KỸ THUẬT ĐỐN TỈA CÂY CHÈ

KỸ THUẬT ĐỐN TỈA CÂY CHÈ

Để có một vụ mùa bội thu đạt năng suất cao cây chè, thì khâu chăm sóc cây không thể bỏ qua bước cắt tỉa tạo cành cho cây chè. Cắt tỉa cành quyết định cho năng suất cho các vụ kế tiếp. Sau đây Quốc Gia Xanh xin điểm qua vài lưu ý cắt, tỉa cành trên cây chè gửi đến các bạn đọc

Theo từng giai đoạn phát triển của cây mà các bạn tiến hành đốn tỉa như sau:

 Đốn tạo hình cây chè

Thời điểm: Khi số cây cao từ 65 – 70cm chiếm 70% trong tổng số cây chè, đường kính gốc từ 1cm trở lên.

Khi chè 2 tuổi, tiến hành đốn lần 1. Đốn thân chính cách mặt đất 15cm, đốn cành cách mặt đất 30 – 35cm tạo tán bằng. Dụng cụ kéo bén tránh tổn thương cây, ngọt vết cắt.

Khi chè 3 tuổi, tiến hành đốn lần 2. Đốn cành chính cắt mặt đất 30 – 35cm, đốn cành tán cách mặt đất 40 – 45cm tạo tán bằng, để tạo cành bên phát triển, hạn chế cành tăm ở giữa tạo bộ khung tán năm thứ 4 tốt hơn, khoẻ hơn.

Khi chè 4 tuổi, tiến hành đốn lần 3. Đốn cành chính cắt mặt đất 45cm, đốn cành tán cách mặt đất 40 – 45cm tạo tán bằng, bón phân canh tác thuận lợi hơn.

Kỹ thuật đốn chè thời kỳ kinh doanh

Tuỳ theo độ đốn mà bà con có thể áp dụng các kỹ thuật khác nhau: đốn phớt, đốn lửng, đốn đau, đốn trẻ lại.

  1. Đốn phớt: áp dụng các bộ tán còn khoẻ, ít cành tăm

Vào hai năm đầu chúng ta đốn trên vết cũ 3- 5cm.

Đến khi vết đốn dưới cùng cách mặt đất 60cm thì những năm sau, mỗi năm chỉ đốn cao thêm 1cm so với vết đốn cũ.

Lưu ý: Không được cắt tỉa cành lá, để đảm bảo độ che phủ cho đồi chè.

Đối với khu vực chè sinh trưởng yếu, độ bao phủ của tán lá không cao, bà con có thể áp dụng chu kỳ đốn cách năm: Một năm đốn phớt như trên, một năm đốn sửa bằng tán chỉ cắt phần cành xanh.

Loại trừ những cành nhỏ, cành tăm hương trên tán để các búp mới nảy sinh và phát triển của các búp mới.

Ở vùng nhiệt đới có thể đốn mặt lòng chảo là phù hợp, tạo điều kiện cho búp ở giữa tán phát triển và sau này tán che rộng và bằng phẳng. Tuỳ điều kiện khí hậu các nước đốn theo kiểu mâm xôi tạo diện tích lá rộng hơn, nhiều búp hơn.

Tuỳ theo điều kiện địa hình có thể đốn theo mặt phẳng hoặc mặt nghiêng theo sườn dốc nếu độ dốc lớn.

  1. Đốn lửng

Sau nhiều năm đốn phớt, vết đốn cao quá 90 cm so với mặt đất, chè bắt đầu có nhiều cành hướng, các khối như u bướu, sẽ làm cho búp nhỏ và giảm năng suất, nên chúng ta cần đốn lửng.

 Chúng ta đốn lửng cách mặt đất khoảng 60- 65cm, đốn thấp chiều cao trung bình từ 65-70 cm giúp cho việc đi lại chăm sóc, thu hoạch dễ dàng hơn.

  1. Đốn đau

   Sau nhiều năm đốn phớt, đốn lửng, cây chè có biểu hiện suy yếu, cành nhỏ tăm hương nhiều, búp ít và bé, búp mù xoè nhiều, lúc này chúng ta đốn đau. Để kích thích các mầm ngủ ở dưới phát triển thành cành chè mới, cho búp mới, tạo tán chè mới sung sức hơn. Đốn để lại phần thân và cành ở độ cao 40-45 cm.

 Sau khi đốn đau năng suất chè 1-2 năm đầu đốn bị giảm đi nhưng sau đó phục hồi rất nhanh. Cần chăm sóc bón phân, tưới nước đầy đủ phù hợp cho nương chè vừa mới đốn để phục hồi chè.

  1. Đốn trẻ lại

     Đốn trẻ lại áp dụng cho nhưng nương chè có biểu hiện suy kiệt, tàn lụi ít búp nhỏ ra hoa quả nhiều, chè cằn cỗi đã được đốn đau nhiều lần giảm nghiêm trọng, đốn trẻ lại cách mặt đất 10 – 15 cm. Nhầm mục đích kích thích các mầm bất định ở sát gốc hoạt động tạo ra cành chè mới, hình thành bộ khung tán mới, khoẻ hơn sung sức hơn. Đốn để lại thân cách mặt đất 12-15cm.

Sau khi đốn trẻ lại thì cây có thể mất năng suất 3-4 năm, nhưng phục hồi và phát triển nhanh. Cần chú ý chăm sóc, bón phân cân đối hợp lý.

Chú ý: Dùng dụng cụ bén, khử trùng trước khi cắt, vết cắt phải nhẵn, không bị trầy xước. Trước khi đốn và sau khi đốn cần phải cung cấp dinh dưỡng cho cây, đặc biệt bón đầy đủ phân chuồng đã ủ hoai trước đốn đau.

Thời vụ đốn tỉa:

Thời vụ đốn chính từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1.

Căn cứ điều điện địa hình khí hậu đốn chè.

Nơi thường bị sương muối đốn muộn hơn, đốn sau đợt sương muối nặng.

Cây chè tạm ngừng sinh trưởng và phục hồi vào mùa xuân.

Lưu ý: Khi cây đang trong thời kỳ kiến thiết hoặc phục hồi cây sau khi thu hoạch chúng ta dùng phân hữu cơ Chim yến, Siêu lân hữu cơ + Humic max Us để cây có thể kích rễ và ổn định pH, đâm chồi, đẻ nhánh phát triển cây, giúp cây ra hoa đồng đều, đậu trái, phục hồi cây sau thu hoạch. 

#phanbon #phanbonla #phan #cayche #che #cattiacanh #catcanhche #tiache  #thoivucattia #donphot #donlung #dondau #dontrelai #huucochimyen #sieulanhuuco #humicmaxus #lontrainhanh #quocgiaxanh 

CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP

NHỮNG LƯU Ý BÓN PHÂN KHI CÂY TRỒNG BỊ BỆNH VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY TRỒNG

MỘT SỐ CÂY TRỒNG GIÚP XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ RẤT HIỆU QUẢ

BỆNH ĐỐM PHẤN (SƯƠNG MAI) VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH RỆP APHIDS VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

BỆNH KHẢM LÁ TRÊN CÂY SẮN

BIỂU HIỆN BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC

BỆNH THỐI RỄ ĐEN TRÊN CÂY TRỒNG

BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA

BỆNH HÉO RŨ (HÉO VÀNG) TRÊN CÂY TRỒNG

CÁC BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG

BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG

CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU

ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG

NGUYÊN TẮC CƠ BẢN I.P.M (TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP)

BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN NHƯNG XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ BẠN RẤT HIỆU QUẢ

ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ

NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG

RỆP SÁP GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

ĐIỀU CẦN BIẾT CÁC LOẠI SÂU BỆNH CHÍNH TRÊN CÂY CÀ PHÊ

VE SẦU GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ

BỆNH GỈ SẮT TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH

HIỂU BIẾT VỀ BỆNH NẤM HỒNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH

BỆNH VÀNG LÁ CHẾT CHẬM TRÊN CÂY TIÊU

BỆNH CHẾT NHANH TRÊN CÂY TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

BỆNH TIÊU ĐIÊN TRÊN CÂY HỒ TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH XOĂN LÁ, XOẮN NGỌN TRÊN CHANH DÂY

BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY TIÊU

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA

Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.

Tel:   02573 506 678            Hotline: 0843 477 788

Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com        

Website: http://phanbonquocgiaviet.com