QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU NGÓT HIỆU QUẢ
Cây rau ngót là cây trồng không kén đất, có đặc tính sinh trưởng tốt, ít bị sâu bệnh hại, tuy nhiên để cây cho năng suất cao, cần chú ý những biện pháp kỹ thuật sau:
1. Chuẩn bị đất trồng
– Rau ngót có khả năng sinh trưởng trên nhiều loại đất, nhưng muốn có năng suất cao, cần chọn đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha, không bị úng ngập nhưng không quá khô, độ pH từ 5,5- 7,0, vùng đất chủ động nước tưới. Tốt nhất là nên chọn loại đất thịt pha đất sét vừa dễ canh tác mà lại giữ ẩm tốt.
– Cày xới đất tơi xốp và bón lót phân hữu cơ hoai mục kết hợp hỗn hợp phân đạm, lân, kali để giúp cây phát triển ngay giai đoạn đầu sau khi bén rễ.
2. Chuẩn bị giống
2.1. Giống
– Rau ngót lá to: Sinh trưởng khỏe, thân lá màu xanh đậm, phiến lá to và mỏng, phẩm chất ngon.
– Rau ngót lá nhỏ: Thân, lá có màu xanh nhạt, phiến lá nhỏ và dày, đường gân giữa cuống lá có màu xanh nhạt, ít bị sâu bệnh hại.
2.2. Phương pháp nhân giống
– Nhân giống hữu tính (từ hạt): Tỷ lệ nảy mầm của hạt thường rất thấp và thời gian bắt đầu cho thu hoạch lâu.
– Nhân giống vô tính (giâm cành): Hiện đa số nông dân áp dụng phương pháp này. Để nhân giống đạt nên chú ý những vấn đề sau:
+ Chọn cành khỏe không bị sâu bệnh hại, cành không già, không non (cành vừa hóa nâu) để làm cành giống.
+ Dùng tro trấu hoặc trấu đã được ủ hoai để làm giá thể giâm cành. Liếp giâm tùy theo kích thước vườn, thường liếp giâm có chiều rộng 1-1,2m, chiều cao mặt liếp khoảng 10cm.
+ Cắt xéo từng đoạn cành dài 20 – 25 cm đem giâm, cành đặt nghiêng so với mặt liếp khoảng 450, vùi đất sâu 2/3 đoạn cành rồi lấp đất kỹ để cây nảy nhiều chồi. Để cành mau ra rễ, trước khi giâm ta nhúng cành vào Axit humic
3. Thời vụ
– Rau ngót có thể trồng quanh năm, tốt nhất là vào mùa mưa. Thời vụ trồng tốt nhất là vụ Xuân khoảng từ tháng 2 – 4 và vụ Thu từ tháng 8 – 9.
– Rau ngót được trồng bằng phương pháp nhân vô tính, trồng một lần và thu hoạch 3-5năm.
4. Mật độ, khoảng cách
– Chia luống 1,3- 1,5m, mặt luống rộng 1,0- 1,2m, rãnh 0,3 m; trồng với khoảng cách cây cách cây 25- 30cm, hàng cách hàng 50- 60 cm, mỗi hố có thể trồng 2 cây.
– Chuẩn bị giống từ 9500- 10.000 hom/ha, cũng có thể tách thân từ cây gốc của năm trước để nhân thẳng ra ruộng.
5. Phân bón
– Lượng phân bón tính cho 1ha = 10.000 m2 (tùy theo nền đất có thể tăng hoặc giảm lượng phân vô cơ) như sau:
+ Phân chuồng hoai mục: 20-30 tấn (đã trộn ủ với 15-20 kg chế phẩm nấm Trichoderma)
+ Phân vô cơ: Urê 250kg + lân 500kg + Kali 70kg.
– Cách bón:
Bón lót (kết hợp khi làm đất): Toàn bộ lượng phân hữu cơ hoai mục và Super lân + Kali.
Bón thúc chia làm nhiều lần bón:
Nên có hệ thống tưới tiêu tự động kế hợp bón phân sẻ hiệu quả hơn
– Lần 1: Sau trồng 10-15 ngày, pha 2-3 kg Siêu lân hữu cơ với 400-500 lít nước sạch tưới cho 1ha
– Lần 2: Sau trồng 20-25 ngày, pha 3-4kg Siêu lân hữu cơ với 500-600 lít nước sạch tưới/phun ướt đẫm cả lá cây và gốc cho 1ha
– Lần 3: Sau trồng 30-35 ngày, pha 4-5kg Siêu lân hữu cơ + 1 lít can xi bo với 700-800 lít nước sạch tưới/phun ướt đẫm cả lá cây và gốc cho 1ha
– Lần 4: Sau trồng 40– 45 ngày, pha 4-5kg Siêu lân hữu cơ + 1 lít can xi bo với 700-800 lít nước sạch tưới vào gốc cho 1ha
► Sau khi thu hoạch lần đầu cứ 07-10 ngày pha 4-5kg Siêu lân hữu cơ + 1 lít can xi bo với 700-800 lít nước sạch tưới vào gốc cho 1ha
Giới thiệu phân bón Siêu lân tại đây
Giới thiệu phân bón Lớn trái nhanh tại đây
Lưu ý: Do cây rau ngót thu hoạch liên tục kéo dài 3-5 năm, do vậy vào khoảng tháng 6-7 và tháng 11-12 hàng năm là thời kỳ cây chậm sinh trưởng cần bón bổ sung từ 10-20 tấn phân chuồng hoai mục vào gốc, kết hợp tưới NPK để bổ sung dinh dưỡng cho cây vườn rau được trẻ hoá, sung sức hơn.
– Nguồn nước tưới: Sử dụng nguồn nước sạch để tưới (nước sông hoặc nước giếng khoan). Tuyệt đối không được sử dụng nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước bị ô nhiễm, nước thải từ bệnh viện. Luôn giữ độ ẩm đất 80-85%.
– Thường xuyên vệ sinh vườn và làm cỏ. Khi bón phân kết hợp vun gốc và tưới giữ ẩm cho vườn cây thường xuyên.
– Khi thu hoạch cần kết hợp cắt cành tỉa tán, tạo cho cây có bộ khung cân đối, giúp vườn rau thông thoáng và hạn chế sâu bệnh hại.
– Vào tháng 11-12 hàng năm, khi thấy cây đã cao (20- 25 cm), lá hơi vàng và ít lá (thời kỳ cây ngừng sinh trưởng) ta nên thực hiện biện pháp sau:
+ Trẻ hóa cây: Nhằm giúp cây đâm nhiều chồi, tăng năng suất bằng cách đốn cây. Dùng dao hay kéo cắt sát gốc cách mặt đất 10cm, các lần cắt sau cách vết cắt cũ 5-7 cm, tỉa thưa bớt các cành già.
7. Phòng trừ sâu bệnh
7.1. Sâu hại chính
– Rầy xanh (Empoasca sp.): Gây hại nặng vào các tháng nắng nóng, khô hạn. Phòng trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất như Cypermethrin (Sherpa 20EC, Cyperan 25EC), Fipronil (Regent 800WG) hoặc chế phẩm nấm xanh,…
– Nhện đỏ (Tetranychus sp.): Sống tập trung dưới mặt lá, gây hại nặng trong điều kiện khô hạn. Cần phát hiện sớm để phòng trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất như Propargite (Comite 73EC), Diafenthiuron (Pegasus 500SC), Fenpyroximate (Ortus 5SC).
– Bọ phấn (Bemisa myricae): Vừa gây hại, vừa là môi giới gây bệnh virut, cần phòng trừ triệt để bằng các loại thuốc có hoạt chất như Cypermethrin (Sherpa 20EC), Lambda -cyhalothrin (Karate 2,5EC),…
– Bọ trĩ (Thrip sp.): Phòng trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất như Emamectin benzoate (Dylan 2EC), Imidacloprid (Admire 50EC, Confidor 100SL), Cyfluthrin (Baythroid 50 SL).
7.2. Bệnh hại chính
– Bệnh phấn trắng (Erysiphe sp.): Gây hại nặng trong điều kiện khô hạn, nắng ấm. Phòng trừ khi bệnh mới xuất hiện bằng các thuốc có hoạt chất như:Metalaxyl + Mancozeb (Vinomyl 72BTN), Carbendazim (Vicarben 50HP), Hexaconazole (Anvil 5SC), Cyfluthrin (Bayfidan 25EC).
– Bệnh xoăn lá (virut): Cần diệt trừ môi giới truyền bệnh là bọ phấn; nên nhổ bỏ những cây bị bệnh ra khỏi vườn để tránh lây lan; nếu nặng thì phá bỏ trồng lại.
Lưu ý:
– Rau ngót có đặc tính sinh trưởng tốt, ít bị sâu bệnh hại, thường hay bị một số sâu hại chủ yếu như cuốn lá, sâu xanh, rầy rệp nên áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp với phương châm phòng là chính. Áp dụng đúng kỹ thuật canh tác để hạn chế phát sinh gây hại:
+ Chọn giống từ vườn sạch bệnh.
+ Thường xuyên vệ sinh vườn, cắt tỉa bỏ cành già, cành bị sâu bệnh hại đem tiêu hủy.
+ Sử dụng phân hữu cơ hoai mục kết hợp trộn ủ chế phẩm sinh học (nấm Trichoderma) diệt trừ nguồn bệnh và trứng sâu.
– Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
+ Chúng ta nên thực hiện tốt quy tắc 4 đúng (đúng loại, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách); ưu tiên sử dụng các thuốc có nguồn gốc sinh học.
+ Phải đảm bảo thời gian cách ly từ 7- 14 ngày trước thu hoạch.
Cô bác lưu ý phòng sâu bênh hại
8. Thu hoạch
– 45- 60 ngày sau trồng có thể tiến hành thu hoạch đợt đầu tiên, các đợt tiếp theo cách nhau 15- 25 ngày.
– Thu hoạch rau ngót bằng cách lấy kéo hoặc dao cắt cành hoặc hái lá. Sản phẩm sau thu hoạch phải được đựng trong bao bì chuyên dụng đem đi tiêu thụ ngay.
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG BẮP CẢI TÍM AN TOÀN NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MƯỚP HƯƠNG CHO NĂNG SUẤT CAO AN TOÀN
QUY TRÌNH CANH TÁC ĐẬU CÔ VE NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU PHỘNG (LẠC)
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MƯỚP CHO NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÀ TÍM NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU XANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CẢI BẸ XANH CHO NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC XÀ LÁCH
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU BẮP CHO NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG BÍ XANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MĂNG TÂY CHO NĂNG SUẤT CAO AN TOÀN
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CẢI THẢO CHO NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG SÚP LƠ CHO NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY KHỔ QUA ĐẶT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY BẮP CẢI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CỦ CẢI TRẮNG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY ỚT NGỌT ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RAU HÚNG LỦI CHO NĂNG SUẤT THU HOẠCH QUANH NĂM
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG TẦN Ô (CẢI CÚC) AN TOÀN NĂNG SUẤT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU NGỰ AN TOÀN VÀ NĂNG SUẤT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU MỒNG TƠI THEO TIÊU CHUẨN AN TOÀN NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU ĐŨA NĂNG SUẤT CAO AN TOÀN
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU RỒNG NĂNG SUẤT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU MUỐNG
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SU HÀO ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CẢI BÓ XÔI NĂNG SUẤT AN TOÀN
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU CẦN NƯỚC
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY HÚNG QUẾ
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH RAU THỦY CANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY BÍ ĐỎ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY SU SU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY TỎI TA ĐẠT NĂNG SUẤT
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CÀ PHÁO ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
KỸ THUẬT TRỒNG HÀNH TÍM ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CÀ CHUA ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY ỚT ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY DƯA LEO ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CHĂM SÓC ĐẬU TƯƠNG
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CÁCH TRỒNG CÂY CỦ KIỆU NĂNG SUẤT CAO
Nguồn: Tổng hợp
#nongnghiepbenvung #quocgiaxanh #trongcayraungotrung #trongcayraungotnhat #trongcayraungottrongchau #trongcayraungottrongthungxop #trongcayraungottuhat #cachtrongcayraungot #cachtrongcayraungotbanghat #trongcayraubongot #cachtrongcayraungotbangcanh #cachtrongcayraubongot #cachtrongcayraubongotbanghat #cachtrongcayraungotrung #cachtrongcayraungotnhat #trongvachamsoccayraungot #cachtrongraungotbangcay #cachtrongvachamsoccayraungot #kythuattrongcayraungot #kythuattrongcayraungotrung