BỆNH GỈ SẮT TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH
Việc nắm rõ bệnh gỉ sắt trên cây cà phê là rất quan trọng để phòng ngừa sớm, có thể đạt năng suất cà phê cao. Do đó Quốc Gia Xanh xin được chia sẻ những kinh nghiệm về bệnh gỉ sắt trên cây cà phê với bạn đọc.
Tác hại của bệnh gỉ sắt trên cà phê
Ban đầu bệnh gây hại trên lá, sau đó đến thân rồi quả, cây bị bệnh sẽ bị rụng lá dẫn đến mất sức, kém phát triển, khả năng đậu quả thấp, năng suất suy giảm nghiêm trọng. Trường hợp cây bị bệnh nặng có thể làm cây suy kiệt rồi chết khô.
Dấu hiệu nhận biết bệnh gỉ sắt cà phê
Bệnh gỉ sắt thường xuất hiện ở mặt dưới lá với những chấm nhỏ có màu vàng nhạt trông như những giọt dầu. Sau đó ở giữa những vết bệnh xuất hiện lớp bột màu vàng cam, đó chính là bào tử của nấm gỉ sắt. Vết bệnh chuyển dần sang màu trắng, từ trung tâm ra ngoài và cuối cùng là những vết cháy màu nâu đen trên lá. Các vết cháy có thể liên kết với nhau dẫn đến việc cháy toàn bộ lá. Bệnh gỉ sắt thường xuất hiện trong thời gian bắt đầu mùa mưa.
Nguyên nhân của bệnh gỉ sắt cà phê
Bệnh do nấm Hemileia vastatrix B và Br gây hại. Đây là loại nấm chuyên ký sinh trên cây cà phê. Hiện nay có tới 32 chủng sinh lý của nấm H. Vastatrix B & Br có thể ảnh hưởng đến cây cà phê.
Trong mùa khô bào tử nấm có thể ẩn mình trên lá dưới dạng các nốt nhỏ màu nâu, tồn tại nhiều tháng, khi gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ 22 – 24 độ C, độ ẩm 80 – 90%) các bào tử sẽ nảy mầm, sinh sôi và lây lan sang các cây khác, tàn phá vườn cà phê.
Bào tử nấm lây lan là nhờ gió, côn trùng và quá trình tác động khi chăm sóc cây cà phê (như cắt cành, thu hoạch…).
Do yêu cầu về nhiệt độ và độ ẩm, nên bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 5) ở Tây Nguyên, ở các tỉnh phía bắc là tháng 9-10.
Cách phòng trừ bệnh gỉ sắt cà phê
Biện pháp canh tác
- Chọn giống không mang mầm bệnh, mua giống ở những nơi uy tín chất lượng.
- Nên mua giống mang tính kháng bệnh, đã được các chuyên gia nghiên cứu và nhân giống ra. Sử dụng giống kháng bệnh gỉ sắt: đối với cà phê vối là các giống TR4, TR5, … TR9, TRS1, đối với cà phê chè là các giống TN1, TN2, TN3…TN10.
- Ghép cải tạo các cây có sẵn bằng giống cà phê cao sản và kháng bệnh như đã kể trên
- Làm đất sạch và bón vôi cải tạo đất trước khi canh tác từ 15-20 ngày.
- Nên bón phân hữu cơ sẽ giảm nguy cơ bị bệnh cho cây, nếu bón phân chuồng nên ủ hoai và trộn với các nấm đối kháng trước.
- Thăm vườn thường xuyên, quan sát thật kỹ nếu phát hiện bệnh chữa trị kịp thời, không ảnh hưởng đến năng suất.
- Cắt tỉa cành, vệ sinh dọn sạch cỏ, rác quanh gốc để không để các ổ bệnh trú ngụ, phát triển, kiến không trú ngụ mang trứng lây lan cây khác.
- Cắt tỉa cành bị gây hại nặng, sát đất đem đi tiêu hủy hạn chế sự phát triển của rệp sáp.
- Khử trùng vệ sinh các dụng cụ trước và sau khi cắt tỉa cành, cắt kéo hay dụng cụ bén.
- Chọn giống có năng suất cao, sinh trưởng khỏe, kháng tốt với sâu bệnh.
- Chế độ bón phân, tưới nước cân đối hợp lý để cây có khả năng chống chịu bệnh tốt. Cần theo dõi cây đang canh tác để có thể tưới nước đúng chế độ cây. Không nên tưới nước vào buổi tối tránh tình trạng nấm phát triển.
Biện pháp hoá học
- Phun phòng bệnh vào đầu mùa mưa bằng các loại thuốc hóa học:
- Hexaconazole (Vivil 5SC, Anvil 5 SC, Thonvil 5SC);
- Propiconazole (Tilt 250 EC, Bumper 250 EC)
- Carbendazim (Daphavil 50 SC, Arin 25SC);
- Triadimefon (Bayleton 250 EC, Encoleton 25 WP)
- Trichoderma viride (Biobus 1.00WP);
- Difenoconazole + Propiconazole (Tilt Super 300EC, Tilindia super 400EC).
- Vào tháng 6, 7 khi bệnh xuất hiện có thể phun thuốc 2 – 3 lần cách nhau 7-10 ngày. Nên phun khi vết bệnh chưa xuất hiện lớp nấm màu vàng.
Lưu ý: Khi cây đang bệnh không nên bón phân, tuỳ mỗi loại cây bệnh có thể bón phân giúp cây có sức đề kháng bệnh nhưng rất ít. Hầu như bón phân khi cây bệnh sẽ khiến cây bệnh nặng hơn khó điều trị. Vì vậy không nên dùng phân khi cây đang bệnh. Sau khi cây hết bệnh để phục hồi cây nhanh lấy lại sức sống chúng ta nên dùng phân Siêu lân hữu cơ để cây có thể phát triển trở lại.
#phanbon #benhgisatcaphe #benhgisat #tachaibenhgisat #dauhieubenhgisat #nguyennhanbenhgisat #bienphapcanhtac #bienphaphoahoc #phanbonsieulanhuuco #quocgiaxanh
- Siêu lân Hữu cơ 500g
- Lớn trái nhanh 1 kg
- To củ khoai mì, khoai lang 1kg
- Humic max us 200g
- Lớn trái dưa hấu 500g
CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP
MỘT SỐ CÂY TRỒNG GIÚP XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ RẤT HIỆU QUẢ
BỆNH ĐỐM PHẤN (SƯƠNG MAI) VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
BỆNH RỆP APHIDS VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BIỂU HIỆN BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC
BỆNH THỐI RỄ ĐEN TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA
BỆNH HÉO RŨ (HÉO VÀNG) TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG
CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN I.P.M (TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP)
BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN NHƯNG XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ BẠN RẤT HIỆU QUẢ
ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG
RỆP SÁP GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
ĐIỀU CẦN BIẾT CÁC LOẠI SÂU BỆNH CHÍNH TRÊN CÂY CÀ PHÊ
VE SẦU GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA
Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.
Tel: 02573 506 678 Hotline: 0843 477 788
Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com
Website: http://phanbonquocgiaviet.com