm ổn định cho đến khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh bà con cần phải giữ mực nước ở mặt ruộng khoảng từ 1 - 3cm.
Ở giai đoạn lúa đẻ nhánh:
       Thông thường sau khi gieo 15 - 20 ngày là cây lúa sẽ bắt đầu đẻ nhánh. Từ lúc này cho tới khi lúa bắt đầu đứng làm đòng thì bà con áp dụng biện pháp tưới nước “ướt - khô xen kẽ”. Tức là để nước vào ruộng khoảng 5cm rồi để  nước tự cạn cho tới khi mặt ruộng nứt nhẹ thì bà con cho nước vào lại. Tiếp tục để ruộng tự khô nứt trở lại. Cứ như thế trong suốt quá trình cây lúa đẻ nhánh.
       Thời kỳ cây lúa đứng cái làm đòng, trổ bông, chín sữa: đây là thời kỳ rất quan trọng nên bà con cần lưu ý cung cấp đủ nước cho cây ở thời kỳ nay, đặc biệt trong thời kỳ này bà con không được để ruộng khô nước. Nên duy trì mực nước ruộng khoảng 5cm.
      Thời kỳ lúa chín, thu hoạch: trước khi thu hoạch khoảng 10 - 12 ngày  bà con nên tháo cạn nước trong ruộng để việc thu hoạch của bà con thuận lợi hơn.
Bà con cũng cần lưu ý khi nhiệt độ thời tiết dưới 200C thì bà con không nên để ruộng cạn nước mà nên để nước trong ruộng khoảng 3 - 5cm để giữ ẩm cho cây.
      Trong giai đoạn lúa đẻ nhánh bà con tưới nước ướt - khô xen kẽ thì nên kết hợp  với việc bón phân để cây lúa có thể phát triển cân đối, ổn định.

6.Thu hoạch

            Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào lúc sau trổ 28-32 ngày hoặc khi thấy 85-90% số hạt trên bông đã chín vàng. Nếu cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ hao hụt.

            Nên sử dụng máy gặt dải hàng để cắt lúa.

            Sau khi cắt tiến hành tuốt ngay, không nên phơi lâu trên ruộng.

Kết luận:Trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cây lúa cần có một chế độ chăm sóc về bón phân, nước tưới, cỏ dại, phòng trừ sâu bệnh khác nhau. Nên để canh tác lúa đạt năng suất cao thì cần áp dụng nhiều biện pháp với nhau, phù hợp với từng thời kỳ từng giai đoạn là rất cần thiết.


#phanbon #luuybonphan #kythuattrongcaylua #kythuatchamsoccaylua #caylua #gieosa #thuhoach #tuoinuoc #quocgiaxanh

CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP

NHỮNG LƯU Ý BÓN PHÂN KHI CÂY TRỒNG BỊ BỆNH VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY TRỒNG
MỘT SỐ CÂY TRỒNG GIÚP XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ RẤT HIỆU QUẢ
BỆNH ĐỐM PHẤN (SƯƠNG MAI) VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
BỆNH RỆP APHIDS VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BỆNH KHẢM LÁ TRÊN CÂY SẮN
BIỂU HIỆN BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC
BỆNH THỐI RỄ ĐEN TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA
BỆNH HÉO RŨ (HÉO VÀNG) TRÊN CÂY TRỒNG
CÁC BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG
CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN I.P.M (TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP)
BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN NHƯNG XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ BẠN RẤT HIỆU QUẢ
ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA

Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.

Tel:   02573 506 678            Hotline: 0843 477 788

Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com

Website: http://phanbonquocgiaviet.com