BỆNH VÀNG LÁ CHẾT CHẬM TRÊN CÂY TIÊU

BỆNH VÀNG LÁ CHẾT CHẬM TRÊN CÂY TIÊU

Mùa mưa cây rất dễ bị nấm bệnh xâm nhập gây hại, để cây có thể đạt năng suất kinh tế cao chúng ta nên phòng ngừa trước. Sau đây Quốc Gia Xanh xin được chia sẻ những kinh nghiệm về bệnh chết chậm trên cây tiêu với bạn đọc, để có thể phòng ngừa và điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Biểu hiện bệnh chết chậm

Bệnh chết chậm (vàng lá) là bệnh làm giảm sự phát triển của cây hồ tiêu. Trên cây bị bệnh, các lông hút bị chết ở nhiều mức độ khác nhau, những triệu chứng biểu hiện tại bộ phận ở trên cao của cây quan sát được, sau khi những lông hút bị chết đáng kể.

Làm cho cây tiêu bị bệnh sinh trưởng, phát triển chậm. Lá vàng, rụng lá và rụng đốt dần, rễ có những cục u mọc riêng lẻ hoặc thành chuỗi. Cây chết sau một vài năm bị bệnh nên có tên gọi là bệnh chết chậm trên cây tiêu.

Nguyên nhân của bệnh chết chậm:

Tuyến trùng Meloidogyne incognita và nấm Fusarium solani là hai tác nhân chính gây bệnh. Ban đầu tuyến trùng tấn công vào bộ rễ gây ra những vết thương tổn trên rễ, tạo điều kiện cho nấm Fusarium tấn công.

Rễ tiêu bị nhiễm nấm yếu dần, việc cung cấp nước và dinh dưỡng cho phần cành lá bên trên không hiệu quả. Đồng thời theo thời gian sợi nấm và bào tử sẽ lan dần lên phần thân và cành, rễ bắt đầu thối và cây sẽ chết. Ngoài tuyến trùng, rệp sáp cũng là một nguyên nhân làm cho rễ cây, thân cây tổn thương tạo điều kiện cho nấm Fusarium tấn công và sinh sôi nảy nở.

Rễ cây tiêu bị bệnh chết chậm

 

Nước mang các bào tử nấm bệnh lây lan sang các cây lân cận và từ đó lan rộng ra, đây là nguyên nhân vì sao bệnh chết chậm thường xuất hiện và lây lan mạnh vào mùa mưa.

Phòng trừ bệnh chết chậm cây tiêu

Biện pháp canh tác

- Mua giống nơi có uy tín, đảm vảo chất lượng giống không mang bệnh và có tính kháng bệnh, đạt hiệu quả kinh tế cao.

-  Sử dụng các chế phẩm sinh học, cây hồ tiêu theo đúng lượng và hướng dẫn sử dụng để nâng cao sức đề kháng cho cây và giảm lượng phân bón hóa học.

– Không trồng tiêu trên các vườn cà phê, vườn tiêu vừa bị tuyến trùng phải nhổ bỏ, nếu muốn trồng lại thì phải tiến hành cày xới, thu gom rễ, phơi đất, sau đó luân canh ít nhất 2-3 vụ màu. Để diệt mầm tuyến trùng còn sót lại trong đất, bón vôi xử lý trước 10-15 ngày khi sang vụ khác.

– Xử lý hom tiêu ngay khi cắt và ươm bầu bằng các loại thuốc trị nấm.

– Hố trồng tiêu cần xử lý bằng các loại thuốc trị nấm và phải chuẩn bị trước 10-15 ngày trước khi trồng tiêu. Tạo môi trường thông thoáng cho vườn tiêu nhất là vào mùa mưa. Đối với cây trụ sống làm trụ tiêu cần rong tỉa mạnh đầu mùa mưa.

– Chọn các giống tiêu có khả năng sinh trưởng khỏe mạnh và kháng bệnh. Khi trồng tiêu tốt nhất không nên tạo bồn, đồng thời cần phải có rãnh thoát nước ở giữa các hàng tiêu, tránh hiện tượng đọng nước ở gốc tiêu tạo điều kiện sinh sôi các loại nấm bệnh cho cây.

– Nên tủ gốc bằng rơm rạ hoặc cỏ rác không có khả năng tái sinh vào sát gốc mà cách gốc 20-30cm, tưới nước vừa đủ, hạn chế tưới tràn làm bệnh lây lan nhanh hơn. Không nên tưới nước vào buổi tối vì điều kiện này thích hợp cho nấm phát triển.

– Nên tỉa cành và lá tiêu cách mặt đất 20-30cm tạo sự thông thoáng nơi gốc tiêu tránh tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển. Có thể quét Vaccin kết hợp Siêu đồng vào phần thân tiêu gần mặt đất nhằm hạn chế tối đa sự xâm nhập của mầm bệnh với cây trồng.

– Khi bón phân hóa học cần pha loãng để tưới, không nên bón nhiều trong một lần làm xót rễ, nấm dễ tấn công. Hạn chế bón phân hoá học, mà nên bón phân chuồng hoai mục có trộn ủ với nấm đối kháng trichoderma, phân hữu cơ hoặc phân xanh sẽ cải thiện cho đất hơn. Phân bón nên trộn chế phẩm sinh học trị nấm và ngừa nấm trước khi trồng khoảng 15 ngày. Bón phân cân đối không thừa đạm gây nhiều bệnh nguy hại cho cây.

– Mọi thao tác đào rãnh, xăm đất, cày xới, làm cỏ nên cách gốc tiêu 30cm, hạn chế tối đa làm tổn thương bộ rễ là điều kiện cho các nấm, vi khuẩn xâm nhập cây. Nhổ cỏ bằng tay ở phần sát gốc tiêu.

– Hàng năm nên dùng các loại thuốc diệt nấm, diệt tuyến trùng tưới hoặc phun vào gốc tiêu.

- Khi phát hiện cây bị bệnh không cứu vãng được nên nhổ bỏ đem ra khỏi vườn tiêu huỷ ngay, rải vôi ngay gốc cây nhổ bị bệnh. Không nên trồng lại cây tiêu vụ tiếp theo mà nên luân canh trồng khác.

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện bệnh sớm để kịp thời chữa trị không ảnh hưởng đến năng suất của cây.

- Tưới nước phù hợp cây trong mỗi giai đoạn, chúng ta nên nắm rõ và chăm sóc cây. Không nên tưới nước vào buổi tối để không tạo điều kiện cho nấm phát triển.

Biện pháp hoá học

Để phòng bệnh từ năm thứ 2 tiến hành tưới vào gốc tiêu dung dịch Bordaux 1% (Còn gọi là thuốc Boóc-đô). Tưới 2-3 lần chia đều suốt mùa mưa.

Hàng năm nên dùng các loại thuốc diệt nấm, diệt tuyến trùng tưới hoặc phun vào gốc tiêu để phòng ngừa.

Các loại thuốc sử dụng thường chứa hoạt chất Metalaxyl, Mancozeb, Streptomycin, Kasugamycin, Copper Citrate, Tebuconazole,…

Khi bệnh bắt đầu xuất hiện, nên dùng các thuốc Trepachbul 607SL, Alpine 80WP, 800WDG, Mexyl MZ 72 WP, Coc 85, Ridomil Gold 68wg,…phun hoặc tưới vào gốc 2-3 lần /năm, chia đều suốt mùa mưa để phòng bệnh, nếu để chữa bệnh thì phun 1 lần/tháng đến khi hết bệnh.

Chú ý: Tuyệt đối không bón phân chứa nhiều đạm cho cây đang bị chết chậm, cây sẽ chết nhanh hơn.

Lưu ý: Khi cây đang bệnh không nên dùng phân khi cây đang bệnh. Sau khi cây hết bệnh để phục hồi cây nhanh lấy lại sức sống chúng ta nên dùng phân Siêu lân hữu cơ + Humic max Us để cây có thể kích rễ và ổn định pH, đâm chồi, đẻ nhánh phát triển cây.

#phanbon #caytieu #cayhotieu #benhchetcham #phongbenh #bienphapcanhtac #biepphaphoahoc  #dauhieubenhchetcham #nguyennhanbenh #bienphaphoahoc #humicmaxus #quocgiaxanh 

CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP

NHỮNG LƯU Ý BÓN PHÂN KHI CÂY TRỒNG BỊ BỆNH VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY TRỒNG

MỘT SỐ CÂY TRỒNG GIÚP XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ RẤT HIỆU QUẢ

BỆNH ĐỐM PHẤN (SƯƠNG MAI) VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH RỆP APHIDS VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

BỆNH KHẢM LÁ TRÊN CÂY SẮN

BIỂU HIỆN BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC

BỆNH THỐI RỄ ĐEN TRÊN CÂY TRỒNG

BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA

BỆNH HÉO RŨ (HÉO VÀNG) TRÊN CÂY TRỒNG

CÁC BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG

BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG

CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU

ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG

NGUYÊN TẮC CƠ BẢN I.P.M (TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP)

BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN NHƯNG XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ BẠN RẤT HIỆU QUẢ

ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ

NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG

RỆP SÁP GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

ĐIỀU CẦN BIẾT CÁC LOẠI SÂU BỆNH CHÍNH TRÊN CÂY CÀ PHÊ

VE SẦU GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA

Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.

Tel:   02573 506 678            Hotline: 0843 477 788

Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com        

Website: http://phanbonquocgiaviet.com