QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MƯỚP CHO NĂNG SUẤT CAO

Nhằm giúp bà con canh tác cây mướp bền vững đạt năng suất và chất lượng vượt trội, QUỐC GIA XANH tổng hợp chia sẻ tới bà con kỹ thuật, kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây đạt năng suất

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MƯỚP CHO NĂNG SUẤT CAO

– Nhiệt độ – ẩm độ: Thích hợp ở nhiệt độ 20 – 30oC. Có khả năng chịu hạn nhưng chịu úng kém.

– Đất đai: Đất thoát nước tốt, giàu hữu cơ, cát pha sét, pH từ 5,5 – 7,5.

II. KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC

1. Chuẩn bị đất: Đất phải được cày xới tơi xốp, sạch cỏ, rải vôi, cày luống rải phân lót, rải thuốc gốc, lên luống lấp phân như trồng dưa hấu, trải bạt plastic (Nếu có điều kiện), vô nước, cân mặt bằng, ổn định mô, đục lỗ trồng.

 2. Thời vụ: Có thể trồng quanh năm, vụ chính gồm Đông Xuân và Xuân Hè.

3. Kỹ thuật trồng

a) Ngâm ủ hạt giống

 – Trước khi ngâm hạt giống, cần phải phơi nắng nhẹ khoảng 02 giờ để hạt khô, hút nước mạnh, nẩy mầm tốt. Cho hạt vào túi vải (túi lưới) ngâm trong nước sạch (2 sôi 3 lạnh) từ 3 – 3,5 giờ (nên để hạt chìm hoàn toàn trong nước). Vớt hạt lên để ráo nước, dùng khăn sạch vắt thật ráo nước, gói hạt giống lại. Cuối cùng cho khăn vào bao nylon (polyethylene) cột miệng cho kín tránh bốc thoát hơi nước, ủ hạt ở nhiệt độ từ 28oC – 30oC. Sau khi ủ khoảng 2 – 3 giờ nên mở gói ủ ra vắt ráo nước khăn ủ một lần nữa (nếu dư nước hạt sẽ không nẩy mầm) sau đó cho hạt vào ủ tiếp tục như quy trình trên. Thông thường hạt bắt đầu nẩy mầm khoảng 20 – 28 giờ sau khi ủ.

– Vào mùa nắng nên gieo thẳng ngoài đồng để cây phát triển mạnh hơn và đỡ tốn công vô bầu đem trồng. Tuy nhiên liếp ngoài đồng phải chuẩn bị thật tốt. Rạch hàng, mỗi luống rạch 01 hàng, chọt lỗ để gieo hạt, mỗi lỗ 02 – 03 hạt, mỗi lỗ cách nhau 30 – 40 cm. Khi cây có lá thật, tỉa bớt chừa lại 02 cây. Lưu ý lỗ gieo phải tơi xốp và xử lý thuốc phòng trừ sâu bệnh đầy đủ và tưới nước định kỳ đủ ẩm để cây phát triển tốt.

       – Vào mùa mưa nên gieo vô bầu bằng lá chuối hoặc bằng bao nylon nhỏ để phòng mưa nhiều ta có thể dùng dàn che mưa, hạn chế thừa nước bị thối mầm. Đất vô bầu ở vùng đất cát pha thịt, trộn theo tỷ lệ như sau: 70% đất mặt, 30% phân hữu cơ sinh học (hoặc phân chuồng hoai và  0,5 – 1% lân). Sau khi trộn đều nên sàng qua một lượt để loại bỏ cục đất to và rác.

       – Để tiết kiệm hạt giống, vì hạt giống mua khá đắt so với giống chọn lọc thì nên gieo một hạt nảy mầm vào một bầu và gieo thẳng ngoài đồng 01 hạt mầm/01 hốc và cần phải gieo thêm một lượng bầu cây con dự phòng trồng dặm sau khi trồng (thông thường theo tỷ lệ 10 – 15% tổng số cây ngoài đồng).

       – Cách gieo hạt: Chọc 01 lỗ nhỏ giữa mặt bầu hoặc trên mặt líp gieo (lỗ ngang bằng chiều ngang hạt, chiều sâu lỗ tương đương chiều dài hạt cộng thêm rễ mầm), đặt hạt giống có đầu rễ mầm hướng xuống đất và thẳng góc với mặt bầu, phía chóp hạt ngang bằng với hạt bầu, sau đó lấp một lớp đất (trộn với 50% đất mặt + 50% phân hữu cơ ) mỏng, Lưu ý phòng chống sâu, kiến mối.

       – Thời điểm trồng: Cây trong bầu vừa nhú lá nhám (lá thật) là bắt đầu đem trồng ngay ngoài đồng, nếu chậm trễ bộ rễ ăn lan ra ngoài bầu khi đem trồng cây đứt nhiều rễ làm cây lên yếu hoặc dễ chết cây ngoài đồng.

       b) Chăm sóc

       – Bón phân

       + Bón lót: Lượng phân bón lót cho 10.000 m2; Phân chuồng hoai 10.000 kg, vôi 1.200 kg, DAP 100 kg; khi làm đất rải toàn bộ vôi và phân.

       + Bón thúc:

– Lần 1: Sau trồng 7-10 ngày, pha 2-3 kg Siêu lân hữu cơ vơi 400-500 lít nước sạch tưới cho 1ha

– Lần 2: Sau trồng 15-20 ngày, pha 3-4kg Siêu lân hữu cơ vơi 500-600 lít nước sạch tưới/phun ướt đẫm cả lá cây và gốc cho 1ha

– Lần 3: Sau trồng 20-27 ngày, pha 4-5kg Siêu lân hữu cơ + 2 kg Lớn trái nhanh + 1 lít can xi bo vơi 700-800 lít nước sạch tưới/phun ướt đẫm cả lá cây và gốc cho 1ha

– Lần 4: Sau trồng 35– 40  ngày, khi cây ra hoa rộ, pha 4-5kg Siêu lân hữu cơ + 2 kg Lớn trái nhanh + 1 lít can xi bo vơi 700-800 lít nước sạch tưới vào gốc cho 1ha

       * Lần 5: Khi cây được khoảng 40 – 45 ngày (bón lượng phân như lần 4).

       ► Sau khi thu hoạch lần đầu cứ 07 ngày pha 4-5kg Siêu lân hữu cơ + 2 kg Lớn trái dưa hấu + 1 lít can xi bo vơi 700-800 lít nước sạch tưới vào gốc cho 1ha

       Chú  ý: Do đất tốt xấu khác nhau nên công thức phân trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Giới thiệu phân bón Siêu lân tại đây

Giới thiệu phân bón Lớn trái dưa hấu tại đây

       – Tưới nước

       Dẫn nước vào mương tưới thấm, mướp rất sợ úng nước, mương tưới bị đọng nước lâu quá 10 giờ phải khai thông thoát nước. Do đó đất cần phải được thoát nước tốt. Tưới nước đều đặn theo chu kỳ, tùy theo độ bốc thoát hơi nước, độ ẩm của đất.

       c) Làm cỏ

       – Nhổ cỏ xung quanh gốc mướp bằng tay hoặc phun thuốc diệt cỏ.

 III. PHÒNG CHỐNG SÂU BỆNH HẠI CHÍNH

       Ưu tiên áp dụng Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) để phòng chống sâu bệnh hại trên cây mướp:

       – Làm đất, phơi đất trước khi trồng ít nhất 02 tuần để diệt trứng, nhộng sâu hại.

       – Áp dụng tốt biện pháp sử dụng giống và canh tác đã nêu ở các phần trên.

       – Bảo vệ thiên địch và vi sinh vật có ích để khống chế sâu bệnh hại.

       – Khi sử dụng thuốc BVTV phải tuân thủ nguyên tắc “4 đúng”, ưu tiên thuốc có nguồn gốc sinh học để quản lý sâu bệnh hại.

       1. Sâu hại

       a) Ruồi đục trái (Bactrocera cucurbitae)

       * Nhận dạng: Ruồi có hình dạng và kích thước rất giống ruồi đục trái cây, nhưng chỉ gây hại trên các cây họ bầu bí.

       * Tập tính gây hại: Ấu trùng là dòi có màu trắng ngà, đục thành đường hầm ngoằn ngèo bên trong trái làm trái thối vàng, rụng sớm.

       * Biện pháp phòng chống

       – Thu gom tiêu diệt trái rụng xuống đất, cày phơi đất sau vụ hoặc cho nước ngập ruộng vài ngày để diệt nhộng.

       – Phun sớm khi ruồi mới phát sinh gây hại, có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục thuốc BVTV của Việt Nam khuyến cáo để phun trừ, như hoạt chất Emamectin benzoate + Petroleum oil,… liều lượng sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn. Cũng có thể dùng giấy báo, bao nilong để bao trái sau khi trái đậu 02 ngày.

       b) Bọ trĩ (Thrips palmi)

       * Nhận dạng

       – Trưởng thành nhỏ, dài 01 – 02 mm có màu đen. Trưởng thành đẻ trứng rải rác trong mô lá.

       – Trứng nhỏ mới đẻ màu trắng sữa, gần nở có màu vàng nhạt. Bọ trĩ non rất giống thành trùng nhưng không cánh màu vàng nhạt.

       * Tập tính gây hại

       – Thường xuất hiện ngay từ khi cây còn nhỏ và mật độ tăng dần khi cây phát triển thân lá mạnh. Bọ trĩ chích hút dịch ở lá, ngọn, thân non làm lá bị xoăn, cứng và giòn

       – Bọ trĩ hoạt động cả ban ngày và ban đêm, ban ngày chúng hoạt động tương đối nhanh nhẹn khi bị khua động chúng lẩn tránh sang lá khác hoặc giả chết rơi xuống đất. Chúng ẩn lấp trong lá nõn hoặc các chót lá quăn do bọ trĩ không ưa ánh sáng trực xạ. Khi trời râm mát chúng bò ra ngoài.

       * Biện pháp phòng chống

       – Nên luân canh với cây trồng khác họ trên đất trồng, vệ sinh đồng ruộng hạn chế nơi cư trú của bọ trĩ.

       – Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt. Trong mùa khô nóng, tưới đều đặn bằng cách phun mưa để cho ruộng ẩm và mát, hạn chế bọ trĩ phát triển.

       – Khi mật độ bọ trĩ cao có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục thuốc BVTV của Việt Nam khuyến cáo để phun trừ, như hoạt chất Abamectin + Petroleum oil, Emamectin benzoate, Thiamethoxam, Spinetoram… Liều lượng sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn.

       – Bọ trĩ có tính kháng thuốc mạnh cần phải luân phiên thuốc giữa các lần phun, khi sử dụng thuốc có thể pha thêm chất bám dính hoặc dầu khoáng để tăng khả năng phòng trừ.

       c) Ruồi đục lá (Liriomyza trifolii)

       * Nhận dạng

       – Trưởng thành là loài ruồi nhỏ, dài 1,5 – 2,0 mm, màu đen. Sâu non dạng dòi, màu vàng nhạt, mình dẹt không chân.

       – Ruồi trưởng thành hoạt động ban ngày, đẻ trứng trong mô biểu bì mặt trên lá. Dòi nở ra đục dưới lớp biểu bì lá thành những đường vòng vèo màu trắng, có thể nhìn thấy con dòi dưới đường đục. Một lá có thể bị nhiều dòi phá hại, nhiều vết đục làm lá bị cháy khô, cây sinh trưởng kém.

       – Ruồi đục lá thường xuất hiện và gây hại suốt thời gian sinh trưởng của cây nhưng mật độ cao thường ở thời kỳ cây bắt đầu ra hoa – quả, chúng gây hại nặng vào các tháng 3 – 5 và 10 – 11.

       * Tập tính gây hại

       Dòi phá hại từ khi cây mới mọc lá mầm cho đến khi ra hoa, có quả. Mùa khô bị hại nặng hơn mùa mưa. Vòng đời trung bình 15 – 20 ngày, thời gian sâu non phá hại 10 – 12 ngày.

       * Biện pháp phòng chống

       – Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt để vượt qua tác hại của ruồi, ngắt bỏ các lá bị ruồi hại nặng.

       – Phun thuốc sớm khi ruồi mới phát sinh gây hại có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục thuốc BVTV của Việt Nam khuyến cáo để phun trừ, như hoạt chất Emamectin benzoate + Petroleum oil,… liều lượng sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn.

       d) Rầy mềm (Brevicoryne brassacicae)

       * Nhận dạng: Còn được gọi là rầy mật, cả ấu trùng lẫn thành trùng đều rất nhỏ, dài độ 1 – 2 mm, có màu vàng, sống thành đám đông ở mặt dưới lá non từ khi cây có 02 lá mầm đến khi thu hoạch.

       * Tập tính gây hại: Rầy chích hút nhựa làm cho ngọn dây chùn đọt và lá bị vàng. Rầy truyền các loại bệnh siêu vi khuẩn như khảm vàng.

       * Biện pháp phòng chống

       – Chúng có rất nhiều thiên địch như bọ rùa, dòi, kiến, nhện nấm.

       – Chỉ phun thuốc khi nào mật số quá cao ảnh hưởng đến năng suất. Phun các loại thuốc phổ biến như trừ bọ rầy dưa.

       2. Bệnh hại

       a) Bệnh giả sương mai

       * Tác nhân: Do nấm Pseudoperonospora cubensis.

       * Triệu chứng

       – Bệnh phát sinh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây, nhưng phổ biến nhất là trên lá. Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ, không màu hoặc màu xanh nhạt sau đó chuyển sang màu xanh vàng đến nâu nhạt, hình tròn đa giác hoặc hình bất định. Vết bệnh nằm rải rác trên lá hoặc nằm dọc các gân lá thường có góc cạnh và bị giới hạn bởi các gân lá.

       – Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi (mưa phùn, nhiệt độ tương đối thấp), quan sát mặt dưới lá, chỗ vết bệnh thường thấy một lớp nấm mọc thưa, màu trắng xám (nên dễ nhầm lẫn với bệnh phấn trắng), bệnh nặng gây rách các mô tế bào, thậm chí làm lá biến dạng, cây phát triển yếu, toàn lá héo khô và chết.

       – Bệnh giả sương mai thường phát triển và gây hại mạnh ở mặt dưới của lá. Khi nhìn phía trên xuống chỉ thấy những đốm vàng loang lổ. Nguồn bệnh tồn tại trong lá và tàn dư cây bệnh.

       * Điều kiện phát sinh, phát triển

       – Bệnh xuất hiện trong điều kiện nhiệt độ thấp 18 – 20oC, trời âm u có sương mù, mưa phùn, ẩm độ cao > 80%. Gây hại cả thân, lá, bệnh thường gây hại từ lá gốc phát sinh dần lên phía trên.

       – Bệnh phát sinh sớm từ khi cây có 03 lá thật và càng cuối vụ càng nặng.

       * Biện pháp phòng chống

       – Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây trồng, có điều kiện nên ngâm nước ruộng một thời gian để diệt nấm.

       – Trồng luân canh với cây khác họ (cây dưa leo, khổ qua, bầu, bí là những cây trồng cùng họ) như vụ thứ nhất dưa leo, vụ thứ hai rau cải vụ thứ ba khổ qua…còn nếu để tận dụng lại màng phủ, chà cắm vụ thứ nhất là dưa leo, vụ thứ hai là các loại đậu như cove,…

       – Sử dụng màng phủ nông nghiệp giảm ẩm độ xung quanh gốc và để lá không tiếp xúc với mặt đất.

       – Mật độ trồng thưa hợp lý không quá dày để tránh bớt ẩm độ cao khi cây giao tán. Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, khi bệnh chớm phát nên ngừng bón phân đạm. Kết hợp với việc ngắt bỏ bớt lá già, lá sâu bệnh, dọn sạch cỏ dại trong luống, tỉa bỏ bớt các chồi phía trên để tạo thông thoáng.

       – Biện pháp hóa học: Khi bệnh chớm xuất hiện và gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát sinh gây hại của bệnh, có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục thuốc BVTV của Việt Nam khuyến cáo để phun trừ, như: hoạt chất Ningnanmycin; hoạt chất Streptomyces lydicus WYEC + Humic acid…. Liều lượng sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn, đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch.

       b) Bệnh thán thư

       * Triệu chứng

       – Trên lá: Bệnh thường xuất hiện ở các lá già bên dưới trước. Đốm bệnh là những đốm tròn không đều đặn, màu nâu hay nâu đen, kích thước khoảng 3 – 10 mm, đôi khi có những vòng khoen. Lá bệnh nặng có rất nhiều đốm và lá bị nhăn. Nếu trời ẩm sẽ thấy lớp bào tử hồng nơi vết bệnh. Bệnh lây lan nhanh làm lá cháy khô rồi rụng đi, để trơ lại thân cây.

       – Thân cũng bị cháy khô và teo tóp lại.

       – Trên trái: Đốm bệnh úng nước, màu nâu đen đến đen, dạng tròn rộng 01 – 02 cm, có vòng khoen, hơi lõm vào vỏ và cũng có bào tử hồng nơi vết bệnh. Các đốm bệnh phát triển nhanh và rải rác đều khắp vùng vỏ trái, có khi liên kết lại làm thành các vết thối rộng ra.

       * Điều kiện phát sinh phát triển

       Mầm bệnh có thể lưu tồn trong xác bã thực vật hay bám trên bề mặt hạt giống. Bệnh thường xảy ra vào những tháng có mưa nhiều. Bào tử lây lan chủ yếu do mưa. Bệnh xuất hiện nặng khi trời mưa hoặc ruộng tưới quá nhiều nước, ẩm độ cao.

       * Biện pháp phòng chống

       Tiêu hủy tàn dư thực vật sau mỗi mùa vụ. Khi bệnh chớm xuất hiện và gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát sinh gây hại của bệnh, có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất như Difenoconazole (min 96%), Flusilazole (min 92.5 %),…

         IV. THU HOẠCH

       Thu hoạch khi trái còn non, trọng lượng trái trung bình 0,3 – 0,5 kg, xếp nhẹ nhàng trái vào giỏ tránh bị xây xát và vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG BẮP CẢI TÍM AN TOÀN NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MƯỚP HƯƠNG CHO NĂNG SUẤT CAO AN TOÀN

QUY TRÌNH CANH TÁC ĐẬU CÔ VE NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU PHỘNG (LẠC)

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÀ TÍM NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU NGÓT HIỆU QUẢ

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU XANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CẢI BẸ XANH CHO NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC XÀ LÁCH

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU BẮP CHO NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG BÍ XANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MĂNG TÂY CHO NĂNG SUẤT CAO AN TOÀN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CẢI THẢO CHO NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG SÚP LƠ CHO NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY KHỔ QUA ĐẶT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY BẮP CẢI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY RAU

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CỦ CẢI TRẮNG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY ỚT NGỌT ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RAU HÚNG LỦI CHO NĂNG SUẤT THU HOẠCH QUANH NĂM

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG TẦN Ô (CẢI CÚC) AN TOÀN NĂNG SUẤT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU NGỰ AN TOÀN VÀ NĂNG SUẤT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU MỒNG TƠI THEO TIÊU CHUẨN AN TOÀN NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU ĐŨA NĂNG SUẤT CAO AN TOÀN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU RỒNG NĂNG SUẤT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU MUỐNG

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SU HÀO ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CẢI BÓ XÔI NĂNG SUẤT AN TOÀN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU CẦN NƯỚC

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY HÚNG QUẾ

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH RAU THỦY CANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY BÍ ĐỎ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY SU SU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY TỎI TA ĐẠT NĂNG SUẤT

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CÀ PHÁO ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

KỸ THUẬT TRỒNG HÀNH TÍM ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CÀ CHUA ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY ỚT ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY DƯA LEO ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CHĂM SÓC ĐẬU TƯƠNG

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CÁCH TRỒNG CÂY CỦ KIỆU NĂNG SUẤT CAO

Nguồn: Tổng hợp

#nongnghiepbenvung #quocgiaxanh #trongcaymuopdang #trongcaymuop #trongcaymuophuong #trongcaymuoptrongthungxop #trongcaymuopnhat #trongcaymuopdangtrongchau #cachtrongcaymuopdangrung #huongdantrongcaymuopdang #cachtrongcaymuophuongtrongthungxop #trongcaymuoptuhat #cachtrongcaymuopnhat #cachtrongcaymuopngot #cachtrongcaymuoptainha #cachtrongcaymuopranhieuqua #kythuattrongcaymuopdang #trongvachamsocmuop