BỆNH XOĂN LÁ, XOẮN NGỌN TRÊN CHANH DÂY

BỆNH XOĂN LÁ, XOẮN NGỌN TRÊN CHANH DÂY

Bệnh xoăn lá, xoắn ngọn trên chanh dây là bệnh hại phổ biến. Bệnh làm lá cây bị quăn queo, biến dạng. Bài viết này chúng ta hãy cùng Quốc Gia Xanh nhau tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp khắc phục bệnh xoăn lá xoắn ngọn trên chanh dây.

  1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh xoăn lá trên cây chanh dây do Papaya leaf curl virus gây ra. Ngoài ra, nguyên nhân gây ra bệnh xoăn lá trên cây chanh dây còn do rầy phấn trắng – trung gian truyền bệnh nhanh nhất và nguy hiểm nhất đối với cây chanh dây.

  1. Biểu hiện bệnh xoăn lá xoắn ngọn trên chanh dây

Biểu hiện cây chanh dây bị bệnh xoăn lá: Lá cây chanh dây bị quăng queo, biến dạng trở nên màu xanh đậm, dày và giòn hơn. Khiến cây quang hợp yếu, sinh trưởng kém.

Lóng thân bị ngắn lại, lá bị giảm kích thước nghiêm trọng, thể hiện triệu chứng gân trong. Rìa lá bị uốn cong xuống, hướng lá xoay vào bên trong thân cây.

  1. Biện pháp phòng trừ

Biện pháp canh tác

- Mua giống nơi chất lượng, uy tín, giống không mang mầm bệnh, kháng bệnh cao, đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Chuẩn bị đất trồng bằng rải vôi và các chế phẩm sinh học, nấm đối kháng Trichoderma diệt các mầm bệnh trong đất (Chú ý: không rãi vôi cùng các loại khác, nên bón vôi diệt mầm bệnh trước sau 10-15 ngày dùng các chế phẩm hay nấm đối kháng khác,…).

- Sử dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế bón phân hóa học cho cây tiêu tăng cường bón phân hữu cơ, phân xanh. Bón phân chuồng nên ủ hoai có phối trộn các nấm đối kháng để diệt các mầm bệnh.

- Bón phân và tưới nước phù hợp, cân đối. Khi cây bệnh không nên bón phân, tránh tưới nước vào buổi tối.

- Thăm khám vườn thường xuyên, nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

- Làm rảnh thoát nước nhanh và không để nước ứ đọng nước xung quanh gốc, để tránh và ngừa nấm phát triển.

- Khử trùng các dụng cụ trước và sau làm vườn, dụng cụ bén.

- Làm cỏ vườn cách gốc tầm 30cm nhổ tay, tránh trầy xước cây và rễ để tránh nấm và vi khuẩn xâm nhiễm.

- Cắt hết cành nhánh ở gốc trong khoảng 30cm trên mặt đất tạo thông thoáng để không nuôi ủ các mầm bệnh.

- Khi phát hiện cây bệnh không cứu được nên đào bỏ cây bị bệnh chết đưa ra khỏi vườn tiêu hủy, không trồng lại cây mới ngay và rải vôi để tiêu diệt mầm bệnh.

- Ta chỉ có thể phòng ngừa sự lây lan một cách tối đa và trị cho những cây chớm bị nhiễm bệnh. Để ngăn chặn ổ bệnh, khống chế dịch bệnh lây lan qua những cây khác việc đào rãnh khoanh vùng như trên là công việc cấp thiết, mặt khác các cây đã bị chết là ổ bệnh nên chúng ta cũng phải dùng thuốc để tiêu diệt và có hướng xử lý trồng mới.

- Nên luân canh, xen canh cây trồng, không nên trồng một cây nhiều vụ.

- Không nên trồng xen với cây trồng là ký chủ ưa thích của rầy trắng như thuốc lá, cà chua hoặc cây họ bầu bí khác.

- Bảo vệ thiên địch để ngăn chặn rầy phấn trắng xâm hại, một số loại thiên địch chủ yếu như ong, kiến vàng,…

Biện pháp hoá học

Để xử lý bệnh xoăn lá, xoắn ngọn cây chanh dây trước tiên bà con cắt tỉa những cành bệnh, nhổ bỏ những cây bị bệnh nặng đem đi tiêu hủy. Sau đó phun kết hợp Mig 29, Roy với Amino acid. Mig 29 giúp kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của virus gây bệnh, tăng khả năng đề kháng cho cây trồng. Amino acid giúp cây đi đọt mới, mập ngọn, xanh lá, dày lá, tăng khả năng quang hợp, phục hồi cây nhanh chóng.

Phục hồi cây trồng

Sau khi cây hồi sinh chúng ta nên dùng phân Siêu lân hữu cơ, humic max us để cây có thể phát triển trở lại giúp cây xanh lá, đâm chồi, đẻ nhánh, giúp cây ra hoa.

Phân bón thúc:  1-2 kg humic max us + 1-2 kg siêu lân hữu cơ  pha trong 300-700 lít nước phun hoặc tưới đẫm 1 ha. Định kỳ khoảng 10-15 ngày phun lại dùng 2-3 lần.

Chú ý: Nên phun thuốc vào sáng sớm, chiều mát, tránh những lúc trời mưa và nắng gắt để đạt hiệu quả cao.

#phanbon #chanhday #xoanlachanhday #xoanngonchanhday #thuocbaovethucvat #sieulanhuuco #humicmaxus #quocgiaxanh 

CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP

NHỮNG LƯU Ý BÓN PHÂN KHI CÂY TRỒNG BỊ BỆNH VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY TRỒNG

MỘT SỐ CÂY TRỒNG GIÚP XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ RẤT HIỆU QUẢ

BỆNH ĐỐM PHẤN (SƯƠNG MAI) VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH RỆP APHIDS VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

BỆNH KHẢM LÁ TRÊN CÂY SẮN

BIỂU HIỆN BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC

BỆNH THỐI RỄ ĐEN TRÊN CÂY TRỒNG

BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA

BỆNH HÉO RŨ (HÉO VÀNG) TRÊN CÂY TRỒNG

CÁC BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG

BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG

CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU

ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG

NGUYÊN TẮC CƠ BẢN I.P.M (TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP)

BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN NHƯNG XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ BẠN RẤT HIỆU QUẢ

ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ

NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG

RỆP SÁP GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

ĐIỀU CẦN BIẾT CÁC LOẠI SÂU BỆNH CHÍNH TRÊN CÂY CÀ PHÊ

VE SẦU GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ

BỆNH GỈ SẮT TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH

HIỂU BIẾT VỀ BỆNH NẤM HỒNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH

BỆNH VÀNG LÁ CHẾT CHẬM TRÊN CÂY TIÊU

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA

Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.

Tel:   02573 506 678            Hotline: 0843 477 788

Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com        

Website: http://phanbonquocgiaviet.com