QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU XANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

Nhằm giúp bà con canh tác cây đậu xanh bền vững đạt năng suất và chất lượng vượt trội, QUỐC GIA XANH tổng hợp chia sẻ tới bà con kỹ thuật, kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây đạt năng suất

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU XANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

1. Đất trồng và giống

1.1 Đất trồng

Đậu xanh được trồng khắp cả nước tập trung nhiều ở Tây nguyên và Miền đông, Miền tây nước ta. Miền bắc và Miền trung trồng rải rác không tập trung và diện tích trồng không nhiều.

Đậu xanh trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như đất cát pha, đất thịt, đất sỏi cơm, hay đất có tầng canh tác mỏng ở các vùng đồi dốc. Thích hợp nhất là loại đất thịt nhẹ, đất phù sa, đất giàu dinh dưỡng, có hàm lượng hữu cơ cao, tơi xốp, chủ động được việc tưới tiêu, đủ ẩm, độ pH từ 5 – 7. Thích hợp luân canh trên đất đã canh tác lúa, tuy nhiên không nên trồng đậu xanh trên những chân đất thấp, bị ngập úng, nhiễm phèn, nhiễm mặn, đất có độ pH thấp dưới 5.

1.2 Giống đậu xanh

Sử dụng các giống đậu xanh phổ biến như V94-208; HL89-E3; HLĐX6; HLĐX7; HLĐX10. Chất lượng hạt giống phải đạt theo tiêu chuẩn của Bộ NN và PTNT.

2. Kỹ thuật trồng

Áp dụng tiêu chuẩn 4 tốt: ruộng tốt, cây tốt, trái tốt và hạt tốt.

2.1 Thời vụ

• – Vụ Đông Xuân (Vụ 1): Gieo giữa tháng 11 đến đầu tháng 12 Dương lịch, thu hoạch từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2. Thường canh tác trên các vùng đất bãi bồi, đất líp, gò cao, đất phù sa chân ruộng lúa đã rút nước.

• – Vụ Xuân Hè (Vụ 2): Đây là vụ chính, gieo từ đầu tháng 2 đến giữa tháng 3 khi thu hoạch xong lúa Đông Xuân sớm, thu hoạch vào tháng 4 – 5. Khuyến cáo sử dụng cho tất cả vùng trồng của các tỉnh ĐBSCL, ở những vùng đất không nhiễm phèn mặn.

• – Vụ Hè Thu (Vụ 3): gieo hạt từ tháng 4 – 5,khi thu hoạch xong lúa Đông Xuân muộn hoặc Xuân Hè sớm để kịp thu hoạch sản phẩm trước khi mùa mưa đến. Khuyến cáo sử dụng cho các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang), các vùng có đê bao của tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Cần Thơ.

2.2 Làm đất

Tuỳ theo từng địa hình để có cách làm đất khác nhau theo tập quán mỗi nơi miễn sao đất cày tơi xốp sạch cỏ dại. Và bón lót phân bón theo hướng dẫn

2.3 Gieo trồng

Trước khi gieo trồng phải thử tỷ lệ nảy mầm để xác định lượng giống gieo, hạn chế tỉa dặm, thông thường đối với đậu xanh, tối thiểu phải đạt tỷ lệ nãy mầm 90%.

• – Gieo sạ: Sau khi chuẩn bị đồng ruộng như đã nêu ở phần trên, tiến hành sạ hạt, lượng giống từ 25 – 30 kg/ha, Tưới nước ẩm đất .

• – Gieo theo hàng: lượng giống gieo 20 – 30 kg/ha, khoảng cách gieo 40x20cmx3cây/hốc, mật độ 375 ngàn cây/ha hoặc 50cm x 15 cm x 3cây/hốc mật độ 400 ngàn cây/ha.

2.4 Dặm hạt và tỉa cây

Sua khi gieo từ 3-5 ngày cây bắt đầu mọc cần phải sớm dặm hạt ở những hốc không có cây mọc để đạt mật độ, có thể ngâm hạt từ 4 – 6 giờ trước khi gieo để tranh thủ thời gian mọc mầm của. Từ 10 – 12 ngày sau khi gieo tiến hành tỉa bỏ những cây lẫn, cây bị bệnh, cây xấu, chừa 3 cây/hốc

3 Phân bón và cách bón phân

+ Phân vô cơ (1ha)

• Urea 100 kg + Lân 300 kg + kali 100 kg ( hoặc 200 kg NPK 20-20-15)

• Vôi 500-1000 kg

• Phân bón lá Siêu lân hữu cơ 10 kg. Lớn trái nhanh 10 kg , phun 3 đợt,

+ Phân hữu cơ

• Phân chuồng hoai từ 5 – 10 tấn/ha hoặc Phân Hữu cơ sinh học 500-1000 kg/ ha cho đậu xanh

– Bón lót: Trước khi gieo hạt, toàn bộ vôi + Phân chuồng hoai mục + NPK + Vôi. Trước khi lên luống hoặc trước khi sạ

• – Bón thúc lần 1: 10 – 12 ngày sau mọc, ½ N + ½ K2O, bón rãi đều trên ruộng, kết hợp làm cỏ.

• – Bón thúc lần 2: 20 – 25 ngày sau mọc, ½ N + ½ K2O còn lại, bón rãi đều trên ruộng, kết hợp làm cỏ.

+ Phân bón lá (Dùng để bón thúc)

– Lần 1 khi cây được 7-10 ngày tuổi pha 2 kg Siêu lân hữu cơ với 500 lít nước tưới dạng phun mưa hoăc phun đều cho 1 ha.

– Lần 2 khi cây được 18-22 ngày tuổi pha 3kg Siêu lân hữu cơ với 600 lít nước tưới dạng phun mưa hoăc phun đều cho 1 ha.

– Lần 3 khi cây được 28-32 ngày tuổi pha 5 kg Siêu lân hữu cơ + 5kg Lớn trái dưa hấu với 800-1000 lít nước tưới dạng phun mưa hoăc phun đều cho 1 ha. Để phân hóa mầm hoa tạo tán và ra hoa đậu trái

– Lần 4 sau khi đậu trái 3-5 ngày thì pha 5kg lớn trái nhanh với 800 lít nước tưới phun mua cho 1 ha đẻ nuôi trái lướn nhanh, vào hạt nặng ký

Giới thiệu phân bón Siêu lân tại đây

Giới thiệu phân bón Lớn trái dưa hấu tại đây

4 Làm cỏ

+ Làm cỏ: Phải bảo đảm ruộng luôn sạch cỏ, tránh tranh chấp dinh dưỡng với cây trồng.

Cần bảo đảm ruộng sạch cỏ trước khi cây ra hoa (28 – 32 ngày tuổi) để chuẩn bị cho cây khép tán, khi cây ra hoa và khép tán không nên làm cỏ vì sẽ dể gây rụng hoa, giảm tỷ lệ đậu trái và tổn thương cây.

5 Tưới và tiêu nước

Thông thường tưới từ 5 – 7 ngày/lần, và tưới từ 5 – 6 lần/chu kỳ sinh trưởng, không để cây thiếu nước trong thời kỳ chuẩn bị ra hoa và ra quả tập trung (25 – 35 ngày). Có thể tưới thấm, tưới tràn với điều kiện có lên liếp, không nên tưới tràn đối với những ruộng nhiễm phèn, không lên liếp.

Chủ động bố trí các mương, rãnh thoát nước trong mùa mưa trên những khu đất thấp để tiêu thoát nước kịp thời khi gặp những cơn mưa lớn kéo dài.

6 Phòng trừ sâu bệnh

Đậu xanh cũng như các cây trồng khác có nhiều loại sâu bệnh gây hại, thường có những loại sâu bệnh gây hại nên cô bác chú ý phòng trừ sau bệnh hại.

7 Thu hoạch và bảo quản

Thu hoạch lúc nắng ráo, thu đợt 1 khi có tỷ lệ trái chín 70 – 80%, nên thu tập trung để tiện chăm sóc, sau khi thu đợt 1 có thể phun phân bón lá và các chế phẩm kích thích ra hoa để giữ được bộ lá xanh lâu và tăng cường tỷ lệ đậu quả cho đợt thu sau. Trong mùa nắng có thể để trái chín hoàn toàn thu cùng một đợt nhưng không được để tách hạt ngoài đồng.

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG BẮP CẢI TÍM AN TOÀN NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MƯỚP HƯƠNG CHO NĂNG SUẤT CAO AN TOÀN

QUY TRÌNH CANH TÁC ĐẬU CÔ VE NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU PHỘNG (LẠC)

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MƯỚP CHO NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÀ TÍM NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU NGÓT HIỆU QUẢ

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU XANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CẢI BẸ XANH CHO NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC XÀ LÁCH

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU BẮP CHO NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG BÍ XANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MĂNG TÂY CHO NĂNG SUẤT CAO AN TOÀN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CẢI THẢO CHO NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG SÚP LƠ CHO NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY KHỔ QUA ĐẶT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY BẮP CẢI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY RAU

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CỦ CẢI TRẮNG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY ỚT NGỌT ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RAU HÚNG LỦI CHO NĂNG SUẤT THU HOẠCH QUANH NĂM

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG TẦN Ô (CẢI CÚC) AN TOÀN NĂNG SUẤT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU NGỰ AN TOÀN VÀ NĂNG SUẤT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU MỒNG TƠI THEO TIÊU CHUẨN AN TOÀN NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU ĐŨA NĂNG SUẤT CAO AN TOÀN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU RỒNG NĂNG SUẤT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU MUỐNG

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SU HÀO ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CẢI BÓ XÔI NĂNG SUẤT AN TOÀN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU CẦN NƯỚC

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY HÚNG QUẾ

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH RAU THỦY CANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY BÍ ĐỎ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY SU SU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY TỎI TA ĐẠT NĂNG SUẤT

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CÀ PHÁO ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

KỸ THUẬT TRỒNG HÀNH TÍM ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CÀ CHUA ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY ỚT ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY DƯA LEO ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CHĂM SÓC ĐẬU TƯƠNG

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CÁCH TRỒNG CÂY CỦ KIỆU NĂNG SUẤT CAO