QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MĂNG TÂY CHO NĂNG SUẤT CAO AN TOÀN

Nhằm giúp bà con canh tác cây măng tây theo phương pháp bền vững đạt năng suất và chất lượng vượt trội, QUỐC GIA XANH tổng hợp chia sẻ tới bà con kỹ thuật, kinh nghiệm trồng và chăm sóc đạt năng suất

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MĂNG TÂY CHO NĂNG SUẤT CAO AN TOÀN

Măng tây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong măng tây có chứa nhiều chất đạm, chất xơ, chất khoáng, canxi… và nhiều loại vitamin như vitamin A, C, B6, B2, B1…

Trong những năm qua, măng tây là cây đem lại thu nhập và có giá trị kinh tế rất cao, đang được ưa chuộng trên thị trường. Măng tây trồng được cả ở vùng đồng bằng và miền núi. Ở độ cao 600-900m so với mực nước biển măng cho năng suất cao hơn. Hiện nay, măng tây được trồng tại nhiều vùng trong cả nước: Đông Anh (Hà Nội); Kiến An (Hải Phòng), (Lâm Đồng), Ninh Thuận, Đắk lắk, Kon Tum, Củ Chi (Tp.HCM)…

Chúng tôi xin giới thiệu quy trình kỹ thuật trồng măng tây để bà con tham khảo áp dụng.

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển

Măng tây thuộc dạng cây trồng lâu năm, dạng bụi, thân thảo. Cây có hoa đơn tính màu vàng, quả màu đỏ vỏ hạt cứng, nhiệt độ thích hợp cho cây măng phát triển từ 15-30oC, tuổi thọ 25-30 năm

Thế giới có nhiều giống măng tây khác nhau như: Măng tây tím, măng tây trắng và măng tây xanh.

Măng tây là cây ưa sáng, rất mẫn cảm với đất trồng. Đất trồng măng tây phải có độ phì cao, tơi xốp, giàu mùn và độ pH từ 6-7 là tốt nhất.  Sau 2-3 tháng ươm giống và 4-6 tháng trồng thì cây bắt đầu cho thu hoạch, năng suất trung bình 8-20kg/1.000m2/ngày (năng suất sẽ tăng dần theo thời gian), thời gian cho thu hoạch khoảng 8 tháng/năm.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Cách ươm giống: Cần khoảng 500g hạt giống để gieo ươm đủ trồng cho 1 ha với mật độ khoảng 18.000 – 20.000 cây/ha. Ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 52°C (2 sôi,3 lạnh) trong 12 giờ, vớt ra đem ủ trong vải sạch cho nứt nanh rồi đem gieo vào bầu ni lông kích thước 12 x 7cm có chứa đất sạch, phân hữu cơ và 1 ít tro bếp. Mỗi bầu gieo 1 hạt, hàng ngày tưới vừa đủ ẩm, chăm sóc cho cây sinh trưởng và phát triển tốt cho đến khi đủ tiêu chuẩn thì đem trồng (khi trồngcây đạt độ cao 25-30cm sau khoảng 2.5- 3 tháng gieo ươm, có 1-2 nhánh khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, bộ rễ có đủ ít nhất từ 9 cọng rễ trở lên).

Chọn, làm đất trồng: Măng tây phù hợp các loại đất đỏ bazan, đất phù sa, đất xám, đất pha cát, đất tơi xốp, giàu chất hữu cơ, thoát nước tốt, tầng canh tác dày 40-50cm, độ ẩm trung bình 65-70%, độ PH 6-7 không bị phèn, không ngập úng vào mùa mưa, chủ động nước tưới trong mùa khô. Đất cày bừa kỹ, phun thuốc diệt mầm bệnh, san phẳng, lên liếp rộng 100cm, cao 30cm, phơi nắng 25-30 ngày trước khi trồng.

Nếu tằng đất nông phải cầy sâu để cải tạo đất, Đât ngheo mùn phải cải tạo mùn bằng phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ sinh học…

Thời vụ: Nhiệt độ thích hợp cho cây măng tây phát triển từ 14-33oC, do đó có thể trồng vào 2 vụ trong năm đó là: Gieo cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 để trồng tháng 2, 3 và gieo cuối tháng 2 đến tháng 4 để trồng từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch.

Bón phân và chăm sóc:    


– Bón phân

Lượng phân bón cho 1ha đất trồng cây Măng tay xanh cụ thể như sau:

Cô bác nên trang bị hêg thống tưới tự động kết hợp bón phân theo hướng dẫn để giảm chi phí tưới tiêu chăm sóc bón phân.

*Bón lót: 

Trên mặt liếp dùng cuốc đào một rãnh dọc theo chiều dài rộng 50cm, sâu 25cm, đảo đều phân với đất với lượng 20-30 tấn phân hữu cơ hoai mục (trường hóp không có phân hữu cơ hoai mục thì dùng 5-10 tấn phân bón hữu cơ sinh học) kết hợp 20kg chế phẩm Trichoderma, 150kg NPK, 1200-1500kg vôi cho 1ha

Bón thúc

– Lần 1 khi cây 10-15 ngày tuổi: Chọn giữ lại 3-5 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây nhỏ, cây già và cây bị sâu bệnh. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 50 kg NPK 16-16-8 +  3kg Siêu lân hữu cơ pha với 800 lít nước tưới cho 1 ha.


– Lần 2 khi cây 28-32 ngày tuổi (1 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ, dọn sạch cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 50 kg NPK 16-16-8 + 4kg   Siêu lân hữu cơ  với 800 lít nước tưới/ phun cho 1 ha.

Trên cùng một hàng với cây trồng, chen giữa các cây măng, cắm các cọc tre đường kính khoảng 3-5cm, cao khoảng 120cm, cách nhau khoảng 2-3m, rồi dùng dây cước nilon bền chắc (chịu được mưa nắng) giăng thành một hàng đôi (kẹp cây măng vào giữa đôi dây) cách mặt liếp ở độ cao khoảng 40-50cm để chống đổ ngả cây.

-Lần 3 khi cây 40-50 ngày tuổi: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 50 kg NPK 16-16-8+ 5kg Siêu lân hữu cơ   pha với 800 lít nước tưới/ phun cho 1 ha.

– Lần 4 khi cây 55-65 ngày tuổi (2 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 50 kg NPK 16-16-8+ 5kg Siêu lân hữu cơ   pha với 800 lít nước tưới/ phun cho 1 ha.

– Lần 5 khi cây 70-80 ngày tuổi: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất, bón thúc 800 kg NPK 16-16-8 + 5kg Siêu lân hữu cơ   pha với 800 lít nước tưới/ phun cho 1 ha.

– Lần 6 khi cây 70-80 ngày tuổi (3 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 80 kg NPK 16-16-8 + 5kg Siêu lân hữu cơ   pha với 800 lít nước tưới/ phun cho 1 ha.

Tuỳ theo độ cao và độ lớn của cây, cần giăng thêm hoặc nâng dần hàng đôi dây cước nilon (kẹp cây Măng vào giữa đôi dây)lên các độ cao khoảng 75cm, 90cm, 100cm để chống đổ ngả cây.

Cô bác lưu ý khống chế độ cao cảu cây ở 1,2 m


– Lần 7 khi cây 100-110 ngày tuổi: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 5-10 tấn phân hữu cơ sinh học + 100 kg NPK 16-16-16+ 5kg Siêu lân hữu cơ  pha với 1000 lít nước tưới/ phun qua lá cho 1 ha.

– Lần 8 khi cây 120-125 ngày tuổi (4 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 100 kg NPK 16-16-16+ 5kg Siêu lân hữu cơ  pha với 1000 lít nước tưới/ phun qua lá cho 1 ha


– Lần 8 khi cây 135-140ngày tuổi (>4,5 tháng): Chăm sóc đúng kỹ thuật và đủ dinh dưỡng, từ giai đoạn này cây sẽ bắt đầu trổ măng. Đón đầu lứa măng tơ này,khi quan sát thấy cây mẹ phát triển tốt, đường kính thân cây đạt >10-12mm  lá chuyển sang màu xanh đậm thì chọn giữ lại 3-4 cây mẹ khỏe mạnh,tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,20m để kích thích việc trổ măng, kết hợp dưỡng cành lá thật sum suê để lấy ánh nắng quang hợp nuôi dưỡng cây măng, rồi tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây, làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 100 kg NPK 16-16-8+ 6kg Siêu lân hữu cơ  pha với 1000 lít nước tưới/ phun qua lá cho 1 ha.

+ Sau khi cắt hạ bớt ngọn 5-10 ngày, cây bắt đầu trổ măng tơ. Cần tiến hành thu hoạch cho bằng hết lứa măng tơ này (bất kể đạt hay không đạt chất lượng) để cây măng có chỗ trống chuẩn bị cho ra đời lứa măng kế tiếp nhiều hơn và khỏe mạnh hơn. Thu hoạch lứa măng tơ mỗi ngày, được 10-15 ngày thì bón thúc 100 kg NPK 16-16-16+ 5kg Siêu lân hữu cơ  pha với 1000 lít nước tưới/ phun qua lá cho 1 ha. thu hoạch tiếp 10-15 ngày nữa thì phải tạm ngưng thu hoạch măng ngay.

+ Không nên thu hoạch lứa măng tơ kéo dài quá 25-30 ngày (1 tháng) để tránh cho cây không bị mất sức, suy kiệt, làm ảnh hưởng năng suất, chất lượng các lứa măng sau.

+ cô bác lưu ý từ lứa thứ 2 trở đi mỗi lần thúc phân cô bác pha thêm 1 litd canxi bo để giúp măng được giòn hơn, cứng hơn và tươi lâu hơn tăng giá trị phẩm chất ch măng.
*Bón phân trong chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế:

Giới thiệu phân bón Siêu lân tại đây

Khi tạm ngưng thu hoạch lứa măng tơ 8-12 ngày, khi quan sát thấy cây mẹ thay thế vừa đủ lớn, bắt đầu bung tàn cành lá thì tiến hành tỉa bỏ cây mẹ già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây, xới xáo vun đất đậy gốc, làm sạch cỏ non, đồng thời bón thúc 100 kg NPK 16-16-8+ 6kg Siêu lân hữu cơ  pha với 1000 lít nước tưới/ phun qua lá cho 1 ha.
Khoảng 12-18 ngày sau, khi quan sát thấy đường kính thân cây mẹ thay thế đạt >10-12mm lá chuyển sang màu xanh đậm thì tiếp tục cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,20m để kích thích trổ măng (dưỡng cành lá cho thật sum suê để quang hợp với ánh nắng nuôi dưỡng cây); bón thúc 5 tấn phân hữu cơ sinh học 100 kg NPK 16-16-8+ 6kg Siêu lân hữu cơ  pha với 1000 lít nước tưới/ phun qua lá cho 1 ha.

+ Khi cắt hạ ngọn 5-10 ngày, cây sẽ cho lứa măng mới, bắt đầu thu hoạch lứa măng thứ 2 kéo dài khoảng 2 tháng thì nghỉ dưỡng cây mẹ khoảng 1 tháng, rồi thu hoạch tiếp lứa măng thứ 3 kéo dài khoảng 3 tháng. Cứ thế, tiếp tục dưỡng cây và thu hoạch các lứa măng tiếp theo.

Sau khi thu hoạch các lứa măng trong năm thứ 1, ở mỗi bụi măng chỉ cần giữ lại khoảng 2-3 chồi măng lớn, khỏe mạnh, sạch bệnh để làm cây mẹ thay thế. Ở các lứa măng sau, năm thứ 2 sẽ giữ lại 3-4 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 3 sẽ giữ lại 4-5 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 4 sẽ giữ lại 5-6 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 5 sẽ giữ lại 6-7 chồi măng làmcây mẹ thay thế. Làm như vậy sản lượng và chất lượng măng sẽ tăng dần lên.

Trong 1 chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế kéo dài 25-35 ngày, cần bón thúc với 5-10 tấn phân hữu cơ sinh học và 15 ngày/lần 100 kg NPK 16-16-8+ 6kg Siêu lân hữu cơ  pha với 1000 lít nước tưới/ phun qua lá cho 1 ha. Lượng phân này sẽ tăng dần lên theo sức lớn của các lứa cây sẽ cho măng lớn hơn, nhiều hơn ở các năm sau.

*Bón phân trong chu kỳ thu hoạch măng:

Trong 1 chu kỳ thu hoạch măng kéo dài khoảng 80-90 ngày, cần bón thúc 10-15 ngày/lần với 100-150 kg NPK 16-16-8+ 6-8kg Siêu lân hữu cơ  pha với 1000 lít nước tưới/ phun qua lá cho 1 ha.Tùy theo vùng đất trồng và sự phát triển của cây măng, lượng phân bón có thể tăng dần lên tùy theo sức lớn của cây. Cây măng càng lớn gốc thì lượng phân bón thúc càng nhiều, năng suất và chất lượng măng sẽ càng cao hơn.

Nếu chăm sóc kém, không đúng kỹ thuật, thiếu dinh dưỡng, thiếu nước tưới hoặc tiêu thoát nước không tốt để ngập úng bộ rễ, hoặc để sâu đất, trùn đất, dế nhũi, côn trùng,… xâm hại bộ rễ, cây măng sẽ chậm phát triển, chồi măng sẽ kém chất lượng, biến dạng hình thù cong vẹo làm mất giá trị thương phẩm, không thu hoạch được.
+ Sản lượng và chất lượng măng trong mùa mưa bao giờ cũng kém hơn sản lượng và chất lượng măng trong mùa nắng. Trong mùa mưa, người trồng măng tây xanh có thể rút ngắn thời gian thu hoạch hoặc tạm ngưng thu hoạch măng (không nhất thiết phải kéo dài thu hoạch đủ 3 tháng) để tập trung dưỡng cây mẹ, chuẩn bị thu hoạch nhiều măng hơn trong mùa nắng tiếp theo.

– Tưới, tiêu thoát nước:

Măng tây xanh là cây cho thu hoạch chồi măng non mỗi ngày để làm thực phẩm rau ăn cao cấp, vì thế rất cần được cung cấp đều đặn, đầy đủ nước tưới hàng ngày ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Bên cạnh phân bón, nước tưới là một yếu tố quyết định cho năng suất măng nhiều hay ít. Nếu đất nặng thì số lần tưới ít, nếu đất nhẹ thì cần tưới thường xuyên hơn. Mùa nắng phải tưới thường xuyên mỗi ngày, giữ đều độ ẩm của đất khoảng 65-75% để có măng ngọt, mềm với năng suất, chất lượng cao. Mùa mưa phải lưu ý tiêu thoát nước cho thật tốt, NHỚ không được để úng ngập quá 24 giờ, sẽ làm đầu chồi măng biến dạng cong vẹo, gốc rễ cây măng và chồi măng phát bệnh, hư thối, cây sẽ không cho măng hoặc măng bị giảm chất lượng đáng kể không thể thu hoạch được.
Với diện tích sản xuất lớn, Lắp hệ thông tưới tự động phun mưa 2 tâng thường được dùng vì ít tốn kém. Tùy khả năng và điều kiện của người trồng, cũng có thể dùng hệ thốngtưới nhỏ giọt, tưới ngầm, hoặc tưới phun sương.

Cách tưới cso thể làm phát sinh cỏ dại vì vậy cô bác cơ thể phủ bạt 2 bên liếp để quản lý.

+ Chồi măng sinh sôi và phát triển chủ yếu vào ban đêm.Vì vậy, không được tưới nước cho cây măng tây sau 17 giờ chiều mỗi ngày, vì nước tưới (hoặc nước trời mưa to vào buổi tối nếu có) sẽ làm cong vẹo đầu chồi măng, làm ảnh hưởng, ức chế việc sinh sôi nảy nở các chồi măng vào buổi tối hôm đó, làm giảm hoặc mất sản lượng măng vào ngày hôm sau.

Chỉ nên tưới nước cho cây măng tây vào các buổi sáng sớm mỗi ngày, khi đã thu hoạch xong lứa măng hàng ngày vào mỗi buổi sáng.


–  Làm cỏ:

Trồng măng trên diện tích lớn, làm cỏ bằng tay tốn nhiều công sức và mất nhiều thời gian. Cần chủ động tính  việc làm cỏ từ khi chuẩn bị đất trồng,để có thể sử dụng máy làm cỏ kết hợp xới xáo đất và bón phân về sau:

– Ngay từ khi chuẩn bị đất trồng, cần làm và xử lý cỏ thật kỹ, kết hợp phun thuốc diệt cỏ và phòng ngừa sâu bệnh.

– Khi chuẩn bị liếp trồng, cần căng dây lấy mực để xẻ rãnh, lên liếp, trồng cây cho thẳng hàng cách nhau 100cm (mặt liếp trồng) và 20cm (mặt rãnh thoát nước). Cách này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc làm cỏ bằng máy làm cỏ kết hợp xới xáo đất, đồng thời tạo đường đi thuận lợi để bón phân, chăm sóc cây cúng như viêtc căng dây giữ cọc vững chống đổ ngã và vận chuyển măng thu hoạch 

– Cắm cọc, giăng dây chống đổ ngả cây:

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây măng sẽ cao lớn, tăng dần số lượng thân cây trên một bụi và bung tàn rất rộng. Lứa thân cây theo thời gian sẽ to hơn lứa thân cây thời gian trước, rất dễ làm đổ ngả cây trồng. Để giúp cây măng đứng thẳng, cần phải giăng dây chống đổ ngả cây. Cách làm: Trên cùng hàng cây trồng, chen giữa các cây măng, tiến hành cắm các cọc tre đường kính khoảng 5cm, cao khoảng 120cm, cách nhau 3-4m. Dùng dây cước nilon chắc giăng thành hàng đôi (kẹp cây măng ở giữa), cách mặt liếp ở độ cao 50cm; rồi giăng thêm dây hoặc nâng dần đôi dây lên cao khoảng 75cm, 90cm, 100cm tuỳ theo độ cao lớn của cây để giữ cây luôn đứng thẳng.

– Cắt hạ bớt ngọn cây để kích thích việc trổ măng:

Như trên đã nói, ở thời điểm Măng được 135 ngày (4,5 tháng), khi quan sát thấy đường kính gốc thân cây mẹ đạt >10-12mm, lá cây mẹ chuyển sang màu xanh đậm là dấu hiệu cho thấy cây sắp đến thời kỳ cho măng thu hoạch. Để cây măng tây phát triển nhanh và nhiều chồi măng, cần tiến hành cắt hạ bớt ngọn khống chế độ cao của cây  măng ở 1,20m, để giúp cây mẹ phì to gốc và làm tăng thêm đáng kể lượng cành lá quang hợp cho cây, kích thích mạnh việc trổ măng, đồng thời giúp cây tăng năng suất, chất lượng măng nhiều hơn, cao hơn lứa trước.


5. Phòng trừ sâu bệnh:


Nếu chọn và xử lý đất tốt trước khi trồng, chăm sóc bón phân đúng kỹ thuật thì măng tây rất ít sâu bệnh hại. Tuy nhiên, cần lưu ý phòng trị kịp thời một số đối tượng dịch hại như sâu ăn lá, bọ trĩ, rệp…, các bệnh thán thư, mốc sương, phấn trắng, thối rễ, đốm lá, thối măng… vào mùa mưa măng tây rất dễ bị 1 số bệnh hại như thán thư, mốc sương, phấn trắng, thối rễ, đốm lá, thối măng… Nên ưu tiên thăm vườn thường xuyên phát hiện kịp thời và ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học nhằm bảo vệ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm khi thu hoạch.

6. Thu hoạch và phân loại măng:


– Thu hoạch măng:

Việc thu hoạch sản phẩm măng tây khá đơn giản. Người trồng có thể tận dụng lao động nhàn rỗi, lao động nữ và lao động lớn tuổi để thu hoạch và sơ chế sản phẩm, giao hàng theo các điều kiện hợp đồng với đơn vị thu mua.

Khi các chồi măng nhú lên cao khỏi mặt đất khoảng 25cm-30cm là lúc cần phải thu hoạch ngay để có được sản phẩm măng chất lượng cao. Khi thu hoạch, không nên để măng tây tiếp xúc với ánh nắng làm cho chồi măng nhanh chóng bị già hóa, măng sẽ có nhiều xơ, mất dinh dưỡng, giảm chất lượng và mất giá trị thương phẩm.
Thời gian thu hoạch măng tây xanh là buổi sáng, thường từ 5-9 giờ sáng mỗi ngày nếu mùa hè thì 5-8h sáng , tránh tiếp xúc với ánh nắng. Chọn các chồi măng đã đạt chiều cao >25cm (loại 1) và >22cm (loại 2) theo quy cách hợp đồng thu mua, dùng tay nắm chặt gốc chồi măng, nghiêng 300-450 giật nhẹ, chồi măng sẽ tách rời khỏi rễ trụ dễ dàng. Đem vào phân loại măng loại 1 và loại 2 theo yêu cầu thu mua sản phẩm, rửa sạch đất, cát (Lưu ý không để nước ướt đầu măng sẽ làm thối hỏng lá đài, làm hỏng chồi măng), bó lại thành bó 1-1,5 kg, xếp thẳng đứng nhẹ nhàng vào sọt hoặc xô nhựa.
Cứ thế, tiếp tục khai thác măng mỗi ngày cho đến hết chu kỳ thu hoạch măng, khi thấy cây mẹ sắp chuyển lá vàng (lão hóa) thì ngưng thu hoạch ngay, chọn giữ lại 4-6 chồi măng khỏe mạnh làm cây mẹ thay thế (trẻ hóa), tỉa bỏ cây nhỏ, cây mẹ già và cây bị sâu bệnh. Nếu chăm sóc tốt, năm đầu mỗi cây có thể cho 1-2 chồi măng/ngày, từ năm thứ 2 mỗi cây có thể cho 2-3 chồi măng/ngày hoặc nhiều hơn tùy theo chế độ chăm sóc, trong đó có khoảng 80-90% là măng loại 1.


+ Măng tây khi thu hoạch nếu để tiếp xúc với ánh nắng và bảo quản lạnh không đúng kỹ thuật bảo quản thực phẩm sẽ bị hư hỏng nhanh chóng trong vòng 2 ngày. Để tiếp xúc với ánh nắng, măng sẽ bị hóa già (xơ hóa), bị héo làm mất dinh dưỡng và giảm chất lượng, không thể phân phối cho thị trường được. Vì vậy, ngay sau khi thu hoạch, cần tiến hành sơ chế phân loại, rửa sạch, cắt cỡ, cột thành bó xong phải chuyển giao ngay cho đơn vị thu mua để họ còn kịp thời gian chế biến, bảo quản lạnh và phân phối ra thị trường, hoặc xuất khẩu. Măng đã thu hoạch nếu chưa sử dụng ngay cần phải được bảo quản lạnh 2*C hoặc cắm chân măng vào 3-5cm nước (đá) lạnh.

– Phân loại măng:

Đường kính gốc và độ dài chồi măng là tiêu chuẩn phân loại sản phẩm măng tây. Tuy theo tiêu chuẩn mói đơn vị thông thường sẽ có các tiêu chuẩn như sau:

* Măng loại 1: Đường kính thân măng cỡ >10mm-30mm, dài 25cm, thân thẳng không cong vẹo, không sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn rau an toàn cho người.

  • Măng loại 2: Đường kính thân măng cỡ 5mm-10mm, dài 22cm, thân thẳng không cong vẹo, không sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn rau an toàn cho người.

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG BẮP CẢI TÍM AN TOÀN NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MƯỚP HƯƠNG CHO NĂNG SUẤT CAO AN TOÀN

QUY TRÌNH CANH TÁC ĐẬU CÔ VE NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU PHỘNG (LẠC)

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MƯỚP CHO NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÀ TÍM NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU NGÓT HIỆU QUẢ

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU XANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CẢI BẸ XANH CHO NĂNG SUẤT CAOQUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC XÀ LÁCH

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC XÀ LÁCH

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU BẮP CHO NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG BÍ XANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CẢI THẢO CHO NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG SÚP LƠ CHO NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY KHỔ QUA ĐẶT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY BẮP CẢI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY RAU

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CỦ CẢI TRẮNG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY ỚT NGỌT ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RAU HÚNG LỦI CHO NĂNG SUẤT THU HOẠCH QUANH NĂM

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG TẦN Ô (CẢI CÚC) AN TOÀN NĂNG SUẤT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU NGỰ AN TOÀN VÀ NĂNG SUẤT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU MỒNG TƠI THEO TIÊU CHUẨN AN TOÀN NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU ĐŨA NĂNG SUẤT CAO AN TOÀN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU RỒNG NĂNG SUẤT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU MUỐNG

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SU HÀO ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CẢI BÓ XÔI NĂNG SUẤT AN TOÀN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU CẦN NƯỚC

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY HÚNG QUẾ

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH RAU THỦY CANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY BÍ ĐỎ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY SU SU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY TỎI TA ĐẠT NĂNG SUẤT

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CÀ PHÁO ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

KỸ THUẬT TRỒNG HÀNH TÍM ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CÀ CHUA ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY ỚT ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY DƯA LEO ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CHĂM SÓC ĐẬU TƯƠNG

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CÁCH TRỒNG CÂY CỦ KIỆU NĂNG SUẤT CAO

Chúc cô bác áp dụng thành công được mùa trúng giá

Cô bác cần thêm thông tin dinh dưỡng cho măng tây liên hệ tổng đài miễn phí 0944 366 678

#nongnghiepbenvung #quocgiaxanh #trong cay mang tay tai nha #trong cay mang tay tren dat cat #trong cay mang tay trong chau #trong cay mang tay xanh #trong cay mang tay trong thung xop #trong cay mang tay bang hat #trong va cham soc cay mang tay #mo hinh trong cay mang tay #mang tay va cach trong #trong va cham soc mang tay #trong va thu hoach mang tay #cach trong cay mang tay bang hat #trong mang tay bang cay giong #cach trong mang tay bang cay #cach trong va cham bon cay mang tay #cach trong cay mang tay #cach trong cay mang tay tai nha #ky thuat gieo trong cay mang tay #trong va thu hoach cay mang tay #huong dan cach trong cay mang tay #khoang cach trong cay mang tay #ky thuat trong cay mang tay xanh #quy trinh ky thuat trong cay mang tay xanh #cach trong cay mang tay nhu the nao #cach trong cay mang tay cho nang suat cao #phuong phap trong cay mang tay #quy trinh trong cay mang tay #quy trinh trong cay mang tay xanh #cach trong cay mang tay tu hat #cach trong cay mang tay tim #cach uom trong cay mang tay #cach uom va trong cay mang tay