KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAM RA QUẢ NHẴN BÓNG ĐỀU ĐẸP

Nhằm giúp bà con canh tác đạt năng suất và chất lượng vượt trội, QUỐC GIA XANH tổng hợp chia sẻ tới bà con kỹ thuật, kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây đạt năng suất.

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAM RA QUẢ NHẴN BÓNG ĐỀU ĐẸP

Công ty Quốc Gia Xanh xin điểm qua vài lưu ý để bà con trồng quả cam được nhẵn bóng, lớn tròn đều trái,… đạt hiệu quả kinh tế cao khi trồng cam.

Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến cây cam

* Nhiệt độ 

Cam có thể trồng ở vùng có nhiệt độ từ 12 – 390C, trong đó nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23 – 290C. Nhìn chung nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sống của cây cũng như năng suất, chất lượng quả.

Nhiệt độ tốt nhất cho sinh trưởng của các đợt lộc trong mùa xuân là từ 12 – 200C, trong mùa hè từ 25 – 300C còn cho hoạt động của bộ rễ từ 17 – 300C. Nhiệt độ tăng trong phạm vi từ 17 – 300C thì sự hút nước và các chất dinh dưỡng tăng và ngược lại, do liên quan đến bốc hơi nước và hô hấp của lá.

* Ánh sáng: Cam không ưa ánh sáng mạnh, khi ánh sáng lúc 8 giờ và 16 – 17 giờ những ngày quang mây mùa hè.

* Nước: Các thời kỳ cần nước của cam là các thời kỳ: Bật mầm, phân hoá mầm hoa, ra hoa và phát triển quả. Cây không thích hợp trồng đất giữ nước, cam thích hợp trồng đất dốc đồi, cát pha.

* Gió:  Gió vừa phải có ảnh hưởng tốt tới việc lưu thông không khí, điều hoà độ ẩm, giảm hại sâu bệnh, cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên tốc độ gió lớn ảnh hưởng đến khả năng đồng hoá của cây đặc biệt những vùng hay bị gió bão sẽ làm cây gẫy cành rụng quả ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất.

* Đất: Cam có thể trồng được trên nhiều loại đất, tuy nhiên trồng trên đất xấu việc đầu tư sẽ cao hơn và hiệu quả kinh tế sẽ thấp hơn trồng trên đất tốt.

Đất tốt đối với cam thể hiện ở mấy mặt chủ yếu sau:

– Đất phải giàu mùn, giàu chất dinh dưỡng.

– Độ chua (PH): Độ pH thích hợp là 5,5 – 6,5

– Thành phần cơ giới cát pha hoặc đất thịt nhẹ để thoát nước tốt mỗi khi vào mùa mưa.

– Độ dốc nghiêng từ 3 – 8 độ.

   Kỹ thuật trồng và chăm sóc

 Tiêu chuẩn giống trồng

- Cây giống phải được nhân từ cây mẹ đầu dòng tuyển chọn và phải đạt tiêu chuẩn.

- Mua giống nơi uy tín, chất lượng.

 - Giống cây không mang mầm bệnh, có sức đề kháng sâu bệnh cao.

 Chọn đất trồng và chuẩn bị đất trồng 

*  Chọn đất: có tầng dày, kết cấu xốp để giữ mầu, và thoát nước tốt, giàu mùn và các chất dinh dưỡng. Độ dốc của đất từ 3 – 200  (tốt nhất là 3-80 ).

* Chuẩn bị đất trồng

- Làm đất dọn cỏ và và hố trồng, rải vôi cải tạo đất trước khi trồng tầm 15 ngày.

- Chuẩn bị mương, rãnh tưới tiêu nước thoát nước kịp khi vào mua mưa tránh tình trạng ngập nước quanh gốc không thoát nước được gây nhiều bệnh cho cây

- Bố trí mật độ trồng phụ thuộc vào và khả năng đầu tư thâm canh, khoảng cách cây trồng phù hợp tuỳ loại đất bằng hoặc độ nghiêng dốc. Khoảng cách 3 m ´ 4 m (tương ứng với 830 cây/ ha).  Đối với những vùng đất tốt hoặc có điều kiện đầu tư thâm canh và áp dụng các biện pháp đốn tỉa hàng năm có thể bố trí mật độ dày hơn từ 900 – 1.000 cây/ha.

Đối với đất bằng hoặc có độ dốc từ 3 – 50 nên bố trí cây theo kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu nanh sấu). Đất có độ dốc từ 5 – 100 phải trồng cây theo đường đồng mức, khoảng cách của hàng cây là khoảng cách của đường đồng mức. Ở độ dốc 8 – 100  nên thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang đơn giản, dưới 8 0 có thể áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, trên 10 0 phải thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang kiên cố.

 Đối với vườn diện tích nhỏ dưới 1ha không cần phải thiết kế đường giao thông, song với diện tích lớn hơn thậm chí tới 5 – 10 ha cần phải phân thành từng lô nhỏ có diện tích từ 0,5 đến 1ha/lô và có đường giao thông rộng để có thể vận chuyển vật tư phân bón và sản phẩm thu hoạch bằng xe cơ giới, đặc biệt đối với đất dốc cần phải bố trí đường lên, xuống và đường liên đồi. Độ dốc của đường lên đồi không quá 10 0.

Ở những vùng đất dốc, hàng cây được bố trí theo đường đồng mức và khoảng cách giữa 2 đường đồng mức là khoảng cách giữa 2 hình chiếu của cây. Khoảng cách cây được xác định như nhau trên cùng một đường đồng mức, đường đồng mức dài hơn thì có số cây nhiều hơn.

– Đào hố trồng và bón lót:

+ Kích thước hố rộng  0,8 – 1 m, sâu 0,8 – 1 m. Đất xấu cần đào rộng hơn.

+ Bón phân lót cho 1 hố:

Bón vôi đủ điều chỉnh pH đất về ngưỡng thích hợp (từ 6 – 6,5).

Trộn đất trồng với hỗn hợp 5-7kg phân chuồng hoai ủ hoặc 5-7 kg phân hữu cơ Chim yến + 5-8g humic max us, 200-300g NPK (20-20-15) để lót, toàn bộ lượng phân lót trên được trộn đều với tầng đất mặt và lấp hố. Lượng đất lấp hố cao hơn bề mặt hố từ 7 – 10 cm, dùng cọc thiết kế vườn đánh dấu tâm hố. Hố cần phải chuẩn bị trước khi trồng ít nhất trước 15 ngày.

 Trồng cây 

* Thời vụ trồng và cách trồng

– Thời vụ trồng tốt nhất vào tháng 2, 3 (có thể trồng vào tháng 8,9).

  – Cách trồng: Đào 1 hố nhỏ chính giữa hố trồng, đặt cây vào hố lấp đất vừa bằng cổ rễ hoặc cao hơn 2 – 3 cm. Không được lấp quá sâu, trồng xong phải tưới ngay và dùng cỏ hoặc rơm mục ủ gốc (lưu ý phải cách gốc từ 10 – 15 cm để tránh sâu bệnh xâm nhập).

* Chăm sóc sau khi trồng 

Tưới nước

Thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàn toàn bén rễ và phục hồi. Sau đó tuỳ thời tiết nắng mưa để chống hạn hoặc chống úng cho cây.

Trước khi thu hoạch 1 tháng ngừng tưới nước.

Về lượng nước tưới và số lần tưới phải dựa vào khả năng giữ nước của đất, lượng bốc hơi và lượng mưa để quyết định, phương pháp tưới có thể là tưới bề mặt hoặc tưới nhỏ giọt,… mỗi lần bón phân cần phải tưới nước để phân có thể hoà tan tạo điều kiện cho cây hấp thụ tốt hơn. Không nên tưới nước vào buổi tối tránh các bệnh về nấm cho cây.

 – Cắt tỉa tạo hình

+ Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ chưa mang quả: Việc cắt tỉa được tiến hành ngay từ khi trồng. Cây đưa ra trồng ở vườn có nhiều cành nhỏ và phân bố không đều. Để có được các dạng hình hợp lý (hình bán cầu), đề tài chọn để lại 3 cành to mập nhất phân bố đều về 3 hướng để làm cành khung gọi là cành cấp 1, các cành khác được cắt tỉa bỏ. Khi cành cấp 1 cao khoảng 50 – 60 cm thì cắt đoạn ngọn chỉ để lại đoạn cành dài 40 – 45 cm. Cành cấp 1 sau khi cắt tiếp tục mọc rất nhiều cành, song mỗi cành cấp 1 cũng chỉ để lại nhiều nhất 3 cành phân bố theo hướng thẳng đứng và vươn ra ngoài tán. Những cành này gọi là cành cấp 2. Tiếp tục làm như vậy sẽ có được các cành cấp 3, cấp 4,… Cắt bỏ những cành mọc xiên vào trong tán.

       + Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ mang quả

       Cắt tỉa vụ thu: Được tiến hành sau khi thu hoạch quả. Cắt tỉa tất cả các cành sâu bệnh, cành chết, cành vượt, những cành quá dày, cắt tỉa bớt cành cấp 1 (nếu số cành cấp 1/cây quá dày) sao cho cây có bộ khung tán cân đối. Đối với cành thu, cắt bỏ những cành yếu, mọc quá dày.

       Cắt tỉa vụ xuân: Được tiến hành vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng năm.

       Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành từ tháng 4 đến hết tháng 6.

Chú ý: dụng cụ cắt tỉa cành phải bén và khử trước và sau khi cắt tỉa cành.

Bón phân

Bón phân cho cam tuỳ thuộc vào tuổi cây và sản lượng hàng năm, nền đất cụ thể.

Cây từ 1- 3 năm sau khi trồng (cây chưa có quả – giai đoạn kiến thiết cơ bản).

Mỗi năm bón chủ yếu vào tháng 2, tháng 5 tháng 8 và tháng 11.

Bón : 40g siêu lân hữu cơ  pha trong 16 -20 lít nước phun hoặc tưới đẫm. Định kỳ khoảng 7-10 ngày phun lại.

Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải bón gốc hỗn hợp 5-7kg phân chuồng hoai ủ hoặc 5-7 kg phân hữu cơ Chim yến + 10g humic max us ( chỉ 1-2 lần) + 400-500g NPK (20-20-15)( có thể sử dụng hàm lượng phân NPK khác vẫn được) bón gốc 1 lần/hố.

Khi bón cây phải cách gốc cây khoảng 10cm, sau khi bón phân tưới nước vừa đủ để cây hấp thụ phân. Quan sát thấy cây ra lá, cành lá mập mạp là được tránh tình trạng thừa phân.

Cây lớn từ 4 tuổi trở lên (giai đoạn cây có quả):

Bón : 40g siêu lân hữu cơ  pha trong 16 -20 lít nước phun hoặc tưới đẫm. Định kỳ khoảng 7-10 ngày phun lại.

Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải bón gốc hỗn hợp 5-7kg phân chuồng hoai ủ hoặc 5-7 kg phân hữu cơ Chim yến + 0,5 -1 kg NPK (20-20-15) tuỳ cây lớn hay nhỏ, ( có thể sử dụng hàm lượng phân NPK khác vẫn được) bón gốc 1 lần/hố.

Lưu ý: Khi cây có quả chúng ta bón gốc phân NPK với hàm lượng Kali cao để nuôi quả, nhẵn bóng, ngọt quả. Pha 40-50g phân Lớn trái nhanh trong 16-20 lít nước phun đẫm cho cây nuôi quả.

Năm thứ 10 trở đi cây ổn định về sinh trưởng và năng suất, vì vậy mức bón như năm thứ 9 và tuỳ thuộc vào sự sinh trưởng mà bổ sung tăng hoặc giảm.

Cách bón theo tán cây: cuốc một rãnh rộng từ 30 cm từ mép tán vào trong, sâu 30 cm, phân trộn đều với nhau và rẵc vào rãnh, lấp đất (mỗi lần bón kết hợp với làm cỏ và ủ lại gốc).

 Một số loại sâu bệnh hại chính 

* Sâu hại cam

  • Sâu vẽ bùa:

– Đặc điểm gây hại:

Phá hoại ở thời kỳ vườn ươm và cây nhỏ 3 – 4 năm đầu mới trồng. Trên cây tập trung phá hoại thời kỳ lộc non, nhất là lộc xuân. Trưởng thành đẻ trứng vào búp lá non, sâu non nở ra ăn lớp biều bì lá, tạo thành  đường ngoằn ngèo, có phủ sáp trắng, lá xoăn lại, cuối đường cong vẽ trên mặt lá có sâu non bằng đầu kim. Sâu phá hoại mạnh ở tất cả các tháng trong năm (mạnh nhất từ tháng 2 đến tháng 10).

– Phòng trừ: Phun thuốc diệt sâu 1 – 2 lần cho mỗi đợt lộc non bằng: Decis 2,5EC, Trebon, Polytrin 50EC.

  • Sâu đục thân, đục cành:

– Đặc điểm gây hại:

Con trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên thân, cành chính. Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.

+ Sau thu hoạch (tháng 11 – 12)  quét vôi vào gốc cây để diệt trứng

+ Phun các loại thuốc như Wao Aka phun trực tiếp vào vị trí sâu đục, Ofatox 400 EC 0,1%; Supracide 40ND 0,2% sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.

  • Nhện hại:

– Đặc điểm gây hại:

 Nhện đỏ, Nhện trắng phòng trừ: Để chống nhện (nhện đỏ và nhện trắng) dùng thuốc Comite, Ortus 50EC, Pegasus 250 pha nồng độ 0,1 – 0,2% phun ướt cả mặt dưới lá và phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. Nếu đã bị nhện phá hại phải phun kép 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày bằng những  thuốc trên hoặc phố trộn 2 loại với nhau hoặc với dầu khoáng trừ sâu.

  • Rệp hại:Chủ yếu hại trên các lá non, cành non, lá bị xoắn rộp lên, rệp tiết nước nhờn khiến lá bị muội đen.

– Đặc điểm gây hại:

Rệp cam: Chủ yếu gây hại trên các cành non, lá non. Lá bị xoăn, rộp lên. Rệp tiết ra chất nhờn (gọi là sương mật) hấp dẫn kiến và nấm muội đen.

+ Rệp sáp

– Phòng trừ: Dùng Sherpa 25EC hoặc Trebon pha với nồng độ 0,1 – 0,2%  phun 1 – 2 lần ở thời kì lá non. Khi xuất hiện rệp, muốn trị có hiệu quả cần pha thêm vào thuốc 1 ít xà phòng để có tác dụng phá lớp sáp phủ trên người rệp làm cho thuốc dễ thấm.

* Bệnh hại cam

  • Bệnh loét
  • Bệnh sẹo

– Phòng trừ:

+ Cắt bỏ lá bệnh, thu gom đem tiêu huỷ

+ Phun thuốc: Boocđo 1 – 2% hoặc thuốc Kasuran 0,2%.

– Cách pha thuốc boocđô (pha cho 1bình 10 lít):

+ Dùng 0,1 kg Sunfat đồng + 0,2 kg vôi đã tôi (nồng độ 1/100), nếu nồng độ 2% thì lượng sunfat đồng và vôi tăng gấp đôi

+ Lấy 7 lít nước pha với đồng sunfat, 3 lít còn lại pha với vôi, lọc bỏ cặn bã, sau đó lấy dung dịch đồng loãng đổ vào nước vôi đặc vừa đổ vừa quấy cho tan đều sẽ được dung dịch boocđô.

  • Bệnh chảy gồm:

Đẽo sạch lớp vỏ và phần gỗ bị bệnh, dùng Boocđô 2% phun trên cây và quét trực tiếp vào chỗ bị hại, nếu bệnh đã lan xuống rễ phải đào chặt bỏ những rễ bị bệnh rồi xử lý bằng boocđô.

Có thể dùng các loại thuốc khác như Aliette 80NP, Benlat C nồng độ 0,2 – 0,3% để phun và xử lý vết bệnh.

  • Bệnh vàng lá gân xanh(Greening):

     - Đối với những cây có biểu hiện bệnh thì tiêm thuốc kháng sinh trừ vi khuẩn gây bệnh Greening như sau: Sử dụng kháng sinh Tetracyclin, để tiêm áp lực vào thân (đường kính thân cách mặt đất 20 - 25 cm tối thiểu phải trên 10 cm). Nồng độ sử dụng: 1 - 2g/lít nước. Liều lượng dùng 0,5 lít/lần tiêm. Thực hiện tiêm kháng sinh vào thân cây 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày. Sau 4 - 8 tháng tiêm thuốc tỷ lệ ra chồi phục hồi có thể đạt 90%.

Thu hoạch và bảo quản

Cần thu hoạch kịp thời để không ảnh hưởng tới phẩm chất quả. Khi quả có 1/3 – 1/2 vỏ quả chuyển màu là thu hoạch được.

Khi thu hái nên dùng kéo cắt cuống quả, không làm xây xát vỏ quả, gãy cành. Phân loại trước khi cất giữ hoặc vận chuyển bán ngoài thị trường.

Cần lót xốp hoặc các biện pháp bảo vệ quả cam vận chuyển không bị trầy xước và dập để, tránh ảnh hưởng đến giá thành.

#phanbon #caycam # kythuattrongcaycam #cachchamsoccam #cachbonphancaycam #chamquacam # phanbonlontrainhanh #phanbonsieulanhuuco #thuhoachcam #phongbenhcam #phanbonhumicmaxus #quocgiaxanh

CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP

NHỮNG LƯU Ý BÓN PHÂN KHI CÂY TRỒNG BỊ BỆNH VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY TRỒNG

MỘT SỐ CÂY TRỒNG GIÚP XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ RẤT HIỆU QUẢ

BỆNH ĐỐM PHẤN (SƯƠNG MAI) VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH RỆP APHIDS VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

BỆNH KHẢM LÁ TRÊN CÂY SẮN

BIỂU HIỆN BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC

BỆNH THỐI RỄ ĐEN TRÊN CÂY TRỒNG

BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA

BỆNH HÉO RŨ (HÉO VÀNG) TRÊN CÂY TRỒNG

CÁC BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG

BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG

CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU

ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG

NGUYÊN TẮC CƠ BẢN I.P.M (TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP)

BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN NHƯNG XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ BẠN RẤT HIỆU QUẢ

ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ

NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG

RỆP SÁP GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

ĐIỀU CẦN BIẾT CÁC LOẠI SÂU BỆNH CHÍNH TRÊN CÂY CÀ PHÊ

      CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA

Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.

Tel:   02573 506 678            Hotline: 0843 477 788

Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com        

Website: http://phanbonquocgiaviet.com