QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG SÚP LƠ CHO NĂNG SUẤT CAO

Nhằm giúp bà con canh tác cây súp lơ bền vững đạt năng suất và chất lượng vượt trội, QUỐC GIA XANH tổng hợp chia sẻ tới bà con kỹ thuật, kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây đạt năng suất

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG SÚP LƠ CHO NĂNG SUẤT CAO

I. Đặc điểm:

Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng dinh dưỡng 23-250C ở giai đoạn hình thành hoa 17-200C. Cây ưa ánh sáng ngày dài, trong điều kiện ngày ngắn, cây kéo dài thời gian sinh trưởng, thời kỳ cây con yêu cầu ánh sáng mạnh, khi hình thành hoa cần ánh sáng dịu và yếu. Ẩm độ phù hợp 70-80%, trong điều kiện độ ẩm không khí thấp mà nhiệt độ cao thì hoa nhỏ.

II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

1. Giống: Hiện nay, có nhiều giống súp lơ của Úc, Nhật, Thái Lan sản xuất.

Tiêu chuẩn lựa chọn giống:

Độ tuổi 15 -25 ngày tuổi, chiều cao 8-12 cm, đường kính cổ rễ 1-2 cm, số lá thật 3-5 lá cây khỏa mạnh không dị hình, ngọn phát triển tốt, rễ không sưng và biểu hiện lạ.

2. Chuẩn bị đất: Chọn đất canh tác cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy,… (không gần nguồn nước ô nhiễm và nước thải của các nhà máy, bệnh viện).

Vệ sinh vườn, dọn sạch tàn dư thực vật của vụ trồng trước, rải vôi cày xới kỹ sâu khoảng 20-30cm. Trong trường hợp cần thiết, xử lý đất bằng Sincosin khi cày bừa làm đất để hạn chế tuyến trùng và rải đều Nebijin 0.3DP khi cày xới để hạn chế bệnh sưng rễ.

3. Trồng và chăm sóc: lên luống rộng 120cm cả rãnh, cao 15cm, mùa khô cao 10cm. Trồng hàng ba với khoảng cách 30x35cm, mật độ 55.000 cây/ha, trồng buổi chiều, trồng xong tưới duy trì đủ ẩm  để cây bén rễ tốt.

Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm như nước mạch ngầm, nước suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày để tưới rau.

Tưới nước: cung cấp lượng nước vừa đủ, tránh ngập úng gốc sẽ làm ảnh hưởng đến rễ, tưới 2 ngày 1 lần bằng nước sạch, chỉ tưới lướt chứ không cần tưới đẫm nước.

Trồng khoảng 45-50 ngày, khi mà 2 lá ở giữa nhỏ hẳn đi và bắt chéo nhau, đó là dấu hiệu điểm sinh trưởng đã xuất hiện, nụ hoa có đường kính 4-5cm thì tiến hành che hoa. Khi che có thể bẻ những lá phía dưới đậy lên hoa.

4. Phân bón và cách bón phân:

Phân bón: Lượng phân tổng số tính cho 1 ha/vụ:

Phân chuồng hoai: 25-30m3; phân hữu cơ vi sinh: 1.000kg (nếu thay thế hoàn toàn bằng phân hữu cơ thì lượng 5 tấn hữu cơ sinh học); vôi bột: 800-1.000kg, tùy theo pH đất canh tác;

– Phân vô cơ

Urê: 300kg; Lân nung chảy: 500kg; Kali: 300kg. Siêu lân hữu cơ 15kg

Bón lót trước khi trồng: (Toàn bộ 100% lượng Phân chuồng + Phân hữu cơ + Vôi +Lân) +100 kg urê +100kg kali.

Bón thúc lần 1 sau 7-10 ngày pha 40 kg urê + 3kg Siêu lân hữu cơ pha với 600 lít nước tưới đều

Bón thúc lần 2 sau 15-20 ngày pha 50 kg urê + 50kg kali + 5kg Siêu lân hữu cơ pha với 800 lít nước phun lá kết hợp tưới gốc

Bón thúc lần 3 sau 28-35 ngày pha 60 kg urê +60 kg kali+ 5kg Siêu lân hữu cơ pha với 1000 lít nước phun lá kết hợp tưới gốc

Bón thúc lần 4 sau 40-45 ngày pha 50 kg urê +90 kg kali+ 5kg Siêu lân hữu cơ pha với 1000 lít nước phun lá kết hợp tưới gốc ( có thể tách 5 kg Siêu lân hữu cơ +2 lít Canxi bo pha với 800 lít nước pha cho lần cuối cùng để tạo độ xốp, giòn và cứng khi vận chuyển cho cây súp lơ)

Giới thiệu phân bón Siêu lân tại đây

* Lưu ý:Phân bón lá sử dụng theo khuyến cáo in trên bao bì.

Chỉ sử dụng các loại phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

III. Thu hoạch, phân loại và xử lý bảo quản khi thu hoạch:

Trong điều kiện chăm sóc tốt bông nở đều sẽ thu hoạch từ 2-3 đợt, thu trong vòng 15 ngày là kết thúc. Khi thu tránh làm xây sát, dập nát thân, bông. Tuỳ theo yêu cầu của thị trường để thu theo kích cỡ bông, độ dài thân hoặc số lá bao. Xuất hàng đóng gói, vận chuyển theo yêu cầu của khách hàng.

Thu hoạch kết hợp bao tiêu ngay để đảm bảo phẩm chất vitamin và độ tuơi giòn cho Súp lơ

Chúc cô bác thành công và được mùa trúng giá!

I. Sâu hại và phòng trừ:

1. Sâu tơ: Là sâu gây hại nguy hiểm,  gây hại liên tục quanh năm, nặng nhất từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Kiểm tra đồng ruộng và chỉ phun thuốc khi mật độ sâu non trung bình 2 con/cây ở giai đoạn 2-3 tuần  sau trồng, 3 con trở lên ở giai đoạn 4-7 tuần . Không phun thuốc đặc trị sâu tơ khi sâu chưa xuất hiện ở ngưỡng trên.

– Đặc điểm

Trưởng thành là loài bướm nhỏ, thân dài 8-12mm, cánh trước màu xám nhạt, có nhiều đốm nhỏ màu trắng và đen xen kẽ, mép trên trắng và có 3 đường lượn sóng màu nâu đậm, phía ngoài có những lông tơ dài.

Trứng rất nhỏ, màu vàng, hình bầu dục, bám ở mặt dưới lá.

– Tập quán sinh sống và gây hại: Bướm hoạt động mạnh về đêm, mạnh nhất là từ chập tối đến nửa đêm. Bướm đẻ trứng rải rác hoặc từng cụm hay theo dây dọc ở mặt dưới lá.

Sâu non ăn toàn bộ biểu bì lá làm cho lá bị thủng lỗ. Nếu bị hại nặng sẽ làm giảm năng suất và chất lượng rau. Vòng đời trung bình 20-25 ngày, trong đó giai đoạn trứng 3-4 ngày, sâu non 12-15 ngày, nhộng 3-4 ngày, bướm đẻ trứng 3-4 ngày.

– Phòng trừ: Vệ sinh vườn, tiêu hủy tàn dư cây trồng khi thu hoạch. Trồng xen một số cây tiết ra mùi khó chịu để ngăn ngừa bướm sâu tơ như hành, tỏi. Tưới phun mưa lúc chiều mát là cách hữu hiệu phòng trừ sâu tơ bắt cặp, đẻ trứng. Bảo vệ các loài thiên địch của sâu tơ nhưong ký sinh, bọ đuôi kìm… Sâu tơ có khả năng kháng  thuốc cao nên có thể sử dụng luân phiên một số loại sau:

+ Các loại sinh học gốc BT như: Bacillus thuringiensis var. aizawai  (Xentari 350WDG); Bacillus thuringiensis var.kurstaki (Dipel 6.4WG, Delfin WG (32BIU), Biocin 16 WP);

+ Chlorantraniliprole (DuPontTM Prevathon® 5SC);

+ Abamectin (Abatin 1.8 EC, 5.4 EC, Agromectin 1.8 EC, Alfatin 1.8 EC, Shertin 1.8EC, 3.6EC, 5.0EC, Vertimec 1.8 EC, 084SC);

+ Abamectin + Chlorantraniliprole (Voliam targo 063SC);

+ Abamectin + Emamectin benzoate (TC-Năm Sao 20EC, 35EC);

+ Abamectin + Matrine (Miktox 2.0 EC);

+ Diafenthiuron (Pegasus 500SC, Pesieu 500SC);

+ Cypermethrin (Sec Saigon 5ME – 10M);

+ Emamectin Benzoate (Angun 5WDG;

Emamectin benzoate  (Silsausuper 3EC, 4EC, 5WP; Comda gold 5WG)…

2. Sâu xám (Agrotis ypsilon)

– Đặc điểm: Trưởng thành là loài bướm, cơ thể có nhiều lông màu xám, trứng lúc đầu có màu nhạt rồi chuyển sang màu đen đến nâu. Sâu non màu đen nâu, nhộng có màu nâu cánh gián.

Tập quán sinh sống và gây hại: Bướm hoạt động giao phối và đẻ trứng ban đêm, thích mùi chua ngọt. Đẻ trứng rời rạc thành từng quả trên mặt đất,.

Sâu non mới nở gặm lấm tấm biểu bì lá cây, sâu lớn tuổi sống dưới đất, ban đêm bò lên cắn đứt gốc cây. Sâu đẫy sức hoá nhộng trong đất.

Sâu xám phát sinh trong điều kiện thời tiết lạnh, ẩm độ cao, chủ yếu phá hại khi cây còn nhỏ.

– Phòng trừ:

Canh tác: Vệ sinh vườn, thu dọn cỏ dại trên vườn sau mỗi vụ đổi cây trồng khác họ, sát khuẩn vườn trước khi trồng vụ mới;

Biện pháp hóa học: Sử dụng một số loại  thuốc hoá học có hoạt chất:

Abamectin (Dibamec 1.8 EC, 3.6EC, 5 WG, Shertin 3.6EC, 5.0EC )

Permethrin (Pounce 1.5GR)

II. Bệnh hại và cách phòng trừ:

1. Bệnh thối gốc

– Triệu chứng: Ban đầu là những vết nứt thối trũng xuất hiện trên gốc thân cây và dần dần có thể xuất hiện trên lá, có hình đốm tròn màu nâu nhạt. Những cây bị bệnh thường có kích thước nhỏ hơn cây khác.

Các vết thối mục lan rộng và bao lấy thân phía trên mặt đất, làm cho cây bị héo và đổ. Thân cây khô và hoá gỗ, mô cây chuyển màu đen, đôi khi có viền đỏ tía. Bệnh gây hại cho cả cây con và cây lớn.

– Điều kiện phát sinh, phát triển: Nấm phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ 150C và ẩm độ không khí cao. Nguồn bệnh tồn tại trên hạt giống và tàn dư cây bệnh.

-Phòng trừ:

Kỹ thuật canh tác: Trồng cây giống sạch bệnh, vệ sinh vườn. Mùa mưa lên luống cao, thoát nước tốt.

– Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc có hoạt chất: Trichoderma viride; (Biobus 1.00WP)…; Validamycin: (Validacin 5SP); Ngoài ra có thể xử lý đất bằng Sunfat đồng CuSO4.

2. Bệnh cháy lá (Xanthomonas campestris )

– Triệu chứng: Bệnh gây hại ở cả cây giống và cây đã lớn. Lá của những cây giống nhiễm bệnh chuyển sang màu vàng và rụng . Trên cây lớn hơn, vết bệnh có màu vàng, hình chữ V xuất hiện trên rìa lá với mũi nhọn hướng vào trong. Những vết bệnh này lan dần vào giữa lá. Diện tích bị nhiễm bệnh chuyển sang màu nâu, các mô cây bị chết. Gân lá ở những vùng bị nhiễm chuyển màu đen có thể nhìn thấy khi cắt lá.

– Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển: Vi khuẩn phát triển ở nhiệt độ 30-320C, pH thích hợp 7,4. Tồn tại trong tàn dư cây trồng và trong hạt giống. Vi khuẩn xâm nhập qua vết thương do côn trùng hoặc cơ giới, mưa gió.

– phòng trừ:

Canh tác: Vệ sinh đồng vườn, thu dọn tàn dư  ngay khi thu hoạch, luân canh cây trồng khác họ, tránh các dòng nước chảy từ nơi bị bệnh. Chọn cây con khoẻ mạnh không có triệu chứng của bệnh. Thậm chí khi phát hiện nhiều cây con bị bệnh việc chọn cây giống khỏe cũng vô ích vì những cây khỏe có thể đã bị nhiễm vi khuẩn. Bón phân cân đối, không bón quá nhiều đạm.

Biện pháp hóa học: Sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất sau: Copper Oxychloride 16% + Kasugamycin  0.6%: (New kasuran 16.6BTN); Copper Hydroxide(DuPontTM Kocide 46.1 DF, Champion 77WP); Kasugamycin 2% (Kasuran 47WP).

3. Bệnh sương mai (Peronopora parasitica)

– Triệu chứng: Bệnh gây hại từ khi cây còn nhỏ trong vườn ươm cho đến khi cây lớn. Trên lá mầm và các lá thật của cây con xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng hoặc nâu. Trên cây lớn vết bệnh là những đốm tròn hoặc hình dạng bất định màu vàng nâu, trên đó có lớp mốc như lông mịn màu xanh đen. Vết bệnh ở dưới mặt lá được bao phủ một lớp trắng xốp như sương. Sau một thời gian vết bệnh khô lại, có màu nâu hoặc đen. Các vết bệnh lan rộng liên kết với nhau thành mảng cháy lớn trên lá, lá vàng và rụng.

– Điều kiện phát sinh, phát triển: Bệnh phát triển trong điều kiện thời tiết mát mẻ (10-150C) và ẩm ướt. Nấm bệnh tồn tại trên hạt giống, tàn dư cây trồng và các cây cỏ họ thập tự.

– Cách phòng trừ:

canh tác: Trồng mật độ thích hợp, hạn chế bón nhiều đạm nhất là trong mùa mưa

Biện pháp hóa học: Sử dụng một số hoạt chất sau: Chlorothalonil: (Forwanil 75WP);  Mancozeb + Metalaxyl (Vimonyl 72 WP, Ridomil MZ 72WP);Ningnanmycin: (Diboxylin 4SL, 8SL); Metalaxy: (Mataxyl 25WP); Acrylic acid 4 % + Carvacrol 1 % (Som 5DD); Ningnanmycin:

4. Bệnh lở cổ rễ

– Triệu chứng: Vết bệnh lõm sâu vào phần thân giáp mặt đất và có màu hơi sẫm. Cây bị bệnh phát triển kém, bắp nhỏ, bị nặng có thể héo và chết.

Trong điều kiện ẩm ướt bệnh lây lan sang các lá bên cạnh và gây thối bông. Toàn bộ bông có thể bị thối khô, bắt đầu từ những lá bao phía ngoài. Trên chỗ thối có các hạch nhỏ màu nâu.

– Điều kiện phát sinh, phát triển: Bệnh phát triển trong điều kiện thời tiết ẩm ướt và nhiệt độ trong đất cao.

– Phòng trừ:

canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, trồng cây giống sạch bệnh.

Biện pháp hóa học: sử dụng một số hoạt chất:

Validamycin (Tung vali 3SL, 5SL, Valivithaco 3SC); Copper citrate: (Heroga 6.4SL),…; Trichoderma viride: (Biobus 1.00 WP); Copper citrate: (Heroga 6.4SL),…; Cytokinin: (Etobon 0.56SL); Trichoderma viride: (Biobus 1.00 WP).

5. Bệnh sưng rễ

– Triệu chứng: Bộ phận rễ bị biến dạng sưng phồng lên, có các kích cỡ khác nhau tùy thuộc thời kỳ và mức độ nhiễm bệnh.

Cây dần biểu hiện các triệu chứng sinh trưởng chậm, cằn cỗi, lá biến màu xanh bạc, có biểu hiện héo vào lúc trưa nắng, phục hồi vào lúc trời mát, khi bị nặng toàn thân cây héo rũ kề cả khi trời mát, lá chuyển màu xanh bạc, nhợt nhạt, héo vàng và cây bị chết hoàn toàn.

– Bệnh hại vùng rễ, gây biến dạng, làm giảm khả năng hút nước, dinh dưỡng và khả năng chống chịu của cây, dẫn đến việc xâm nhập dễ dàng của một số loài nấm, khuẩn gây nên sự thối mục đen toàn bộ rễ cây. Khi cây bị nhiễm bệnh sớm (giai đoạn vườn ươm, hồi xanh) cây khó phục hồi và chết, nhưng nếu cây bị nhiễm ở giai đoạn muộn hơn (giai đoạn hình thành bắp, phân hoá hoa) cây có thể cho thu hoạch nhưng năng suất giảm, chất lượng kém.

– Đặc điểm: Nấm có thể tồn tại trong đất 7-10 năm ở dạng bào tử tĩnh, cũng có thể lâu hơn. Bệnh phát triển thích hợp trong đất chua và nhiệt độ từ 18-250C. những cây bên cạnh hoặc di chuyển, phát tán xa hơn. Bào tử tĩnh được hình thành rất nhiều trong tàn dư cây bệnh và giải phóng ra đất khi rễ cây bị phân

-phòng trừ:

canh tác: Xử lý dụng cụ (khay, máy dập khuôn, xẻng, cuốc…) bằng formol 2-3%  mỗi lần sử dụng, xử lý đất bằng Nebijin 0.3DP (3kg/10m3 giá thể) hoặc xử lý bằng nhiệt. Điều chỉnh pH đất của giá thể > 6,5 bằng vôi. Sử dụng nước máy, nước ngầm để tưới. Không được sử dụng nước ao hồ. Vệ sinh vườn ươm định kỳ 01 tháng/lần. Tiêu huỷ tàn dư cây con không đủ tiêu chuẩn xuất vườn

Luân canh cây trồng với cây khác họ. Nhổ bỏ, gom và tiêu huỷ sớm các cây bị nhiễm bệnh.

-Biện pháp  hoá học:Xử lý đất trước khi trồng bằng Nebijin 0,3DP (Flusulfamide) liều lượng 300kg/ha.

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG BẮP CẢI TÍM AN TOÀN NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MƯỚP HƯƠNG CHO NĂNG SUẤT CAO AN TOÀN

QUY TRÌNH CANH TÁC ĐẬU CÔ VE NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU PHỘNG (LẠC)

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MƯỚP CHO NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÀ TÍM NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU NGÓT HIỆU QUẢ

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU XANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CẢI BẸ XANH CHO NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC XÀ LÁCH

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU BẮP CHO NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG BÍ XANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MĂNG TÂY CHO NĂNG SUẤT CAO AN TOÀN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CẢI THẢO CHO NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY KHỔ QUA ĐẶT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY BẮP CẢI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY RAU

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CỦ CẢI TRẮNG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY ỚT NGỌT ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RAU HÚNG LỦI CHO NĂNG SUẤT THU HOẠCH QUANH NĂM

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG TẦN Ô (CẢI CÚC) AN TOÀN NĂNG SUẤT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU NGỰ AN TOÀN VÀ NĂNG SUẤT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU MỒNG TƠI THEO TIÊU CHUẨN AN TOÀN NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU ĐŨA NĂNG SUẤT CAO AN TOÀN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU RỒNG NĂNG SUẤT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU MUỐNG

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SU HÀO ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CẢI BÓ XÔI NĂNG SUẤT AN TOÀN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU CẦN NƯỚC

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY HÚNG QUẾ

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH RAU THỦY CANH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY BÍ ĐỎ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY SU SU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY TỎI TA ĐẠT NĂNG SUẤT

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CÀ PHÁO ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

KỸ THUẬT TRỒNG HÀNH TÍM ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY CÀ CHUA ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY ỚT ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY DƯA LEO ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CHĂM SÓC ĐẬU TƯƠNG

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CÁCH TRỒNG CÂY CỦ KIỆU NĂNG SUẤT CAO

Chúc cô bác thành công và được mùa trúng giá!

Cô bác liên hện hỗ trợ miễn phí 0944 366 678

Nguồn: Nông nghiệp tổng hợp

#nongnghiepbenvung #quocgiaxanh #trongcaysuplo #kythuattrongcaysuploxanh #quytrinhkythuattrongcaysuplo #cachtrongvachamsoccaysuploxanh #cachtrongcaysuplo #cachtrongcaysuploxanh #kythuattrongcaysuplo #caysuplo #cachtrongvachamsoccaysuplo