BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY TIÊU
Mùa mưa cây rất dễ bị nấm bệnh xâm nhập gây hại, để cây có thể đạt năng suất kinh tế cao chúng ta nên phòng ngừa trước. Sau đây Quốc Gia Xanh xin được chia sẻ những kinh nghiệm về bệnh thán thư trên cây tiêu với bạn đọc, để có thể phòng ngừa và điều trị bệnh một cách hiệu quả.
Biểu hiện của bệnh thán thư trên hồ tiêu
- Lá xuất hiện những đốm lớn màu vàng, sau đó chuyển thành màu nâu rồi đậm dần thành màu đen, hình dạng của những đốm này không nhất định.
- Khi vết bệnh già, ở rìa vết bệnh sẽ xuất hiện những quầng sáng màu vàng ngăn cách phần mô khỏe mạnh và mô đã nhiễm bệnh. Bệnh thường xuất hiện quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa.
Tác hại của bệnh thán thư trên cây tiêu
- Bệnh có thể lây lan qua gié bông, gié quả làm bông và quả bị khô đen. Hoặc gây hại trên thân nhánh làm tháo đốt, khô cành.
- Bệnh cũng có thể bùng phát kèm theo khi tiêu bị bệnh chết nhanh.
- Bệnh cũng có thể xuất hiện đồng thời khi cây bị các dấu hiệu của bệnh chết nhanh.
Nguyên nhân của bệnh
- Bệnh do chủng nấm có tên khoa học Colletotrichum Gloeosporioides gây ra, bệnh thường biểu hiện trên lá, đôi khi là thân và chùm quả.
- Bào tử nấm có thể phát tán thông qua nước mưa, gió, vết côn trùng chích hút hoặc thông qua các dụng cụ làm vườn như cuốc, xẻng, kìm bấm…
- Khi gặp điều kiện thuận lợi (môi trường ẩm thấp) bào tử nấm sẽ nở và phát triển thành vết bệnh, nếu không chữa trị kịp thời sẽ làm cho bệnh lây lan nhanh chóng.
Phòng trị bệnh thán thư
Biện pháp canh tác
- Mua giống nơi chất lượng, uy tín, giống không mang mầm bệnh, kháng bệnh cao, đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Chuẩn bị đất trồng bằng vôi và các chế phẩm sinh học, nấm đối kháng Trichoderma diệt các mầm bệnh trong đất.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế bón phân hóa học cho cây tiêu tăng cường bón phân hữu cơ, phân xanh. Bón phân chuồng nên ủ hoai có phối trộn các nấm đối kháng để diệt các mầm bệnh.
- Bón phân và tưới nước phù hợp, cân đối. Khi cây bệnh không nên bón phân, tránh tưới nước vào buổi tối.
- Làm rảnh thoát nước nhanh và không để nước ứ đọng nước xung quanh gốc tiêu, để tránh và ngừa nấm phát triển.
- Khử trùng các dụng cụ trước và sau làm vườn, dụng cụ bén.
- Làm cỏ vườn cách gốc tầm 30cm nhổ tay, tránh trầy xước cây và rễ để tránh nấm và vi khuẩn xâm nhiễm.
- Cắt hết cành nhánh ở gốc tiêu trong khoảng 30cm trên mặt đất tạo thông thoáng để không nuôi ủ các mầm bệnh.
- Khi phát hiện cây bệnh không cứu được nên đào bỏ cây bị bệnh chết đưa ra khỏi vườn tiêu hủy, không trồng lại cây mới ngay và rải vôi để tiêu diệt mầm bệnh.
- Ta chỉ có thể phòng ngừa sự lây lan một cách tối đa và trị cho những cây chớm bị nhiễm bệnh. Để ngăn chặn ổ bệnh, khống chế dịch bệnh lây lan qua những cây khác việc đào rãnh khoanh vùng như trên là công việc cấp thiết, mặt khác các cây đã bị chết là ổ bệnh nên chúng ta cũng phải dùng thuốc để tiêu diệt và có hướng xử lý trồng mới.
- Nên luân canh, xen canh cây trồng, không nên trồng một cây nhiều vụ.
Biện pháp hoá học
Ngoài các biện pháp phòng trừ như vừa nêu, nếu thấy bệnh xuất hiện, bà con nên tiến hành xử lý bằng các loại thuốc chứa hoạt. chất Mancozeb, Metalaxyl, Diniconazole… chuyên dùng để đặc trị nấm, xử lý bệnh. Nên phun 2-4 lần cho đến khi sạch bệnh, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày. Theo chỉ dẫn trên nhãn bao bì.
Trong suốt quá trình xử lý thuốc, vẫn đồng thời tiến hành các biện pháp loại bỏ thủ công bằng tay. Mang các bộ phân nhiễm bệnh đi tiêu hủy.
Sau khi xử lý thuốc thành công, tiến hành bổ sung chế phẩm sinh học Trichoderma để giúp cây nhanh phục hồi, tiêu diệt các mầm nấm bệnh còn sót lại.
Lưu ý: Khi cây đang bệnh không nên dùng phân khi cây đang bệnh. Sau khi cây hết bệnh để phục hồi cây nhanh lấy lại sức sống chúng ta nên dùng phân Siêu lân hữu cơ + Humic max Us để cây có thể kích rễ và ổn định pH, đâm chồi, đẻ nhánh phát triển cây.
#phanbon #phanbonla #phan #quocgiaxanh #caytieu #cayhotieu #benhchetnhanh #phongbenh #bienphapcanhtac #biepphaphoahoc #dauhieubenhchetnhanh #nguyennhanbenh #bienphaphoahoc #humicmaxus #quocgiaxanh
- Siêu lân Hữu cơ 500g
- Lớn trái nhanh 1 kg
- To củ khoai mì, khoai lang 1kg
- Humic max us 200g
- Lớn trái dưa hấu 500g
CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP
MỘT SỐ CÂY TRỒNG GIÚP XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ RẤT HIỆU QUẢ
BỆNH ĐỐM PHẤN (SƯƠNG MAI) VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
BỆNH RỆP APHIDS VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BIỂU HIỆN BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC
BỆNH THỐI RỄ ĐEN TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA
BỆNH HÉO RŨ (HÉO VÀNG) TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG
CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN I.P.M (TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP)
BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN NHƯNG XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ BẠN RẤT HIỆU QUẢ
ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG
RỆP SÁP GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
ĐIỀU CẦN BIẾT CÁC LOẠI SÂU BỆNH CHÍNH TRÊN CÂY CÀ PHÊ
VE SẦU GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ
BỆNH GỈ SẮT TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH
HIỂU BIẾT VỀ BỆNH NẤM HỒNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH
BỆNH VÀNG LÁ CHẾT CHẬM TRÊN CÂY TIÊU
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA
Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.
Tel: 02573 506 678 Hotline: 0843 477 788
Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com
Website: http://phanbonquocgiaviet.com