BỆNH TIÊU ĐIÊN TRÊN CÂY HỒ TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH TIÊU ĐIÊN TRÊN CÂY HỒ TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Để có một vụ mùa bộ thu, đạt năng suất cao, thì bà con cần phải đối mặt với rất nhiều vấn đề kỹ thuật và chăm sóc, đây cũng là khâu quan trọng nhất. Ở các tỉnh miền đất đỏ Việt Nam thì cây tiêu là nguồn kinh tế chính của bà con, bên cạnh đó cây tiêu cũng có nhiều bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây tiêu. Sau đây Quốc Gia Xanh xin được chia sẻ những kinh nghiệm về bệnh tiêu điên trên cây hồ tiêu, để có thể phòng ngừa và điều trị bệnh một cách hiệu quả.

 Nguyên Nhân:

  • Cây thiếu nước.
  • Bị nhiễm vi khuẩn (virus)
  • Các loại côn trùng chích hút nhựa cây.
  • Đất canh tác không thông thoáng dẫn đến tình trạng thiếu oxy.
  • Sử dụng thuốc hóa học không hợp lý.
  • Cây thiếu dinh dưỡng hoặc mất cân bằng dinh dưỡng.
  • Độ pH trong đất thấp.
  • Nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng trên đây là các nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh tiêu điên.

Biểu hiện và tác hại của bệnh:

  • Những cây tiêu bị cằn thường nằm rải rác trong vườn, hiếm khi thấy cả vườn tiêu bị bệnh.
  • Cây tiêu bệnh thấp hơn rõ rệt so với những cây tiêu khỏe xung quanh, lá cũng nhỏ hơn, bị biến màu xanh vàng loang lổ ở cả hai mặt, lá cứng, giòn, hơi nhăn nheo gợn sóng.
  • Cây bệnh có đốt thân ngắn lại, căn cỗi, ra ít bông, tỷ lệ đậu trái thấp, sản lượng hạt tiêu giảm rõ rệt.
  • Bộ rễ kém phát triển, chỉ có vài sợi rễ ngắn trơ trụi, không thể đảm bảo cho cây sinh trưởng bình thường.
  • Đốt thân ngắn lại, lá nhỏ, vàng và xoắn lại, dây tiêu không vươn dài, ra hoa ít hơn, quả non bị lép, rất dễ rụng…
  • Đối với cây bị hiện tượng xoăn lá thường thì bộ rễ rất ít hoặc không có rễ. Cần đề cập đến vấn đề rệp sáp, tuyến trùng, nguyên nhân này cũng là một nguyên nhân cộng hưởng. Chúng hút chất dinh dưỡng của cây làm cây chậm phát triển, còi cọc, bị nặng có thể làm cho cây vàng lá, tháo đốt và chết.

Cách phòng trừ bệnh tiêu điên:

  Biện pháp canh tác

  • Khâu chọn giống, chuẩn bị đất trồng và khử trùng dùng cụ là yếu tố đầu tiên phải phòng trừ và đảm bảo an toàn.
  • Giống mua nơi uy tín chất lượng không mang mầm bệnh, giống kháng bệnh, đạt năng suất cao.
  • Bón phân và tưới nước phù hợp cân đối. Mùa mưa nên khai thoát nước không ứ đọng tránh nấm và nhiều mầm bệnh phát triển.
  • Cũng như các biện pháp phòng trừ chung tiêu thì mùa mưa cần đảm bảo thoát nước kịp không đọng nước vườn tránh các bệnh nấm.
  • Tỉa cành nhánh quanh gốc tiêu cách mặt đất 30cm tạo độ thông thoáng cho cây.
  • Thường xuyên kiểm tra vườn khi xuất hiện bệnh phải diệt trừ ngay.
  • Độ PH đạt từ 5,5 – 6,5.
  • Cải tạo lại đất thông thoáng tơi xốp, vườn tiêu phải thoát được nước vào mùa mưa, tăng độ phì nhiêu nhằm tạo điều kiện trao đổi oxy với mặt đất.
  • Lượng dinh dưỡng cần thiết, nên dùng phân bón cho tiêu qua lá, sử dụng phân bón lá cây có thể hấp thụ trực tiếp được chất dinh dưỡng, rất tốt cho cây hồ tiêu).
  • Bón phân hợp lý cân đối theo nguyên tắc 4 đúng để hạn chế dư hoặc thiếu thừa chất dinh dưỡng cho cây.
  • Luân phiên thay đổi thuốc hoá học, không sử dụng một loại thuốc trong thời gian dài. Cần phun thuốc đồng bộ trên một diện tích canh tác tránh sự lây lan, phát tán sâu bệnh cả vùng.
  • Khi phát hiện cây mới bị bệnh nên nhổ bỏ đem ra khỏi vườn tiêu huỷ để khỏi lây cho cây khác vì bệnh này khó chữa mà lại tốn kém. Hố đất cây bị bệnh nên dùng vôi để diệt trừ các mầm bệnh, không nên trồng lại ngay mà xử lý đất thêm các loại diệt nấm, nên trồng các cây khác cho mùa sau.

Biện pháp hoá học

      Dùng thuốc hoá học điều trị bệnh tiêu điên trên cây hồ tiêu BS 05 trị khảm lá, xoăn lá, kết hợp phun các thuốc trị côn trùng, tuyến trùng,..

   Tốt nhất chúng ta nên phòng bệnh trước bởi vì bệnh này nhiều nguyên nhân gây nên, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị.

Phòng trừ tuyến trùng rệp sát hại rễ bằng cách đổ vào gốc các loại thuốc có hoạt chất Abamectin hay Carbosulfan,... Nếu có dấu hiệu bị nấm dùng các thuốc có chứa Mancozeb, Metalaxyl hay thuốc gốc đồng. Sau thời gian cách ly tùy theo loại thuốc tiến hành bổ sung nấm đối kháng Trichoderma để ngừa các loại nấm có hại.

Lưu ý: Khi cây đang bệnh không nên dùng phân khi cây đang bệnh. Sau khi cây hết bệnh để phục hồi cây nhanh lấy lại sức sống chúng ta nên dùng phân Siêu lân hữu cơ + Humic max Us để cây có thể kích rễ và ổn định pH, đâm chồi, đẻ nhánh phát triển cây.

#phanbon #caytieu #cayhotieu #benhtieudien #phongbenh #bienphapcanhtac #biepphaphoahoc  #dauhieubenhtieudien #nguyennhanbenh #sieulanhuuco #humicmaxus #quocgiaxanh 

CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP

NHỮNG LƯU Ý BÓN PHÂN KHI CÂY TRỒNG BỊ BỆNH VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY TRỒNG

MỘT SỐ CÂY TRỒNG GIÚP XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ RẤT HIỆU QUẢ

BỆNH ĐỐM PHẤN (SƯƠNG MAI) VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH RỆP APHIDS VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

BỆNH KHẢM LÁ TRÊN CÂY SẮN

BIỂU HIỆN BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC

BỆNH THỐI RỄ ĐEN TRÊN CÂY TRỒNG

BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA

BỆNH HÉO RŨ (HÉO VÀNG) TRÊN CÂY TRỒNG

CÁC BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG

BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG

CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU

ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG

NGUYÊN TẮC CƠ BẢN I.P.M (TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP)

BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN NHƯNG XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ BẠN RẤT HIỆU QUẢ

ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ

NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG

RỆP SÁP GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

ĐIỀU CẦN BIẾT CÁC LOẠI SÂU BỆNH CHÍNH TRÊN CÂY CÀ PHÊ

VE SẦU GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ

BỆNH GỈ SẮT TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH
HIỂU BIẾT VỀ BỆNH NẤM HỒNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH
BỆNH VÀNG LÁ CHẾT CHẬM TRÊN CÂY TIÊU
BỆNH VÀNG LÁ CHẾT CHẬM TRÊN CÂY TIÊU

 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA

Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.

Tel:   02573 506 678            Hotline: 0843 477 788

Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com        

Website: http://phanbonquocgiaviet.com