BỆNH CHẾT NHANH TRÊN CÂY TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

BỆNH CHẾT NHANH TRÊN CÂY TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

Mùa mưa cây rất dễ bị nấm bệnh xâm nhập gây hại, để cây có thể đạt năng suất kinh tế cao chúng ta nên phòng ngừa trước. Sau đây Quốc Gia Xanh xin được chia sẻ những kinh nghiệm về bệnh chết nhanh trên cây tiêu với bạn đọc, để có thể phòng ngừa và điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Biểu hiện bệnh

 Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa tại những vườn tiêu thoát nước kém. Cây tiêu bị bệnh có triệu chứng héo lá đột ngột nhưng lá vẫn còn xanh. Triệu chứng ban đầu là các chóp rễ bị biến màu nâu nhạt sang nâu đen, mép lá hơi co lại rồi chuyển sang màu vàng trước khi rụng, mạch dẫn dây thân tiêu bị thâm đen. Cây tiêu héo rất nhanh khoảng 1 – 2 tuần. 

Tác hại bệnh gây ra

Các chủng nấm kết hợp với vi khuẩn có hại cùng đồng loạt tấn công nên bộ rễ của cây bị thối rữa rất nhanh trong vòng 5 đến 7 ngày. Có phần rễ đang tươi trắng cũng phân rã ra và có mùi hôi tanh lúc này các bó mạch của cây đều hoàn toàn bị tắc nghẽn.

Chúng ta mổ một đoạn thân cây ta quan sát thấy các bó mạch dẫn của cây bị thâm đen, phần khác ngả sang màu vàng nhạt, hơi đục,lúc này cây hoàn toàn bị suy kiệt về dinh dưỡng và nước nên toàn bộ phần lá, cành, quả héo rũ rất nhanh.

Hiện tượng rụng lá và đốt thường bắt đầu từ ngọn trở xuống. Bệnh tiến triển rất nhanh từ khi phát hiện thấy lá tiêu hơi rũ xuống cho đến khi lá rụng ào ạt có khi chỉ 2-7 ngày và đến khi tiêu chết hoàn toàn có thể trong vòng 1-2 tuần.

Nguyên nhân

 Do nấm Phythophora cũng gây hại trên lá và trên quả làm quả bị hư thối..

Nấm Phytophthora palmivora là nấm thủy sinh nên chúng ưa thích và rất cần sự ẩm ướt để sinh sản, phát triển và gây hại. Bệnh phát triển, lây lan mạnh trong mùa mưa, nhiệt độ không khí thích hợp từ 15 đến 30ºC, đặc biệt vào thời gian mưa nhiều, mưa dầm, ẩm độ cao từ 80-90 %. Khi nấm gây hại và đồng loạt các vi khuẩn khác cùng gây hại cho cây.

Cây bị bệnh có thể lây lan từ cây này qua cây khác bằng nhiều nguyên nhân khác nhau như qua đất, nước, không khí, nước, côn trùng,…

Có thể lây lan qua nguồn nước ngầm dưới mặt đất hoặc các tác nhân cơ học như sự dịch chuyển của động vật (chó, gà…) lây lan qua di chuyển của con người và các vật dụng dùng chung không khử trùng.

Ngoài ra đây cũng là nguyên nhân chính cây lây lan ngầm qua sự tiếp giáp của hai lớp rễ giữa các cây, khi cây trưởng thành thường bộ rễ ăn rất xa, và các rễ cây đang chéo nhau. Do vậy ta cần đào rãnh sâu để cách ly khu vực bệnh, nên đào sâu để cho các mạch rễ đứt và không có sự tiếp giáp với nhau. Khoanh vùng phân khu cách ly, để có hướng điều trị phù hợp cho tùng khu vực bệnh. Mùa mưa nên có mương thoát nước kịp thời không để khu bị bệnh chảy nước xuống khu không bệnh.

Phòng trừ:

Biện pháp canh tác

- Mua giống nơi chất lượng, uy tín, giống không mang mầm bệnh, kháng bệnh cao, đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Chuẩn bị đất trồng bằng vôi và các chế phẩm sinh học, nấm đối kháng Trichoderma diệt các mầm bệnh trong đất.

- Sử dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế bón phân hóa học cho cây tiêu tăng cường bón phân hữu cơ, phân xanh. Bón phân chuồng nên ủ hoai có phối trộn các nấm đối kháng để diệt các mầm bệnh.

- Bón phân và tưới nước phù hợp, cân đối. Khi cây bệnh không nên bón phân, tránh tưới nước vào buổi tối.

- Làm rảnh thoát nước nhanh và không để nước ứ đọng nước xung quanh gốc tiêu, để tránh và ngừa nấm phát triển.

- Khử trùng các dụng cụ trước và sau làm vườn, dụng cụ bén.

- Làm cỏ vườn cách gốc tầm 30cm nhổ tay, tránh trầy xước cây và rễ để tránh nấm và vi khuẩn xâm nhiễm.

- Cắt hết cành nhánh ở gốc tiêu trong khoảng 30cm trên mặt đất tạo thông thoáng để không nuôi ủ các mầm bệnh.

- Khi phát hiện cây bệnh không cứu được nên đào bỏ cây bị bệnh chết đưa ra khỏi vườn tiêu hủy, không trồng lại cây mới ngay và rải vôi để tiêu diệt mầm bệnh.

- Ta chỉ có thể phòng ngừa sự lây lan một cách tối đa và trị cho những cây chớm bị nhiễm bệnh. Để ngăn chặn ổ bệnh, khống chế dịch bệnh lây lan qua những cây khác việc đào rãnh khoanh vùng như trên là công việc cấp thiết, mặt khác các cây đã bị chết là ổ bệnh nên chúng ta cũng phải dùng thuốc để tiêu diệt và có hướng xử lý trồng mới.

- Nên luân canh, xen canh cây trồng, không nên trồng một cây nhiều vụ.

 Biện pháp hóa học

- Khi vườn cây bị nhiễm bệnh việc xử lý bằng hóa chất là ưu tiên hàng đầu. Lúc này sử dụng các biện pháp sinh học thì sẽ không còn hiệu quả.

- Chúng ta nên thay đổi thuốc không nên dùng một loại dẫn đến tình trạng kháng bệnh.

- Khi cây mới chớm có triệu chứng héo lá sử dụng một trong các loại thuốc sau: Aliette, Ridomil, Mancozed, Mexyl,… tưới vào gốc và phun lên cây sử dụng theo chỉ dẫn của các thuốc bệnh. 

- Các loại thuốc được sử dụng gồm các loại đặc trị sau: thuốc landcruiser 800wp, thuốc fortuner 350wp, valygold 5sl,…

Lưu ý: Khi cây đang bệnh không nên dùng phân khi cây đang bệnh. Sau khi cây hết bệnh để phục hồi cây nhanh lấy lại sức sống chúng ta nên dùng phân Siêu lân hữu cơ + Humic max Us để cây có thể kích rễ và ổn định pH, đâm chồi, đẻ nhánh phát triển cây.

#phanbon #caytieu #cayhotieu #benhchetnhanh #phongbenh #bienphapcanhtac #biepphaphoahoc  #dauhieubenhchetnhanh #nguyennhanbenh #bienphaphoahoc #humicmaxus #quocgiaxanh 

CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP

NHỮNG LƯU Ý BÓN PHÂN KHI CÂY TRỒNG BỊ BỆNH VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY TRỒNG
MỘT SỐ CÂY TRỒNG GIÚP XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ RẤT HIỆU QUẢ
BỆNH ĐỐM PHẤN (SƯƠNG MAI) VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
BỆNH RỆP APHIDS VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BỆNH KHẢM LÁ TRÊN CÂY SẮN
BIỂU HIỆN BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC
BỆNH THỐI RỄ ĐEN TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA
BỆNH HÉO RŨ (HÉO VÀNG) TRÊN CÂY TRỒNG
CÁC BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG
CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN I.P.M (TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP)
BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN NHƯNG XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ BẠN RẤT HIỆU QUẢ
ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG
RỆP SÁP GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
ĐIỀU CẦN BIẾT CÁC LOẠI SÂU BỆNH CHÍNH TRÊN CÂY CÀ PHÊ
VE SẦU GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ
BỆNH GỈ SẮT TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH
HIỂU BIẾT VỀ BỆNH NẤM HỒNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH
BỆNH VÀNG LÁ CHẾT CHẬM TRÊN CÂY TIÊU

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA

Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.

Tel:   02573 506 678            Hotline: 0843 477 788

Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com        

Website: http://phanbonquocgiaviet.com