KỸ THUẬT CẮT TỈA, TẠO HÌNH CHO CÂY NHÃN, VẢI

KỸ THUẬT CẮT TỈA, TẠO HÌNH CHO CÂY NHÃN, VẢI

Nhãn, vải thuộc dạng hình cây ăn trái lâu năm nên việc đốn tỉa tạo hình cho cây có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đảm bảo cho năng suất cho các vụ mùa sau.

Đảm bảo cho cây thoáng đãng, mọi phía của cây đều nhận được ánh sáng một cách đầy đủ, khống chế được chiều cao cây ở mức thấp để hạn chế ảnh hưởng của gió bão và tiện cho thu hoạch, chăm sóc cây,  phòng trừ sâu bệnh.

Thời gian tiến hành cắt tỉa cành vải, nhãn

+ Cuối tháng 8 đến nữa tháng đầu tháng 9 tiến hành loại bỏ cành sâu bệnh (đem đi tiêu huỷ), cành vô hiệu, cành tăm, cành nhỏ, cành chết,... gom rác, cành đem đốt. Sau đó tiến hành quét vôi ở gốc, thân cành chính sẽ hạn chế sự xâm nhiễm sâu, bệnh cũng như các loài kiến hại.

+ Từ giữa tháng 9 trên các cây khỏe dưới 10 năm tuổi và chủ yếu trên lộc thu, chỉ để lại trên cây mỗi cành 1 đến 2 lộc thu to, mập, còn lại cần tiến hành tỉa bỏ hết, mục đích để tập trung dinh dưỡng nuôi lộc.

Kỹ thuật cắt tỉa tạo hình cây nhãn, vải

Thời kỳ kiến thiết cơ bản

- Cây trồng năm 1: khi phát lộc đâm chồi cần lưu ý chọn các cành lộc hướng sáng để cành đều về các phía, tỉa bỏ các cành lộc mộc hướng không chen nhau hay có mọc chen lấn nhau hoặc cành nhỏ.

- Cây năm 2: cần chăm sóc, bón phân cân đối hợp lý để cây phát triển đủ cả 3 đợt lộc trong năm, khi cành cơ bản có độ dài 35-40 cm, cần bấm ngọn cành để cây ra cành cấp 2. Mỗi cành cấp 2 lại để cành cấp 3 khi độ dài cành đạt 60-70cm.

- Tỉa các cành luồn, cành mọc xiên trong tán cây kết hợp loại bỏ các cành bị sâu bệnh phá hoại, tạo độ thông thoáng cho cây.

Thời kỳ kinh doanh và Sau thu hoạch

Năm thứ 3: cây bắt đầu cho số quả bói, tập trung chăm sóc cây để khai thác năng suất quả và chú ý phun trừ các đối tượng sâu bệnh phát sinh.

Nên kích thích cho cây ra nhiều lộc sau khi thu hoạch quả rất quan trọng, giúp cây phục hồi khả năng ra hoa nuôi quả ở vụ tiếp sau.

Trong thời kỳ khai thác năng suất quả chỉ cần kích thích cho cây ra 3 đợt lộc: đợt sau thu hoạch quả, đợt lộc hè, đợt lộc thu và phải khống chế không cho ra lộc đông. Diệt lộc đông trên cây vải, nhãn thời điểm này là một trong những công đoạn quan trọng đánh giá được năng suất, hiệu quả cây vải, nhãn về sau. Nếu để lộc đông mọc tràn lên sẽ ảnh hưởng đến quá trình phân hóa mầm hoa. Mật độ lộc dày đặc, cây vải sẽ không phát nụ ôm hoa nên có khả năng mất mùa thu hoạch, gây ảnh hưởng chất lượng quả, cũng như năng suất.

Bón phân ngay sau khi tỉa cành sẽ giúp lộc phát triển tốt nhưng nếu bón muộn khi lộc đã nhú hay phát triển sẽ không có hiệu quả do rễ hoạt động kém.

Tỉa cành, tạo tán cây hình nấm. tỉa cành làm trẻ hóa và phục hồi khả năng cho quả của cây.

Tỉa cành sửa tán tốt nhất nên tiến hành vào mùa khô, thời kỳ này cây tích lũy nhiều chất dự trữ nên cây sẽ ra lộc mạnh, chú ý tỉa cành không để xước cành và nên cắt xéo một góc 45 độ và sát vào thân, cành của cây để tránh đọng nước, dễ bị nấm bệnh xâm hại./.

Chú ý: Dụng cụ cắt tỉa phải bén, vệ sinh khử trùng trước và sau khi cắt tỉa. Nên cắt sát, không chừa cành quá dài. Ngoài việc cắt cành, phải thường xuyên kiểm tra và vặt bỏ các chồi, tạo độ thông thoáng cho cây cách gốc để ngừa các bệnh nấm vào mùa mưa và chúng ta phun phòng nấm trước mùa mưa. Thời điểm cắt cành vào mùa khô là tốt nhất, cắt các cành nhỏ và lá nên để lại trong vườn nhằm giữ ẩm và trả lại dinh dưỡng cho đất. Những cành sâu bệnh cắt mang ra khỏi vườn và tiêu huỷ ngay tránh gây lây lan.

Lưu ý: Khi cây đang trong thời kỳ kiến thiết hoặc phục hồi cây sau khi thu hoạch chúng ta dùng phân hữu cơ Chim yến, Siêu lân hữu cơ + Humic max Us để cây có thể kích rễ và ổn định pH, đâm chồi, đẻ nhánh phát triển cây, giúp cây ra hoa đồng đều, đậu trái, phục hồi cây sau thu hoạch. Thời kỳ ra hoa đậu trái chúng ta dùng Lớn trái nhanh giúp trái lớn đồng đều, nhanh, nhẵn bóng, ngừa rụng trái, đặc ruột, chín đều đẹp.

#phanbon #phanbonla #phan #cayvai #caynhan #cattiacanh #catcanh #catcanhvai #tiacanhnhan  #thoikykienthiet #kinhdoanh #sauthuhoach #cattiasauthuhoach #quocgiaxanh 

CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP

NHỮNG LƯU Ý BÓN PHÂN KHI CÂY TRỒNG BỊ BỆNH VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY TRỒNG

MỘT SỐ CÂY TRỒNG GIÚP XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ RẤT HIỆU QUẢ

BỆNH ĐỐM PHẤN (SƯƠNG MAI) VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH RỆP APHIDS VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

BỆNH KHẢM LÁ TRÊN CÂY SẮN

BIỂU HIỆN BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC

BỆNH THỐI RỄ ĐEN TRÊN CÂY TRỒNG

BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA

BỆNH HÉO RŨ (HÉO VÀNG) TRÊN CÂY TRỒNG

CÁC BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG

BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG

CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU

ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG

NGUYÊN TẮC CƠ BẢN I.P.M (TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP)

BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN NHƯNG XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ BẠN RẤT HIỆU QUẢ

ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ

NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG

RỆP SÁP GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

ĐIỀU CẦN BIẾT CÁC LOẠI SÂU BỆNH CHÍNH TRÊN CÂY CÀ PHÊ

VE SẦU GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ

BỆNH GỈ SẮT TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH

HIỂU BIẾT VỀ BỆNH NẤM HỒNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH

BỆNH VÀNG LÁ CHẾT CHẬM TRÊN CÂY TIÊU

BỆNH CHẾT NHANH TRÊN CÂY TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

BỆNH TIÊU ĐIÊN TRÊN CÂY HỒ TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH XOĂN LÁ, XOẮN NGỌN TRÊN CHANH DÂY

BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY TIÊU

CẮT TỈA CÀNH, TẠO TÁN CHO CÂY CÀ PHÊ

CÁCH CỐ ĐỊNH, TỈA CÀNH, TẠO TÁN CHO DÂY HỒ TIÊU

KỸ THUẬT ĐỐN TỈA CÂY CHÈ

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA

Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.

Tel:   02573 506 678            Hotline: 0843 477 788

Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com        

Website: http://phanbonquocgiaviet.com