QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MƯỚP HƯƠNG CHO NĂNG SUẤT CAO AN TOÀN

Nhằm giúp bà con canh tác cây Mướp hương bền vững đạt năng suất và chất lượng vượt trội, QUỐC GIA XANH tổng hợp chia sẻ tới bà con kỹ thuật, kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây đạt năng

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MƯỚP HƯƠNG CHO NĂNG SUẤT CAO AN TOÀN

Áp dụng cho cả nhà vườn và vườn phố hoặc thùng xốp.

Cách trồng mướp sai quả là điều mỗi gia đình nhà nông đều mong muốn. Để trồng mướp ra nhiều trái, bạn nên tuân thủ những kỹ thuật trồng mướp cơ bản. Hãy tham khảo những kỹ thuật về cách trồng mướp cơ bản tại nhà trong thùng xốp hay trên đất canh tác mà chúng tôi tổng họp qua bài viết này để cây mướp ra nhiều quả nhé.

Mướp là một loại cây thảo dạng dây leo, được trồng để lấy quả xanh. Với nhiều chất dinh dưỡng và công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe, mướp được nhiều người lựa chọn trong bữa ăn gia đình. Là loại quả dễ trồng nên bạn có thể dành một góc vườn hay ban công để tự trồng mướp cho gia đình mình.

Thời vụ trồng mướp hương: Ở miền Nam có 2 vụ chính mướp hương chính là Đông Xuân và Xuân Hè. Ở miền Bắc vụ chính từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.

Với vị ngọt, tính bình, mướp giúp thanh nhiệt giải độc hiệu quả.

Phương pháp gieo trồng cây mướp cho năng suất cao

Đặc tính của cây mướp

Mướp là một loài dây leo, có kỹ thuật trồng cây rất đơn giản và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam. Thân cây có góc cạnh, màu lục nhạt. Lá to, đường kính từ 15 – 30 cm. Hoa có màu vàng. Hoa đực mọc thành chùm, hoa cái mọc đơn độc. Quả thường có chiều dài 25 cm đến 100 cm. Mặt ngoài vỏ quả màu lục nhạt, trên có những đường gân xanh, chạy dọc theo chiều dài quả.

Khi quả chín, quả chỉ còn lại khối xơ cứng, dai, không bị nước làm mục hỏng. Khi ngâm vào nước xơ sẽ phồng lên và mềm, có thể dùng cọ tắm, rửa bát. Quả mướp ta không có mùi thơm như quả mướp hương. Mướp ta cho quả to, vỏ màu xanh xẫm. Mướp thường được trồng vào mùa xuân. Nông dân thường trồng để lấy quả ăn, nấu canh hay xào. Quả già dùng làm xơ mướp để rửa bát. Ngoài ra, mướp còn được dùng làm thuốc.

Quy trình gieo trồng

Ngâm hạt giống mướp hương trong nước pha theo tỉ lệ 2 sôi, 3 lạnh, trong vòng từ 4 – 6 tiếng. Sau khi ngâm xong thì vớt ra, rửa sạch sau đó đem gieo trồng. Có thể ủ đến khi nứt hặc không cần ủ.

Chuẩn bị đất trồng cây mướp hương, phải có độ tơi xốp và thoát nước tốt. Bón phân lót

Gieo hạt mướp hương xuống đất với độ sâu khoảng 1cm rồi lấp đất. Tùy vào kích thước chậu trồng cây mà để cho số lượng hạt cho phù hợp. Với chậu có kích thước 20cm thì gieo khoảng 2 hạt/chậu. Lưu ý chọn ngày nắng ấm để gieo hạt như vậy hạt sẽ chóng nảy mầm.

Kỹ thuật trồng cây

Người dân cần làm đất kỹ, lên luống rộng 2m – 2,5m, bón lót 18 – 20 tấn phân chuồng hoa mục hoặc 3-5 tấn phân hữu cơ Sinh Học, 120kg lân và 30kg kali/ha. Sau đó, người trồng phải rạch hàng trên luống (mỗi luống chỉ trồng 1 hàng) rồi tra hạt, cách 30cm tra một khóm 2 – 3 hạt, về sau tỉa đi để lại một khóm 2 cây, giữ với mật độ 5.000 – 8.000 cây/ha.

Việc tỉa cây, bón thúc, xới vun cần được thực hiện cho đến lúc mướp leo kín giàn khoảng 2 tháng. Nếu chỉ bón thúc cho mướp khi cây sinh trưởng xấu, kém vì mướp rất hay bị lốp phân, tức là chỉ leo kín giàn mà không cho quả.

Sau đó, cứ 20 ngày người chăm cây lại bón thúc cho cây một lần nhằm vào giữa hai kỳ hoa tạo điều kiện cho cây có sức ra được nhiều hoa quả. Khi mướp mọc được 2 – 3 lá thật, người trồng phải chuẩn bị làm giàn cho mướp. Cây cao 20cm cần được cắm mỗi hốc 1 cây dóc,/ tre/ nứa/ mòo/ tàu dừa… để mướp leo lên giàn. Giàn mướp nên được làm kiểu mái bằng. Hệ thống giàn cần được làm vững chắc, giàn cao 2 m, bắt dây bò đều trên giàn. Khi mướp đã lên giàn, người dân nên tỉa bỏ hết lá ở gốc cho thoáng.

Trường hợp mướp bị lốp lá xanh đen, ít quả do thừa đạm, người trồng cần lấy mũi dao sạch rạch đôi đoạn thân cách mặt đất 1m, cuốc lật đất sâu 20cm, cách gốc 1m, bón Bón phân Siêu lớn trái + canxi bo qua lá và đổ gốc, mướp sẽ bị chột và sai hoa, nhiều quả sau khi xử lý 20 – 30 ngày.

Từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch từ 60 – 80 ngày, thời gian thu hoạch có thể kéo dài cho đến tháng 9. Năng suất trung bình của mướp có thể cho từ 40 – 60 tấn/ha. Quả để giống phải là quả to, không sâu bệnh, từ quả thứ 2 – 3 trở lên, người trồng để quả già trên cây như bầu, phơi thêm rồi lưu trữ hạt cho vụ sau.

Chế độ chăm sóc

Chế độ tưới nước: dẫn nước vào mương tưới thấm, mướp rất sợ úng nước, mương tưới bị đọng nước lâu quá 10 giờ phải khai thông thoát nước. Do đó đất cần phải được thoát nước tốt. Tưới nước đều đặn theo chu kỳ, tùy theo độ bốc thoát hơi nước, độ ẩm của đất.

Làm cỏ dưới mương tưới: có thể làm cỏ bằng tay vì ruộng mướp phú kí lá rất ít cỏ. Không dùng thuốc trừ cỏ cho ruộng mướp

– Phân bón: Lượng phân đề nghị bón cho Mướp Hương1 ha/vụ

Phân chuồng: 30-40 m3; Vôi: 800-1.000 kg; Phân hữu cơ sinh học: 1.000 kg. trường hợp không có phân chuồng thì thay thế 3-5 tấn phân hữu cơ Sinh học.

Phân vô cơ NPK 15-15-15: 500 kg;

Phân bón lá: Siêu lân hữu cơ 15 kg gam, Lớn trái nhanh 10 kg Canxi bo 2-3 lít

Bón lót trước khi lên luống trồng toàn bộ 100% phân chuồng + hoặc phân hữu cơ + NPK

  • Bón thúc lần 1 khi cây được 7-10 ngày tuổi pha 2 lít Siêu lân hữu cơ với 400 lít nước sạch tưới phun cho 1ha.
  • Bón thúc lần 2 khi cây được 20 -25 ngày tuổi pha 3 lít Siêu lân hữu cơ với 500 lít nước sạch tưới phun cho 1ha Leo dàn tỉa nhánh
  • Bón thúc lần 3 khi cây được 30-35 ngày tuổi pha 4 lít Siêu lân hữu cơ với 600 lít nước sạch tưới phun cho 1ha. Phân cành cho phủ đều giàn
  • Bón thúc lần 4 khi cây được 40-45 ngày tuổi giai đoạn này đang phân hóa mầm hoa nên cần lượng dinh dưỡng để kích thích ra hoa nhiều, đầu trái cao, pha 5 lít Siêu lân hữu cơ + 3 kg lớn trái nhanh + 1 lít canxi bo với 700-800 lít nước sạch tưới phun cho 1ha.
  • Bón thúc lần 5 khi cây được 55-60 ngày tuổi sau khi kích lứa 1 cần kích lứa 2 pha 3 lít Siêu lân hữu cơ + 3 kg Lớn trái dưa hấu + 1 lít canxi bo với 700-800lít nước sạch tưới phun cho 1ha.

Lưu ý nên phun phân bón lá vào buổi chiều và sáng hôm sau phun rửa lại bằng nước sạch

Giới thiệu phân bón Siêu lân tại đây

Giới thiệu phân bón Lớn trái dưa hấu tại đây

Phòng trừ sâu bệnh

Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM

1. Biện pháp canh tác kỹ thuật: Vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa các lá già vàng úa tiêu hủy, luân canh cây trồng khác họ. Chọn giống khỏe, sức đề kháng sâu bệnh tốt. giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây.

Thực hiện ghi chép nhật ký đồng ruộng.

Bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ.

Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh

2. Biện pháp sinh học: Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đuôi kìm… Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh

3. Biện pháp vật lý: Sử dụng bẫy màu vàng, bôi các chất bám dính: dùng nhựa thông (Colophan) nấu trộn với nhớt xe theo tỉ lệ 4/6,  bẫy Pheromone dẫn dụ côn trùn ra xa vườn. Bên trong vườn dùng chất xua đuổi như long não để đuổi côn trùng

Có thể sử dụng lưới ruồi cao từ 1,5 -1,8 m che chắn xung quanh vườn hạn chế ruồi đục lá, sâu, côn trùng gây hại bay từ vườn khác sang

4. Biện pháp hóa học: Khi sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc) và nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng, phun khi bệnh chớm xuất hiện

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật  khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau:

Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng

Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người

Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc)

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG BẮP CẢI TÍM AN TOÀN NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH CANH TÁC ĐẬU CÔ VE NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU PHỘNG (LẠC)

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MƯỚP CHO NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÀ TÍM NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU NGÓT HIỆU QUẢ

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU XANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CẢI BẸ XANH CHO NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC XÀ LÁCH

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU BẮP CHO NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG BÍ XANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MĂNG TÂY CHO NĂNG SUẤT CAO AN TOÀN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CẢI THẢO CHO NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG SÚP LƠ CHO NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY KHỔ QUA ĐẶT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY BẮP CẢI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY RAU

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CỦ CẢI TRẮNG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY ỚT NGỌT ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RAU HÚNG LỦI CHO NĂNG SUẤT THU HOẠCH QUANH NĂM

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG TẦN Ô (CẢI CÚC) AN TOÀN NĂNG SUẤT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU NGỰ AN TOÀN VÀ NĂNG SUẤT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU MỒNG TƠI THEO TIÊU CHUẨN AN TOÀN NĂNG SUẤT CAOQUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU ĐŨA NĂNG SUẤT CAO AN TOÀN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU RỒNG NĂNG SUẤT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU MUỐNG

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SU HÀO ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CẢI BÓ XÔI NĂNG SUẤT AN TOÀN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU CẦN NƯỚC

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY HÚNG QUẾ

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH RAU THỦY CANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY BÍ ĐỎ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY SU SU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY TỎI TA ĐẠT NĂNG SUẤT

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CÀ PHÁO ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

KỸ THUẬT TRỒNG HÀNH TÍM ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CÀ CHUA ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY ỚT ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY DƯA LEO ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CHĂM SÓC ĐẬU TƯƠNG

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CÁCH TRỒNG CÂY CỦ KIỆU NĂNG SUẤT CAO

Nguồn: Tổng hợp

#nongnghiepbenvung #quocgiaxanh #trongcaymuophuongtrongchau #cachtrongcaymuophuongtainha #cachtrongcaymuophuongtrongthungxop #cachtrongcaymuophuongtrongchau #quytrinhkythuattrongcaymuophuong #trongcaymuop #trongvachamsoccaymuop #cachtrongcaymuophuong #kythuattrongcaymuophuong #caymuophuong #cachtrongvachamsoccaymuophuong #cachchamsoccaymuophuong #chamsoccaymuophuong #kythuattrongcaymuop #caymuopcon