QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU NGỰ AN TOÀN VÀ NĂNG SUẤT
Đậu ngự có tên khoa học là Phaseolus (P.vulgaris, P.lunatus) thuộc họ đậu (Legumineuse). Đậu ngự trồng được ở nhiều tỉnh thành nước ta. Cây leo, có thể sống 2 năm hay nhiều năm. Hạt non có thể ăn xào, nấu chè. Hạt già có thể dùng để hầm với thịt gà, chân giò, hoặc rang để làm đồ ăn vặt. Lá dùng làm thức ăn chăn nuôi
Kích thước hạt to khoảng bằng đầu ngón tay của người trưởng thành, hạt bầu tròn, vỏ hạt có màu đỏ và trắng đan xen. .Theo nghiên cứu, hạt đậu ngự có chứa rất nhiều dinh dưỡng và cực kỳ tốt cho sức khỏe con người. Gốc đậu này là ở vùng giãy núi Andes ở Nam Mỹ. Một số đặc tính tốt của hạt đầu này có thể kể đến như : giảm cảm giác thèm ăn, thích hợp cho người muốn giảm cân; đồng thời kích thích vị giác giúp ăn ngon hơn đậu mèo (Mucuna utilis). Chúng là thực phẩm giàu đạm, ít béo, nhiều chất xơ, tốt cho hệ tim mạch. Ngoài ra, đậu ngự còn có nhiều vitamin nhóm B, sắt, potasium và calories. Vitamin B trong đậu ngự cần thiết cho các chức năng của não. Đậu ngự còn giàu inositol, một chất giúp cải thiện triệu chứng suy giảm trí nhớ.
Kỹ thuật trồng:
-Thời vụ: gieo hạt từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 7.
– Làm đất và trồng: Đậu ngự có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Kỹ thuật làm đất gieo hạt cũng tương tự như đối với các loại đậu đỗ khác sau khi làm đất kỹ, lên luống cao 30 cm, rộng 60 cm, rãnh rộng 30 cm. Trên luống trồng 1 hàng, các cây cách nhau 30-40 cm. Đậu ngự thường được trồng thuần. Đậu ngự có khả năng tạo các nốt sần trên rễ, cho nên có thể góp phần cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu của đất. Đậu ngự cũng có thể trồng trên sân thượng trong thùng xốp hoặc can nhựa tái chế.
– Chăm sóc: Thời gian đầu đậu ngự sinh trưởng chậm, vì vậy cần được làm kĩ trong thời kỳ cây con. . .
Khi cây sinh trưởng được 5 – 6 tuần, cần làm cọc đỡ cho đậu ngự leo. Có thế cắm cộc bằng tre, nứa, mò ò, lele…,tàu dừa, thân cây đay. Có nơi thường cho đậu ngự leo lên thân cây ngô trồng xen, hoặc cây ngô trồng vụ trước đối với đậu ngự trồng để lấy quả, cọc phải cao 2-3 m. tường rào thép gai, b40…
-Lượng phân bón
Tuỳ điều kiện cụ thể có thể bón 10 – 15 tấn phân chuồng hoai 100 kg NPK 16-16-8 + 1 tấn vôi bột + 15-20 kg tricoderma. cho 1ha.
+ Bón lót: Toàn bộ phân trên trước khi lên luống
+ Bón thúc
- Bón thúc lần 1: Sau trồng 7-10 ngày pha 2-3 kg Siêu lân hữu cơ với 400-500 lít nước tưới dạng phun mưa ướt đều cây cho 1 ha.
- Bón thúc lần 2: Sau trồng 15 -20 ngày pha 4-5 kg Siêu lân hữu cơ với 500-600 lít nước tưới dạng phun mưa ướt đều cây cho 1 ha.
- Bón thúc lần 3: Sau trồng 25 -30 ngày pha 6-8kg Siêu lân hữu cơ + 4-6 kg Lớn trái Hữu cơ hoặc Lớn trái dưa hấu + 1 lít Canxi bo với 600-800 lít nước tưới dạng phun mưa ướt đều cây cho 1 ha. Giúp cây kích thích mầm hoa, ra hoa đậu trái và nuôi trái
Giới thiệu phân bón Siêu lân tại đây
Giới thiệu phân bón Lớn trái dưa hấu tại đây
Lưu ý:
- Nếu trồng đậu ngự để lấycủ thì tiến hành bón thúc lần 4 ngay sau khi vừa cắt ngọn, chồi hoa.
- Nên bón thúc hoàn toàn bằng phân bón tưới qua lá vào buổi chiều và rử lại bằng nước sạch vào sáng hôm sau.
Cây đậu ngự phát triển rất nhanh sau khi nẩy mầm có thể đạt độ cao 20cm trong vài tuần nên làm cỏ xới xáo và vun cần tiến hành sớm. Khi cây cao 50cm phải làm giàn ngay để cây leo bám và phát triển tốt. – Tưới nước
Nước là khâu rất quan trọng trong trồng và thâm canh cây đậu ngự, đặc biệt là trồng các giống ngắn ngày. Nguyên tắc tưới cho cây đậu ngự là đất ẩm nhưng không mất độ thoáng, xốp của đất. Vào mùa mưa chú ý tháo nước không để ruộng ngập, đọng nước sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phải triển của cây. Ở những vùng có sương muối phải che chống cho cây. Khi phát hiện sương mối phải tưới ngay bằng dạng phum mưa rủa sửng muối lúc 4-5h sáng.
Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM
1. Biện pháp canh tác kỹ thuật: Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, cắt tỉa các lá già vàng úa tiêu hủy, thực hiện tốt chế độ luân canh trồng cây Bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ sinh học, vi sinh. Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe)
– Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh. Thực hiện ghi chép nhật ký đồng ruộng.
2. Biện pháp sinh học: Không sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đuôi kìm…Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh
3. Biện pháp vật lý: Nhổ bỏ, gom và tiêu huỷ sớm các cây bị nhiễm bệnh, sử dụng bẫy màu vàng, dẫn dụ côn trùng. Có thể sử dụng lưới ruồi cao từ 1,5-1,8m che chắn xung quanh vườn hạn chế ruồi đục lá, sâu, côn trùng gây hại bay từ vườn khác sang.
4. Biện pháp hóa học: phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc), Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và theo yêu cầu sau:
+ Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau.
+ Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc).
Thu hoặc:
Nếu dùng đẻ xào nấu thì thu hoạch khi trái còn non.
Nếu dùng để nấu chè, xôi thì thu hoặch khi trái vừa bánh tẻ
Néu dùng để hầm với chân giò hoặc gà thì nên thu trái già.
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG BẮP CẢI TÍM AN TOÀN NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MƯỚP HƯƠNG CHO NĂNG SUẤT CAO AN TOÀN
QUY TRÌNH CANH TÁC ĐẬU CÔ VE NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU PHỘNG (LẠC)
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MƯỚP CHO NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÀ TÍM NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU NGÓT HIỆU QUẢ
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU XANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CẢI BẸ XANH CHO NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC XÀ LÁCH
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU BẮP CHO NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG BÍ XANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MĂNG TÂY CHO NĂNG SUẤT CAO AN TOÀN
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CẢI THẢO CHO NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG SÚP LƠ CHO NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY KHỔ QUA ĐẶT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY BẮP CẢI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CỦ CẢI TRẮNG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY ỚT NGỌT ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RAU HÚNG LỦI CHO NĂNG SUẤT THU HOẠCH QUANH NĂM
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG TẦN Ô (CẢI CÚC) AN TOÀN NĂNG SUẤT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU MỒNG TƠI THEO TIÊU CHUẨN AN TOÀN NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU ĐŨA NĂNG SUẤT CAO AN TOÀN
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU RỒNG NĂNG SUẤT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU MUỐNG
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SU HÀO ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CẢI BÓ XÔI NĂNG SUẤT AN TOÀN
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU CẦN NƯỚC
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY HÚNG QUẾ
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH RAU THỦY CANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY BÍ ĐỎ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY SU SU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY TỎI TA ĐẠT NĂNG SUẤT
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CÀ PHÁO ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
KỸ THUẬT TRỒNG HÀNH TÍM ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CÀ CHUA ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY ỚT ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY DƯA LEO ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CHĂM SÓC ĐẬU TƯƠNG
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CÁCH TRỒNG CÂY CỦ KIỆU NĂNG SUẤT CAO
Nguồn: Tổng hợp
#nongnghiepbenvung #quocgiaxanh #kythuattrongcaydaungu #cachtrongcaydaungu #trongdaungu #caydaungu #caydaungudo #cachtrongdaungu